TIÊU CHẢY LÀ GÌ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

TỔNG QUAN

Tiêu chảy được đặc trưng bởi phân mềm và nhiều nước, hoặc là một tình trạng cần phải đi đại tiện nhiều lần. Tiêu chảy thường kéo dài vài ngày và thường biến mất mà không cần phải điều trị can thiệp gì. Tiêu chảy có thể là cấp tính hay mạn tính.

Tiêu chảy cấp tính khá phổ biến. Tiêu chảy cấp tính xảy ra khi nó kéo dài 1 hoặc 2 ngày. Bạn có thể bị tiêu chảy do hậu quả của việc nhiễm vi khuẩn hay virus, hoặc là do độc tố của thức ăn. Thậm chí có cả tình trạng tiêu chảy ở những người đi du lịch, nghĩa là bạn sẽ bị tiêu chảy sau khi tiếp xúc phải một loại vi khuẩn hay kí sinh trùng nào đó trong suốt kì nghỉ ở một quốc gia đang phát triển.

Tiêu chảy mạn tính nghĩa là nó phải kéo dài ít nhất bốn tuần trở lên. Thường tiêu chảy mạn là do những bệnh hoặc các rối loạn ở ruột, ví dụ như: bệnh crohn, bệnh không dung nạp với gluten,…tiêu chảy

[toc]

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TIÊU CHẢY

Bạn có thể bị tiêu chảy do một số tình trạng hoặc hoàn cảnh khác nhau, những nguyên nhân có thể nhất bao gồm:

  • Không dung nạp được với thức ăn, ví dụ: không dung nạp được với lactose
  • Dị ứng thức ăn
  • Do phản ứng chống lại thuốc
  • Nhiễm vi khuẩn hay virus
  • Bệnh ở đường ruột
  • Nhiễm kí sinh trùng
  • Mổ túi mật hoặc mổ dạ dày

Rotavirus là một nguyên nhân thường gặp gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Nhiễm vi khuẩn Salmonella hoặc Escherichia coli hoặc nhiều vi khuẩn khác nữa cũng là một nguyên nhân phổ biến.

Tiêu chảy mạn tính có thể là một triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng nào đó, ví dụ như: Hội chứng ruột kích thích, hoặc bệnh viêm ruột. Tiêu chảy thường xuyên và ở mức độ nặng có thể là một dấu hiệu của bệnh đường ruột hoặc là rối loạn chức năng đường ruột.

TRIỆU CHỨNG CỦA TIÊU CHẢY

Có rất nhiều triệu chứng khác nhau của tiêu chảy. Bạn sẽ trải qua một hoặc nhiều những triệu chứng cùng lúc. Những triệu chứng xảy ra theo tùy những nguyên nhân khác nhau. Thường gặp một hoặc nhiều trong những triệu chứng dưới đây:

  • Nôn ói
  • Đau bụng
  • Quặn bụng
  • Thiếu nước
  • Sốt
  • Phân có máu
  • Đầy hơi
  • Đi tiêu gấp và nhiều lần

THIẾU NƯỚC VÀ TIÊU CHẢY

Tiêu chảy có thể gây ra mất dịch rất nhanh và đẩy bạn vào nguy cơ mất nước. Nếu bạn không đến bệnh viện và điều trị y tế ngay lập tức, bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng rất nguy hiểm. Triệu chứng của thiếu nước bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khô niêm mạc
  • Tăng nhịp tim
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khát nước nhiều hơn
  • Tiểu ít hơn
  • Khô miệng

TIÊU CHẢY Ở TRẺ NHỎ

Tiêu chảy là tình trạng rất nguy hiểm, nhất là ở trẻ nhỏ. Nó có thể gây ra mất nước nghiêm trọng cho trẻ chỉ trong 1 ngày.

Bạn nên gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu có những triệu chứng của mất nước sau đây

  • Tiểu ít
  • Khô miệng
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Trẻ khóc ra ít nước mắt
  • Da khô
  • Mắt trủng
  • Không ngủ được
  • Trẻ dễ bị kích thích

Đến bệnh viên và điều trị y tế ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ đã tiêu chảy 24h hoặc hơn 24h
  • Trẻ sốt trên 38,50C
  • Phân của trẻ có kèm theo máu
  • Phân của trẻ có mủ
  • Trẻ đi phân màu đen và giống hắc in

CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TIÊU CHẢY NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi kĩ bệnh sử của bạn để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Họ cũng có thể đề nghị một vài xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra nước tiểu và mẫu máu.

Những xét nghiệm khác bác sĩ có thể làm để tìm nguyên nhân gây tiêu chảy:

  • Xét nghiệm nhanh để xác định tình trạng không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng thức ăn.
  • Xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra viêm nhiễm và cấu trúc bất thường của đường ruột
  • Cấy phân để kiểm tra xem có vi khuẩn, kí sinh trùng trong phân không.
  • Nội soi đại tràng để kiểm tra toàn bộ đại tràng xem dấu hiệu của những bệnh đường ruột.

ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY

Điều trị tiêu chảy thường là bổ sung lại lượng nước đã mất. Nghĩa là bạn cần phải uống nhiều nước hoặc nước uống bù đắp điện giải (như nước uống thể thao). Nếu bị tiêu chảy nặng, bạn có thể phải bù dịch bằng cách truyền tĩnh mạch. Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, bác sĩ có thể kê kháng sinh điều trị nhiễm trùng.

Bác sĩ có thể quyết định phương pháp điều trị dựa vào:

  • Mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy
  • Mức độ thường xuyên của tiêu chảy
  • Mức độ mất nước
  • Sức khỏe của bạn
  • Tiền sử y khoa
  • Tuổi của bạn
  • Khả năng chịu đựng những thủ thuật và thuốc khác nhau.

PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY

Mặc dù tiêu chảy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, vài hành động sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa tiêu chảy:

  • Phòng ngừa độc chất từ thực phẩm bằng cách rửa sạch thức ăn trước khi chế biến
  • Ăn ngay sau khi nấu chín thức ăn
  • Đông lạnh thức ăn thừa ngay sau khi ăn
  • Luôn rả đông thực phẩm đông lạnh trước khi chế biến

PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY Ở NHỮNG NGƯỜI ĐI DU LỊCH

Bạn có thể phòng ngừa tiêu chảy khi đi du lịch ở các nước đang phát  bằng cách làm theo những bước sau đây:

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn uống kháng sinh dự phòng trước khi đi. Kháng sinh dự phòng sẽ giảm thiểu hiệu quả nguy cơ gây tiêu chảy ở các nước đang phát triển
  • Không uống trực tiếp nước máy, đá viên, và các sản phẩm tươi sống được rửa từ nước máy
  • Chỉ uống nước trong chai
  • Chỉ ăn thức ăn chín trong suốt kì nghỉ

PHÒNG NGỪA SỰ LÂY LAN CỦA VI KHUẨN HAY VIRUS GÂY TIÊU CHẢY

Nếu bạn bị tiêu chảy do vi khuẩn hay virus, bạn có thể phòng ngừa sự lây lan cho người khác bằng cách rửa tay thường xuyên. Khi rửa tay, sử dụng xà phòng và rửa kĩ trong vòng 20 giây. Không nên sử dụng chất sát khuẩn tay khi rửa tay.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top