TRIỆU CHỨNG KHÓ TIÊU

[toc]

KHÓ TIÊU LÀ GÌ?

Hầu hết ai cũng từng mắc phải chứng khó tiêu. Thói quen ăn uống hay một bệnh đường tiêu hóa mạn tính có thể khởi kích nên chứng khó tiêu.

Khó tiểu có thể gây ra đau bụng, đầy hơi, hay ợ chua, buồn nôn và nôn ói. Triệu chứng khác thường gặp bao gồm

  • Cảm thấy no trong suốt bữa ăn và không thể ăn hết được thức ăn.
  • Cảm thấy no sau buổi ăn mặc chủ chỉ ăn một lượng thức ăn không nhiều
  • Cảm giác nóng rát ở bụng hay ở thực quản
  • Cảm giác đau âm ỉ ở bụng
  • Bị đầy hơi hay ợ hơi nhiều

Đừng bỏ qua những triệu chứng nặng sau đây, nếu những triệu chứng này xuất hiện, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Ói nhiều
  • Ói ra máu hay dịch ói có màu giống bã café
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Tiêu phân đen
  • Khó nuốt

NGUYÊN NHÂN

Khó tiêu là hậu quả của việc ăn quá nhiều hay ăn quá nhanh. Thức ăn cay, nhiều dầu mỡ và chất béo cũng gây tăng nguy cơ xảy ra khó tiêu. Nằm liền sau khi ăn làm cho hệ tiêu hóa khó tiêu thức ăn, làm tăng nguy cơ khó chịu ở bụng.

Những nguyên nhân thường gặp khác của khó tiêu bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Uống quá nhiều rượu
  • Tác dụng phụ của thuốc (đặc biệt là các thuốc NSAIDs: aspirin, ibuprofen, naproxen)

Thói quen ăn uống và lối sống cũng có thể là nguyên nhân. Triệu chứng khó tiêu cũng có thể đến từ nguyên nhân:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Ung thư dạ dày
  • Bất thường tụy hay ống mật
  • Loét dạ dày

Đôi khi, không hề có nguyên nhân cụ thể nào gây ra khó tiêu. Chứng khó tiêu chức năng có thể gây ra bởi bất thường vận động cơ (hoạt động siết) ở khu vực cơ dạ dày tiêu hóa và co bóp di chuyển thức ăn xuống ruột non.

CHẨN ĐOÁN

Bác sĩ sẽ bắt đầu hỏi bạn những câu hỏi về tiền sử y khoa và thói quen ăn uống của bạn. Bạn cũng cần được bác sĩ thăm khám lâm sàng và bác sĩ có thể sẽ chỉ định chụp X-quang bụng nhằm tìm kiếm bất thường ở đường tiêu hóa.

Bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở và mẫu phân nhằm tìm chủng vi khuẩn gây ra loét dạ dày.

Bác sĩ có thể sử dụng nội soi để kiểm tra đường tiêu hóa trên xem có bất thường nào không. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ kèm với một camera và dụng cụ sinh thiết đi qua thực quản và vào tới dạ dày, sau đó sẽ sinh thiết mẫu bệnh phẩm. Bạn có thể sẽ được tiêm thuốc an thần nhẹ cho thủ thuật này. Thủ thuật nội soi đường tiêu hóa trên có thể chẩn đoán:

  • Viêm thực quản trào ngược
  • Loét
  • Các bệnh về viêm
  • Ung thư

ĐIỀU TRỊ

Thuốc

Một vài thốc có thể điều trị chứng khó tiêu, nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Những thuốc kháng acid không kê đơn như Maalox và Mylanta giúp trung hòa acid dạ dày nhưng lại gây ra táo bón và tiêu chảy.

Các thuốc đối kháng thụ thể H2 (H2RAs) như Zantac và Pepcid giúp giảm acid dạ dày. Tác dụng phụ ít gặp và có thể là :

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Phát ban và mẩn ngứa
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Xuất huyết

Các thuốc ức chế bơm proton (PPIs) như Prilosec làm giảm acid dạ dày và làm giảm acid mạnh hơn so với các thuốc đối kháng thụ thể H2. Tác dụng phụ bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn ói
  • Táo bón, tiêu chảy
  • Ho
  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Chóng mặt
  • Đau bụng

Cả thuốc PPIs và kháng H2 thường được sử dụng trong điều trị loét dạ dày. Nếu H.pylori là nguyên nhân của loét, những thuốc này được sử dụng kết hợp với kháng sinh như clarithromycin và amixicillin.

Thay đổi thói quen sống và điều trị tại nhà

Thuốc không phải là cách điều trị duy nhất đối với chứng khó tiêu. Bạn cũng có thể cải thiện tiêu hóa và giảm triệu chứng khó chịu bằng cách thay đổi lối sống. Ví dụ:

  • Ăn ít nhưng nhiều bữa trong ngày
  • Tránh thực phẩm cay, nhiều mỡ
  • Ăn chậm và đừng nằm liền sau ăn
  • Ngưng hút thuốc
  • Giảm cân
  • Giảm lượng café, nước ngọt và rượu
  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Ngừng các thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày như NSAIDs
  • Giảm stress bằng cách tập yoga hay các liệu pháp thư giản.

Tóm lại

Chứng khó tiêu là một triệu chứng thường gặp, nhưng bạn không nên bỏ qua nếu mắc phải chứng khó tiêu: lâu ngày, nặng nề, không đáp ứng với các thuốc không kê đơn. Nếu không được điều trị, triệu chứng khó tiêu có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Nếu bạn không đã điều trị tại nhà nhưng không khỏi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhằm tìm một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó gây ra chứng khó tiêu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top