TỦY BỊ CHÈN ÉP CHẬM

Đại cương, triệu chứng tiến triển một cách đặc trưng như sau:

  • Giai đoạn rễ: các cơn đau ở rễ trong vùng tổn thương;
  • Giai đoạn tủy: hội chứng thể hiện dưới chỗ bị thương.

[toc]

1. GIAI ĐOẠN RỀ

Phải nghĩ đến chèn ép tủy lúc còn ở giai đoạn rễ với các cơn đau xuất hiện ở một bên hoặc hai bên (đau vòng bụng) gây ra hoặc tăng cường độ khi ho, hắt hơi, đại tiện. Đôi khi, các cơn đau rất lờ mờ, định khu không rõ ràng.

Có khi có (có khi không có) một dải giảm cảm giác, ở phía trên dải này, đôi khi có một giải tăng cảm giác đau, dấu hiệu này có một giá trị lớn trong chẩn đoán, cũng như phát hiện thấy các dấu hiệu đầu tiên dưới chỗ bị tổn thương.

Khi có khi không cứng cột sống.

  • NHƯ THẾ LÀ PHẢI
  • Chụp cột sống: CT, RMI, siêu âm màu;
  • Chọc ống sống: tìm chứng tăng albumin và tìm dấu hiệu khởi đầu của sự tắc nghẽn;

chèn ép tủy

2. GIAI ĐOẠN TỦY

Tủy bị chèn ép tổn thương thể hiện bằng những rối loạn ở các đường dẫn truyền thần kinh lớn phía dưới chỗ tổn thương:

  • Dấu hiệu tháp (liệt hai chi hoặc bốn chi dưới) vận động giảm sút, phản xạ nhanh, dấu hiệu Babinski, tăng trương lực;
  • Phản xạ tự vệ: hiện tượng tự động của tủy;
  • Giảm cảm giác nông và sâu, (có giới hạn ít nhiều rõ rệt, lần giới hạn phía trên này nằm ngang);
  • Rối loạn cơ vòng: đái không kìm được (khi có khi không);

Khởi đầu các dấu hiệu có thể kín đáo. Đôi khi người ta chỉ ghi nhận bệnh nhân đi khập khễnh gián cách nguyên nhân do tủy: dấu hiệu này nhận thấy khi đi, mất khi nghỉ ngơi.

  • Vị trí bề cao chỗ bị thương tổn: có thể suy đoán ranh giới phía trên các rối loạn cảm giác, đồng thời cũng tính đến sự chênh lệch của rễ đốt sống, thí dụ như:

. Vùng rễ C6: đốt sông C5;

. Vùng rễ D5: đốt sống D3;

. Vùng rễ Dll: đốt sông D8;

. Vùng rễ thắt lưng: đốt sống D10 – Dll;

. Đoạn tủy sống hình nón cuối cùng: đốt sống D12 – Ll.

  • Hội chứng Brown – Séquard biểu hiện sự chèn ép một nửa tủy, ưu thế ở một bên các rối loạn tháp và các rối loạn cảm giác sâu; ở phía bên kia rối loạn cảm giác nông.
  • Phân ly các rối loạn cảm giác loại bệnh rỗng tủy sống (mất cảm giác nóng đau, xúc giác còn nguyên vẹn): hướng chẩn đoán ưu tiên là tổn thương trong tủy.

tủy bị chèn ép

3. NGUYÊN NHÂN

Đa số các thương tổn gây chứng tủy bị chèn ép chậm cũng có thể biểu hiện một bệnh cảnh tiến triển nhanh hoặc cấp tính

Để tìm nguyên nhân cần phải chụp scane, cộng hưởng từ, siêu âm màu hệ mạch, chọc ống sống nếu cần.

  • Di căn ở đốt sống (cường độ các cơn đau): ung thư vú, thận, tuyến tiền liệt, tuyến giáp, phổi, tinh hoàn, v.v…
  • Bệnh Pott, áp xe trong ống sống, viêm ngoài màng cứng do lao;
  • Viêm đĩa gian dốt sông do tụ cầu khuẩn, hoặc bệnh brucella melitensis;
  • Viêm ngoài màng cứng do ung thư;
  • ư thần kinh ở rễ trong ống sống (thường là các cơn đau xảy ra ban đêm, gia tăng ở tư thế nằm);
  • u màng não trong ống sống;
  • u mỡ trong ống sống;
  • Bệnh Paget;
  • Dị dạng bản lề chẩm – đốt sống;
  • Bướu trong tủy: u thần kinh đệm, u màng ống nội tủy: u mạch tủy, u nguyên bào mạch;
  • Đa u tủy;
  • Bệnh sarcôm lưới, Hodgkin (tổn thương kiểu bao đôi; hoặc tổn thương đốt sống);
  • u thần kinh giao cảm;
  • u mạch máu đốt sống;
  • u nang bào sán.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top