TIẾNG THỔI TÂM THU

1. Ở MÕM TIM

Tiếng thổi của hở lỗ van hai lá thực thể: Đây là tiếng thổi của dòng máu trào ngược, toàn tâm thu, bao phủ suốt thì tâm thu, với cường độ thay đổi.

Âm sắc: như tiếng xì hơi, lan ra trong nách và ra sau lưng.

  • NGUYÊN NHÂN CỦA HỞ Lỗ VAN HAI LÁ:

. Thấp khớp;

. Viêm màng trong tim do vi khuẩn: đôi khi tiếng thổi như run run, chiêm chiếp như tiếng âm nhạc;

tim đập nhanh

. Đứt thừng đứt cột (nhồi máu cơ tim viêm màng trong tim, chấn thương);

. Rách hoặc thủng một van (viêm màng trong tim);

. Loạn năng các cột (bệnh tim thiếu máu cục bộ);

. Sa van hai lá nhỏ (kèm với tiếng clic giữa tâm thu);

. Hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers Danlos.

  • Hở lỗ van hai lá chức năng (giãn nở tâm thất trái): tiếng thổi ngắn hơn, ở đầu tâm thu, lan ra ít, với âm sắc nhẹ, không đều, đây là dấu hiệu suy thất trái:

. Bệnh tim cao huyết áp;

. Bệnh tim thiếu máu cục bộ;

. Bệnh van động mạch chủ;

. Bệnh cơ tim..

tim loạn nhịp

2. Ở ĐỘNG MẠCH CHỦ

– Hẹp van động mạch chủ:

. Tiếng thổi phụt giữa tâm thu, xảy ra trễ sau tiếng thứ nhất, lan về phía mạch máu cổ, mạnh, đôi khi run nm, gồ ghề, chát chúa

  • Nguyên nhăn:

. Vữa động mạch;

. Bệnh thấp khớp cấp;

. Bẩm sinh.

  • Tiếng thổi van hai lá – động mạch chủ, gồ ghề và mạnh, nghe được ở mõm và ở đáy tim;
  • Tiếng thổi động mạch chủ kềm theo, kèm theo tiếng thổi tâm trương của hở lỗ động mạch chủ, tiếng đôi (xem: Tiếng thổi tâm trương) với âm sắc tương đối nhẹ;
  • Phình động mạch chủ: tiếng thổi thay đổi chỗ tùy theo chỗ phình;

Hẹp động mạch chủ: tiếng thổi tâm thu xảy ra muộn, nằm choàng lên tiếng T2, nghe nhất là ở sau lưng, ít mạnh.

3.Ở VAN BA LÁ: mũi ức.

  • Hở lỗ van ba lá: tiếng thổi của dòng máu trào ngược, toàn tâm thu bao phủ suốt cả thì tâm thu, nhẹ, tiếng thổi mạnh lên sau thì hít sâu vào, lan tỏa ngang về bên phải và bên trái, kèm với mạch tĩnh mạch cảnh tâm thu.
  • Nguyên nhân:

+ Hở lỗ van ba lá thực thể;

. Bệnh thấp khớp cấp;

. Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, nhất là do tụ cầu;

+ Hở lỗ van ba lá chức năng: giãn thất phải kèm với gan to, hồi lưu gan – cảnh, phù chi dưới:

. Hẹp lỗ van hai lá;

. Nghẽn mạch phổi;

. Tim – phổi mạn;

. Bệnh huyết khối – tắc mạch;

. Khối u carcinoit ở ruột non hoặc ở phế quản;

. Bệnh tăng sinh sợi đàn hồi màng trong tim;

. Tăng huyết áp động mạch phổi;

+ Hở lỗ van ba lá bấm sinh:

. Bệnh Epstein;

. Dị tật lỗ có hai lá thay vì ba.

4. Ở ổ PHỔI: ĐẦU TRONG GIAN SƯỜN số 2 TRÁI:

  • Hẹp phễu lỗ động mạch chủ: tiếng thổi mạnh, kèm với run run, lan về phía mạch máu cổ;
  • Tiếng thổi tâm thu phụt, thường gặp, giảm khi bệnh nhân hít vào và ở tư thế đứng;

. Ớ người dễ cảm xúc;

. Trong tăng năng tuyến giáp;

. Trong trường hợp sốt;

. Thiếu máu: tiếng thổi nhẹ, thay đổi;

. Trong thời kỳ mang thai;

  • Thông liễn nhĩ: cường độ tiếng thổi thay đổi;
  • Tứ chứng Fallot: cường độ tiếng thổi thay đổi.

5. Ở VỪNG GIỮA TIM: BỜ TRÁI XƯƠNG ỨC:

  • Thông liên thất: tiếng thổi toàn tâm thu to, kèm với run run, lan tỏa về mọi hướng trong tất cả vùng trước tim;
  • Đứt vách (nhồi máu cơ tim, kèm với bệnh cảnh suy thất phải cấp);
  • Bệnh cơ tim tắc nghẽn: tiếng thổi phụt giữa tâm thu, ngắn và gồ ghề, nghe được ở dưới bờ trái xương ức; đôi khi tiếng thổi tâm thu của hở lỗ van hai lá kết hợp với có hoặc không có tiếng ngựa phi; dấu hiệu thất phì đại, động mạch cảnh đồ biến chất, thông tim, chụp êcô màu;

Tiếng thổi hít vào của núm phổi (thì hít vào ngắt khúc bởi tâm thu).

6. TIẾNG THỔI LIÊN TỰC TÂM THU – TÂM TRƯƠNG

  • Lưu tồn ống động mạch: tiếng thổi mạnh và run run (“tiếng trong đường hầm”), tối đa ở ổ phổi và vùng dưới đòn trái;
  • Can thiệp ngoại khoa: nối để trị tứ chứng Fallot;
  • Đứt phình mạch của xoang Valsalvatrong nhĩ phải, với đau ngực cấp, khó thở.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top