TIÊU CHẢY MẠN Ở TRẺ CÒN BÚ

[toc]

1. CHẾ ĐỘ BÚ SAI:

  • Bú quá nhiều sữa bò; pha sữa sai công thức;
  • Thừa bột (nước cháo) (tiêu chảy bọt, phản ứng acid);
  • Không dung nạp tạm thời (protein, đường), sau khi tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn.

tiêu chảy ở trẻ em

2. NHIỄM KHUẨN KÉO DÀI:

  • Ở ruột: amíp, giardia intestinalis, trực khuẩn ruột kết côli, salmonella hoặc nấm (Candida); nhưng ruột nhiễm khuẩn mạn có thể là biến chứng của hội chứng kém hấp thụ, hoặc thể hiện thiếu globulin miễn dịch bẩm sinh.
  • Tiêu chảy do kháng sinh.
  • Ngoài ruột: viêm tai, viêm hang (xương chủm), nhiễm khuẩn đường tiểu

3. KHÔNG DUNG NẠP VÀ KÉM HẤP THỤ (tiêu chảy, khó tiêu, xanh xao, buồn bã, bạc nhược):

  • Không dung nạp protein trong sữa bò, khởi phát ở trẻ mới sinh được vài tuần;
  • Bệnh tiêu chảy mỡ: không dung nạp gluten, khởi phát khi bắt đầu ăn bột, chán ăn, ói mửa, trướng bụng, thiếu máu giảm sắc, suy dinh dưỡng, phân nhiều, sệt và thúi;
  • Bệnh nhầy nhớt có tính cách di truyền:

. Không chán ăn, phân sền sệt, có mùi tanh phân gà, thường là phân mỡ,

. Phế quản ứ tiết thường xuyên,

. Thử nghiệm mồ hôi (dương tính nếu trên 80 mEq cl/lít,

. Thử nghiệm Schwachman với gelatin.

  • Không dung nạp đường (thử nghiệm D – xyloz), lactoz, saccharoz, maltoz và isomaltoz:

. Ói mửa, biết đói bình thường,

. Phân nhiều, toàn nước, mùi hơi chua, thường có bọt, phản ứng acid, acid lactic rất cao, tạp khuẩn gây lên men (Gram dương chiếm ưu thế), có đường trong phân.

  • Dị dạng ruột non.

tiêu chảy

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top