TÌM HIỂU SÂU VỀ SUY NHƯỢC CƠ THỂ – THUỐC BỔ CHO NGƯỜI SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Với nhịp sống ngày càng hối hả của xã hội hiện đại, những thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học cùng với tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến nhiều người gặp phải chứng suy nhược cơ thể”. Vậy thì người mắc chứng suy nhược cơ thể nên ăn uống như thế nào? Có nên sử dụng các loại thuốc bổ để cải thiện tình trạng bệnh để có thể học tập làm việc hiệu quả hơn. Giải đáp cụ thể xin theo dõi bài viết sau.

1. Suy nhược cơ thể là gì ?

  • Hội chứng suy nhược cơ thể (tên tiếng anh là Chronic fatigue syndrome) là tình trạng rối loạn phức tạp đặc trưng bởi bởi tình trạng mệt mỏi mãn tính kéo dài hơn 6 tháng mà không thể giải thích bởi bất kì tình trạng bệnh lí y khoa nền có sẵn nào và kèm theo những khó khăn về nhận thức.
  • Mệt mỏi có thể trở nên tồi tệ với các hoạt động thể chất hay hoạt động tâm thần. Nhưng nó không cải thiện khi bạn nghỉ ngơi.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải suy nhược cơ thể. Nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người căng thẳng tâm lý kéo dài…

Có 2 loại :

  • Suy nhược thực thể: Xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột, sau phẫu thuật hoặc do thiếu máu, huyết áp thấp kéo dài không được điều trị…
  • Suy nhược chức năng: Như suy nhược thần kinh, trầm cảm do căng thẳng, stress, kiệt sức, lao lực, thường gặp ở người lao động trí óc, dân văn phòng, học sinh…

suy nhược cơ thể

2. Một vài biểu hiện của suy nhược cơ thể:

  • Rối loạn lo âuvới cảm giác bồn chồn, khó chịu, lo lắng, dễ nóng nảy, bực tức.
  • Ăn uống không ngon miệngCảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn và sụt cân nhanh.
  • Suy giảm trí nhớ ngắn hạnLơ đễnh, hay quên, việc vừa mới làm những cũng không nhớ.
  • Khó có thể tập trung để làm bất cứ một công việc gì.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấcKhó để đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, không ngon.
  • Đau đầu,hoa mắt, chóng mặt, ù tai :Nặng đầu, đau nhức đầu, cảm giác ù tai, hay bị hoa mắt chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế  đột ngột.
  • Dễ bị kiệt sức, mệt mỏi ngay cả khi làm các công việc nhẹ nhàng.
  • Một số dấu hiệu khác: đau ở họng nhưng không có biểu hiện của viêm, sưng hạch ở cổ hoặc nách, đau cơ, đau các khớp xương không rõ nguyên nhân, hay bị chuột rút.

biểu hiện suy nhược cơ thể

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


logo+tel 02


Gọi ngay để đăng kí

3. Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể:

Các nhà khoa học không biết chính xác điều gì gây ra hội chứng suy nhược cơ thể. Nó có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố góp phần làm ảnh hưởng tới người bệnh.

Một số yếu tố đã được nghiên cứu bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Bởi vì một số người có hội chứng suy nhược cơ thể sau khi bị nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu một số loại siêu vi có thể khởi phát rối loạn này hay không.
  • Các siêu vi nghi ngờ gồm có: siêu vi Epstein-Bar, siêu vi herpes 6 ở người và siêu vi bạch cầu ở chuột. Chưa có kết luận cuối cùng nào được tìm thấy.
  • Các vấn đề về hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của những người có hội chứng suy nhược cơ thể dường như thể hiện một ít suy yếu.  Nhưng vẫn chưa rõ sự suy yếu này có đủ để thực sự gây ra rối loạn của bệnh.
  • Mất cân bằng các hormones trong cơ thể: Những người có hội chứng suy nhược cơ thể cũng đôi khi có biểu hiện bất thường mức độ hormones trong máu được sản xuất ở vùng hạ đồi, tuyến yên và tuyến tượng thận. Nhưng tầm quan trọng của những bất thường này vẫn chưa được làm rõ.

4. Một vài biện pháp giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể:

Việc điều trị suy nhược cơ thể không khó. Tuy nhiên do tâm lý chủ quan nên hiệu quả đạt được thường không cao. Người bị suy nhược cơ thể cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

  • Đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo cân bằng và đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất đạm, béo, tinh bột và vitamin. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm như : thịt bò, gan động vật, thịt lườn gà, bí đỏ, súp lơ xanh, tôm, cua, cá, hải sản, đậu tương, trứng, sữa,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày ( ít nhất 2l/ngày ), nước khoáng tinh khiết, nước sôi để nguội.
  • Các món ăn nên được chế biến loãng để dễ ăn, dễ hấp thu và tiêu hóa.
  • Hạn chế cách ăn uống theo sở thích và nên ăn theo thời gian biểu nhất định.
  • Hạn chế bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Ngủ đủ giấc (ít nhất 7 tiếng/ngày),hạn chế thức quá khuya, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm 20 – 30 phút/ngày.

cải thiện suy nhược cơ thể

5. Thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể:

Bên cạnh các biện pháp ăn uống và thay đổi lối sống một cách hợp lý hơn, có một vài loại thảo dược từ thiên nhiên từ đông y được đánh giá cao nhằm cải thiện suy nhược cơ thể toàn diện, bền vững.

  • Đương quy : là thảo dược được sử dụng hàng đầu. Có tác dụng bổ huyết điều kinh, hoạt huyết tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau, nhuận tràng. Giúp cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, thiếu tập trung một cách hiệu quả. Dùng phối hợp ích trí nhân hỗ trợ hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Nhân sâm : có tác dụng rất tốt chữa suy nhược cơ thể, choáng, trụy mạch, tay chân lạnh, mệt mỏi, sắc mặt bệch do thiếu máu, mất nước ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên không nên sử dụng cho người đau bụng đi ngoài và người bị tăng huyết áp.
  • Hoàng kỳ : tác dụng bổ khí, cầm mồ hôi, lợi tiểu, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Chữa chứng mệt mỏi, da mặt xanh vàng, làm bớt mủ các vết thương, mụn họt mau lành.
  • Câu kỷ tử, tang thầm : cải thiện tốt tình trạng chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, quáng gà, giảm thị lực.

thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Triệu chứng suy nhược cơ thể

Nên ăn gì khi bị suy nhược cơ thể

Leave a Comment

Scroll to Top