VÔ NIỆU

Kiểm tra xem có phải là bí tiểu và cần theo dõi sát:

  • tỷ lệ urê – huyết;
  • tỷ lệ kali huyết tương;
  • mức độ nhiễm acid (dự trữ kiểm – pH): để có chỉ định khẩn trong việc điểu trị.
[toc]
  • Sỏi niệu quản;
  • Niệm quản bị đè ép bởi một ung thư ở hố chậu (thăm trực tràng và âm đạo);
  • Niệu quản bị phù nề sau khi thông;
  • Xơ hóa phía sau phúc mạc, sau xạ trị hoặc sau khi dùng Désernil lâu dài.

Hỏi kỹ tiền căn sỏi thận, siêu âm, chụp hệ niệu không sửa soạn; trong vài trường hợp phải chụp X-quang đường niệu tiêm tĩnh mạch hoặc soi bàng quang (nghĩ tới ung thư bàng quang).

vô niệu

2. Cũng nghĩ đến vô niệu chức năng có thể chữa khỏi khi cân bằng tuần hoàn và điều chỉnh nước điện phân:

  • Trụy tim mạch, suy tim;
  • Mất nước ngoại bào;
  • Dư nước nội bào;
  • Giảm kali – huyết quan trọng;
  • Nhiễm

3. Suy thận thực thể với những tổn thương ở thận:

a) Nhiễm độc:

  • Thủy ngân;
  • Tetrachlorua carbon, Tetrachlor ethylen;
  • Di – ethylen glycol (thuốc chống đông nước làm nguội máy);
  • Chlorat natri hoặc kali hydrocid (diệt cỏ);
  • Hydro có hàm chất asen (kỹ nghệ);
  • Tăng acid uric – huyết cấp (điều trị bằng cách diệt tế bào ung thư);
  • Thuốc:

. Chất cản quang (nhất là trong trường hợp u tủy, đái tháo đường);

. Butazolidine (hoặc Phenylbutazon);

. Kháng sinh: cefaloridin (Céporine); và sử dụng phối hợp céporin với aminosisd; Colistine (Colimycine) nhất là trong trường hợp đã bị

suy thận trước; Amphotericin B (Fungizone): hi hữu lắm là meticillin, Rifampicin (cảm ứng);

  • Sulfamid;
  • Phenindion (Pindione);
  • Phân tử to Dextran, Rheomacrodex)ỉ
  • Glafenin (Glifanan) với liều cao.

b) Tình trạng nhiễm khuẩn:

  • Nhiễm khuẩn huyết, nhất là B. perfringens;
  • Sốc nhiễm khuẩn gram âm;
  • Bệnh scarlatin (viêm thận sớm, thường lành tính);
  • Xoắn trùng nặng (viêm gan – thận);
  • Sốt rét ác tính với lú lẫn tâm thần;
  • Viêm ruột thừa nặng;
  • Viêm ông mật sinh urê – huyết, có thề phải chữa trị bằng ngoại khoa.

c) Tan huyết cấp:

  1. Tai biến truyền máu;
  2. Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gây tan máu;
  3. Sốt đái mật huyết sắc tố (ở người bị sốt rét sau khi dùng quinin);
  4. Nhiễm độc natri chlorat hay kali hydroxyt, hydro có hàm chất asen, nhiễm độc do nấm.

d) Tình trạng sốc kéo dài:

  • Chấn thương bị đè dập (hội chứng Bywaters), thiếu máu cấp ở hạ chi;
  • Sốc giải phẫu;
  • Sốc nhiễm trùng;
  • Nhiễm độc thai (sợ hoại thư vỏ thận);
  • Phỏng rộng lớn;
  • Mất nước nhiều;
  • Suy thượng thận cấp;
  • Hôn mê đái tháo đường;
  • Viêm tụy cấp chảy máu;
  • Nhồi máu mạc treo;
  • Phẫu tích động mạch chủ.

e) Viêm thận – bề thận cấp và hoại thư nhú thận (ở người bị bệnh đái tháo đường hoặc dùng phenacetin). Triệu chứng giống như viêm thận – bể thận cấp.

f) Giai đoạn cuối cùng của các bệnh thận mãn:

  • Viêm thận – tiểu cầu mãn;
  • Viêm thận kẽ ngược dòng;
  • Thoái hóa dạng tinh bột ở thận.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top