Sốt siêu vi – 12 điều cần biết

Sốt siêu vi – 12 điều cần biết

Mục lục

Xin chào mọi người. Tôi là bác sĩ Trương Hoài Anh. Tôi có gần 10 năm kinh nghiệm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh nội khoa cho người lớn và cả trẻ em. 
Hằng ngày khi tiếp tục làm công việc khám chữa bệnh của mình, tôi nhận thấy Sốt siêu vi là bệnh rất thường gặp, hầu như ai trong chúng ta cũng mắc phải một vài lần trong năm. Chính tôi cũng nằm trong số đó.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng như đại đa số chúng ta đều chưa hiểu rõ hay vẫn còn nhầm lẫn về tình trạng này.
Dưới đây tôi xin chia sẻ những thông tin cơ bản nhất xoay quanh vấn đề sốt siêu vi.

Lưu ý: mọi thông tin dưới đây chỉ dùng cho mục đích tham khảo. Mọi vấn đề về chẩn đoán và điều trị xin vui lòng liên hệ bác sĩ hay các trung tâm y tế.

Trở lại đầu trang

  • Sốt siêu vi là gì?
  • Các triệu chứng sốt siêu vi
  • Vì sao chúng ta lại sốt khi nhiễm siêu vi?
  • Bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi bằng cách nào?
  • Điều trị sốt siêu vi thế nào?
  • Sốt siêu vi có lây không?
  • Sốt siêu vi nên ăn gì?
  • Khi nào cần có bác sĩ thăm khám?
  • Một số biến chứng nguy hiểm
  • Sốt siêu vi mấy ngày hết?
  • Sốt siêu vi ở trẻ em
  • Xét nghiệm máu khi sốt siêu vi

Sốt siêu vi là gì 

Sốt siêu vi là tình trạng sốt do tác nhân siêu vi hay còn gọi là virus.
Bình thường cơ thể có nhiệt độ dao động quanh 37 độ C. Khi nhiệt độ tăng cao, đến 38,5 độ C thì được gọi là sốt.
Có 2 nguyên nhân thường gặp nhất khi sốt chính là do nhiễm siêu vi (virus) và do nhiễm vi khuẩn.
2 tác nhân này gây ra sự nhầm lẫn với đại đa số chúng ta. Thậm chí với đội ngũ y bác sĩ, để phân biệt được cũng cần dựa vào nhiều yếu tố như tiền sử người bệnh, đặc điểm triệu chứng, cũng như các xét nghiệm chuyên sâu.
Chúng tôi có thể phân biệt tóm tắt sơ bộ 2 tác nhân trên với infographic sau đây.

Các triệu chứng sốt siêu vi

Dĩ nhiên triệu chứng đầu tiên phải là sốt:
Triệu chứng sốt có thể khác nhau với nhiều người, nhiều loại siêu vi khác nhau. Có người chỉ sốt nhẹ, có người thì sốt cao liên tục, không có triệu chứng điển hình để phân biệt với các bệnh lý khác.
Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm có thể xảy ra như:

Đau đầu: 
Là biểu hiện thường gặp của sốt siêu vi, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ hội, trong đầu có cảm giác chao đảo
Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp.
Đối với trẻ em, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo…Bệnh nhân sốt siêu vi có thể chảy mũ tai hoặc tai có nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.

Viêm đường hô hấp:
Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…

Viêm kết mạc mắt:
Kết mạc mắt có thể đỏ, chảy nước mắt, mắt người bệnh lờ đờ.

Nôn
Người bệnh có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.

Da nổi mẩn
Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi đã đỡ sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh. Da nổi mẩn đỏ là một triệu chứng bạn nên lưu ý. Nổi mẫn đỏ cũng có thể là do dị ứng vì vậy rất khó phân biệt. Bạn nên dựa vào tình trạng sức khỏe bản thân cùng các triệu chứng khác để nhận biết sốt siêu vi nhé.

Đau mỏi cơ
Thường xảy ra ở trẻ em. Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Người lớn cũng có thể có triệu chứng này.

Rối loạn tiêu hóa
Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.

Viêm hạch
Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Vì sao chúng ta lại sốt khi nhiễm siêu vi?

Chúng ta hay lầm tưởng:
Sốt là do virus gây nên cho cho cơ thể chúng ta.
Thực tế: 
Sốt khi nhiễm siêu vi là cách cơ thể chúng ta chống lại virus.
Một số loại virus khá nhạy cảm với nhiệt độ, chính vì vậy khi nhiệt độ cơ thể tăng lên cũng góp phần làm virus suy yếu.
Tuy nhiên việc sốt cao đồng thời cũng gây hại tới cơ thể cũng như ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống chúng ta.
Chính vì vậy khi sốt chúng ta vẫn phải dùng thuốc để hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38,5 độ C.

Sốt siêu vi mấy ngày hết?

Hiện nay, chúng ta chưa có loại thuốc đặc trị cho bệnh sốt siêu vi. Nguyên nhân chính là do:

  • Tác nhân gây bệnh đa dạng: Các loại siêu vi có thể là virus cúm, các loại virus lây truyền do muỗi chích, đến các loại virus nguy hiểm như virus viêm não Nhật Bản, virus MVE, virus Lacrosse…
  • Hầu hết các tác nhân nếu không gây nguy hiểm và tự khỏi.

Các triệu chứng của sốt siêu vi hầu như sẽ hết trong vòng khoảng 1 tuần. Tuy nhiên trong thời gian đó chúng ta cần được điều trị những triệu chứng của sốt siêu vi và quan trọng hơn là cần phải theo dõi những biến chứng nguy hiểm khác.

Một số biến chứng nguy hiểm

Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi đều tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Việc chăm sóc y tế hầu như chỉ xoay quanh giảm nhẹ triệu chứng và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng có thể xảy ra như:

  • Mất nước: Đây là biến chứng thường gặp nhất, và mọi người cũng chủ quan với biến chứng này nhất. Việc mất nước là cực kì nguy hiểm cho cơ thể. Mất nước cũng tương đồng với việc giảm thể tích tuần hoàn (máu). Mất 10 đến 20% thể tích, cơ thể sẽ tự co mạch, giảm tưới máu đến ngoại vi, để ưu tiên máu cho các cơ quan chính của cơ thể. Mất từ 20% đến 40%, các cơ quan quan trọng khác cũng bị thiếu máu nuôi. Mất từ 40% trở lên thì não và tim cũng bị thiếu máu nuôi, dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
  • mê sảng và ảo giác: có thể xảy ra khi thiếu máu não, hoặc nhiệt độ cơ thể quá cao. 
  • Sốc: Đây là biến chứng rất nặng. Sốc được định nghĩa là giảm tưới máu đến mô, dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ máu và oxy. Sốc được nhật biết qua sinh hiệu của người bệnh gồm: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở… Tình trạng sốc nếu không được xử lý ngay có thể dẫn đến tử vong rất nhanh. 
  • Các biến chứng thần kinh: Một số loại siêu vi gây hại đến hệ thống thần kinh dẫn đến những biến chứng không thể phục hồi.
  • hôn mê: Tình trạng nặng có thể kết hợp tổn thương thần kinh… có thể dẫn đến hôn mê. 
  • co giật: sốt quá cao >39.5 độ có thể dẫn đến tình trạng co giật, nhất là ở trẻ nhỏ và 1 số trẻ có cơ địa dễ co giật. Tình trạng này cần được nhanh chóng xử lý để tránh những biến chứng đáng tiếc về sau.
  • suy thận
  • suy gan
  • suy hô hấp
  • Suy đa cơ quan
  • nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu): Khi sốt siêu vi, hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, kèm theo nhiều yếu tố thuận lợi khác làm cho cơ thể bị bội nhiễm (nhiễm các loại vi khuẩn). Khi đó, việc điều trị phải sử dụng thêm kháng sinh phù hợp.

Bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi bằng cách nào?

Như đã trình bày ở trên, sốt do siêu vi và do vi khuẩn có rất nhiều điểm tương đồng, gây khó khăn cho việc phân biệt và chẩn đoán.
Bác sĩ sẽ dựa vào tiền căn, bệnh sử, tính chất các triệu chứng và cả lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, chủ yếu là để phân biệt với tình trạng nhiễm trùng.
Không giống như tình trạng sốt do nhiễm trùng, kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn. Với sốt siêu vi, chẳng những kháng sinh không có tác dụng mà còn có thể làm lờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị khi thật sự bị nhiễm trùng.
Do đó khuyến cáo là tuyệt đối không sử dụng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra, đất nước chúng ta nằm trong vùng dịch tễ của sốt xuất huyết. Đây cũng là một bệnh cũng do nguyên nhân từ virus mà cụ thể là virus có tên là Dengue. Sốt xuất huyết thì có diễn tiến bệnh phức tạp và có thể nguy hiểm, nên thường các bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán cả virus Dengue.

Xét nghiệm máu khi sốt siêu vi

Xét nghiệm là phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán khi sốt siêu vi.
Ngoài việc giúp xác định xem thật sự có phải nguyên nhân của sốt là do nhiễm siêu vi hay không, xét nghiệm khi sốt siêu vi còn có thể giúp xác định nhiều vấn đề khác như:

  • Có phải do nhiễm trùng hay không?
  • Mức độ nhiễm trùng?
  • Có thiếu máu không?
  • Có bị mất nước hay không?
  • Độ cô đặc máu?
  • Các bệnh lý về máu cơ bản khác?
  • Liệu sốt có phải do sốt xuất huyết hay không?

Bật mí cụ thể hơn bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm sau để phục vụ cho quá trình chẩn đoán:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
  • Nhóm xét nghiệm sốt xuất huyết (gồm NS1, Dengue IgG, IgM)

Một khi có kết quả xét nghiệm, chúng ta có thể xác định được chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân của sốt. Từ đó giúp cho việc điều trị tốt hơn cũng như giúp người bệnh an tâm hơn.
Kết quả xét nghiệm giúp cả người bệnh và bác sĩ trả lời những điều sau:

  • Có phải là sốt siêu vi không hay sốt do nhiễm trùng? (quyết định việc điều trị có cần sử dụng kháng sinh không)
  • Có phải là sốt xuất huyết không? Mức độ thế nào? có cần nhập viện không?

Việc xét nghiệm máu khi sốt là thật sự cần thiết, tuy nhiên vì nhiều lý do nên vẫn chưa được thực hiện đại trà. Một số lý do như:

  • Sự chủ quan của người bệnh. Nhiều khả năng của sốt siêu vi là do cảm cúm thông thường có thể tự hết. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan vì vẫn có những trường hợp nặng và nguy hiểm.
  • Do thói quen lạm dụng kháng sinh: rất nhiều người bệnh có thói quen tự dùng thuốc kháng sinh mỗi lần sốt. Đây là việc làm nguy hiểm cho cả về sau, vì nếu không do nguyên nhân nhiễm trùng, hay dùng kháng sinh không đúng có thể gây nguy hiểm, gây lờn kháng sinh.
  • Do thiếu thốn trang thiết bị: một số nơi vùng sâu vùng xa, việc trang bị các thiết bị phục vụ cho xét nghiệm vẫn còn khó khăn.
  • Vì bất tiện: Muốn xét nghiệm máu, phải chờ bác sĩ chỉ định, và nhiều thủ tục đóng phí chờ đợi…

Tại thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, đã có dịch vụ xét nghiệm máu lấy mẫu tại nhà, rất tiện lợi và nhanh chóng, không phải chờ đợi cũng như không thủ tục phiền hà. Đặc biệt cho sốt siêu vi thì không phải nhịn đói trước khi ăn, nên có thể lấy máu bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tận nơi ở tp.HCM cho sốt siêu vi tại đây:
https://bsgiadinh.vn/dang-ki-xet-nghiem-sot-sieu-vi/

Điều trị sốt siêu vi thế nào?

Việc tiêu diệt virus sẽ do tự hệ miễn dịch chúng ta đảm nhận là chủ yếu. Chúng ta không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho tình trạng sốt siêu vi.
Nói cách khác là sốt siêu vi chủ yếu sẽ tự khỏi trong thời gian khoảng 1 tuần.
Do đó, điều trị khi xác định bị nhiễm siêu vi chính là điều trị triệu chứng, bù lượng nước đã mất, bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch để nhanh chóng khỏi bệnh.
Triệu chứng Sốtđau đầu, đau mỏi cơ có thể dùng nhóm thuốc giảm đau hạ sốt dạng uống để cải thiện. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp không đáp ứng đủ có thể sử dụng dạng truyền ở người lớn, hoặc thuốc nhét trực tràng nếu là em bé nhỏ.
Bật mí với mọi người rằng tình trạng mệt mỏi khi nhiễm siêu vi chính là do tình trạng mất nước. Việc tăng nhiệt độ khiến cơ thể phải thoát lượng lớn nước để giải nhiệt qua hơi thở, qua mồ hôi hay qua nước tiểu.
Việc mệt mỏi khi mất nước cũng khiến chúng ta không muốn ăn uống, khiến việc mất nước và dinh dưỡng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp mất nước, truyền dịch bù nước là chỉ định bắt buộc.
Việc bù nước và dinh dưỡng chủ yếu thực hiện qua đường ăn uống. Các trường hợp mệt mỏi, mất nước nặng có thể bù nước và bổ sung dinh dưỡng bằng đường truyền dịch. Truy nhiên việc truyền bù nước và bổ sung dinh dưỡng phải được thực hiện bởi người được đào tạo về chuyên môn và phải thực hiện theo đúng quy trình mới đảm bảo.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ truyền nước biển, chăm sóc y tế tại nhà giúp nhanh chóng hồi phục tình trạng sốt siêu vi, giá chỉ từ 250 ngàn đồng tại đây:

Tìm hiểu ngay

Sốt siêu vi có lây không?

Có. Nguyên nhân chính của sốt siêu vi chính là bị lây nhiễm siêu vi. Có nhiều cách để bạn có thể bị lây nhiễm siêu vi. Chúng ta có thể tham khảo để biết cách hạn chế khi chung quanh có nguy cơ lây nhiễm.
Đường hô hấp: Virus có trong nước bọt và dịch khi hắt hơi của người bệnh. Khi chúng ta hít vào, virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể. Loại siêu vi thường thấy nhất của dạng lây này là virus cúm hay virus cảm lạnh thông thường. Do đó cách tốt nhất để tránh bị lây nhiễm chính là hạn chế tiếp xúc, hoặc nếu cần thì có đeo khẩu trang, sẽ hạn chế được phần nào nguy cơ.
Đường tiêu hoá: Virus có trong thức ăn và nước uống có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta sử dụng thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Một số loại virus thường thấy chính là enterovirus và norovirus.
Do côn trùng cắn: Muỗi là tác nhân phổ biến nhất. Muỗi là vật chủ trung gian lây truyền các bệnh gây sốt siêu vi, đặc biệt là sốt xuất huyết hay Zika. Do đó để phòng tránh, chúng ta phải diệt trừ muỗi, sử dụng các thuốc bôi chống muỗi các loại.

Sốt siêu vi ở trẻ em

Sốt siêu vi ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên, do tâm lý lo lắng của hầu hết cha mẹ, và thói quen sử dụng kháng sinh không cần thiết, gây nên tình trạng lờn kháng sinh không tốt.
Sốt siêu vi ở trẻ em cũng biểu hiện qua các dấu hiệu chính sau:

  • Sốt cao: thường từ 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C.
  • Đau đầu: trẻ thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ hội, có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi . Một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo
  • Viêm đường hô hấp: viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…
  • Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, chảy nước mắt, mắt lờ đờ.
  • Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn,
  • Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt siêu vi, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
  • Đau nhức mình mẩy: trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.
  • Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.
  • Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy

Cách chăm sóc bé:

  • Cung cấp đầy đủ nước: Bé sẽ mất nước khá nhiều do bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc cảm lạnh. Nếu vẫn đang cho con bú, bạn nên để cho bé bú mẹ thường xuyên khi bé muốn.
  •  Nấu các món phù hợp: Nếu con trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng như súp, bột. Khi khỏe hơn, bạn có thể cho bé ăn các thức ăn đặc như rau quả nghiền hoặc cháo.
  •  Cho bé uống thuốc: Các bác sĩ có thể cho kẽm và các dung dịch bù điện giải nếu bé bị tiêu chảy và bé cũng sẽ được kê toa thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt. Nếu con bạn bị ho và cảm lạnh, bác sĩ sẽ cho thuốc để giúp trẻ giảm nhẹ đi cảm giác khó chịu.
  • Cho bé nghỉ ngơi tại nhà”:Bé cần được phục hồi khi bị sốt và ít nhất là một tuần sau đó. Nghỉ ngơi sẽ giúp bé có sức chiến đấu chống lại bệnh tật và khỏe mạnh hơn
  • Giúp con hạ sốt: Nếu bị sốt cao, bạn có thể lau người bé với nước ấm. Điều này sẽ làm trẻ dễ chịu hơn và giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Rửa tay trước khi tiếp xúc với con: Hãy chắc chắn rằng mình đã rửa tay trước và sau khi chạm vào con. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.
  •  Chú ý đến không khí trong nhà?: Đảm bảo không khí lưu thông trong nhà. Mở cửa sổ và cửa chính một số thời điểm trong ngày. Điều này giúp không khí trong nhà được lưu thông, làm loại bỏ vi khuẩn gây hại. Bạn cũng cần giữ cho ngôi nhà thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ để ngăn chặn nấm mốc.

Sốt siêu vi nên ăn gì?

1. Uống nhiều nước:
Sốt siêu vi dễ dẫn đến tình trạng bị mất nước và các chất điện giải. Vì thế nên cho người bệnh uống thật nhiều nước hơn bình thường để bổ sung thêm lượng nước đã mất đi. Có thể sử dụng nước oresol pha sẵn hoặc tự pha để cho bênh nhân uống. Nước oresol có tác dụng bù nước và cân bằng điện giải tốt hơn.
Có một cách bù nước hiệu quả không kém phần oresol là nước dừa bởi vì:
Dừa Là loại nước uống bổ dưỡng ngay cả ngày thường và khi bị bệnh.Nước dừa có chất điện giải cao, nhất là kali có thể tái tạo cơ thể để chống lại virus có hại.

2. Ăn thức ăn lỏng 
Sốt siêu vi thường đi kèm viêm đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa. Thức ăn cứng và khó tiêu hóa sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và đầy bụng. Vì vậy bạn nên chế biến các món ăn theo dạng súp hoặc cháo loãng. Điều đó sẽ giúp cho bệnh nhân có thể ăn và tiêu hóa dễ dàng hơn. Các loại cháo súp làm từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò… băm nhỏ ra sẽ góp phần cung cấp cho bệnh nhân dễ hấp thu dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.

3. Trái cây, rau xanh:
Các loại trái cây sẽ là nguồn cung cấp vitamin tự nhiên và dồi dào cho cơ thể. Vì thế khi bị sốt siêu vi, người bệnh nên tăng cường uống thêm nước ép trái cây và sinh tố như: bơ, cam, cà chua, dứa, táo, cà rốt…nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật tốt hơn.
Một số loại rau như mồng tơi, rau muống, rau cải…hoặc nước mát có khả năng hạ nhiệt cho người bệnh. Vì vậy, chúng ta cũng đừng quên bổ sung các loại rau này vào thực đơn hàng ngày của mình . Nó không chỉ giúp hạ nhiệt mà còn cung cấp một lượng chất xơ giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.

4. Sữa chua:
Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường hệ vi khuẩn có lợi giúp ổn định thế quân bình đường ruột , giúp kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Vì thế, các bạn cũng có thể bổ sung thêm 1 cốc sữa chua sau bữa ăn để giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn đẩy lùi các vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.

Khi nào cần có bác sĩ thăm khám?

Phần lớn các trường hợp sốt siêu vi không nghiêm trọng. Bệnh sẽ tự hết trong thời gian khoảng 1 tuần mà không cần có bác sĩ thăm khám.
Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:
    – Sốt 39 độ trở lên.
    – Đau đầu dữ dội
    – Khó thở
    – Đau ngực
    – Đau bụng
    – Tiêu chảy mất nước nhiều
    – Nôn ói nhiều
    – Phát ban
    – Co giật
    – Mất ý thức
    – Dấu cổ cứng
    – Hoặc bất kì dấu hiệu nào làm bạn lo lắng.

Đăng ký miễn phí

Hãy để lại thông tin liên hệ của bạn để chúng tôi có thể liên hệ tư vấn miễn phí.

GỬI LIÊN HỆ CHO CHÚNG TÔI

Scroll to Top