Thuật ngữ “truyền nước biển” là cách nói quen thuộc của người dân về thủ thuật truyền dịch tĩnh mạch. Có rất nhiều loại dịch truyền. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định loại dịch truyền phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại dịch truyền thông dụng hay được các bác sĩ chỉ định nhất.
1. Nước muối sinh lý (Natri clorua 0.9%)
Nước muối sinh lý chính là loại dịch thông dụng nhất. Cũng chính vì lý do này mà thủ thuật truyền dịch mới được gọi là “truyền nước biển” (có muối giống như nước biển thật).
Tuy nhiên dịch này không nhiều muối như nước biển.
Nước muối sinh lý có nồng độ chỉ 0.9%.
Vì sao nồng độ ở mức 0.9%?
Vì ở nồng độ đó, dung dịch muối đẳng trương, có độ thẩm thấu tương đồng với các dịch trong cơ thể.
Tìm hiểu về khái niệm “đẳng trương” tại đây:https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B3ng_tr%C6%B0%C6%A1ng
Truyền nước biển khi nào?
Khi cần bổ sung thể tích nước vào cơ thể như:
- Khi mất nước:
- Tiêu chảy cấp
- Sốt siêu vi mất nước
- Nôn mửa.
- Tiểu đường.
- Các nguyên nhân khác.
- Khi cần pha loãng các loại thuốc để đưa vào cơ thể
- Khi có các chỉ định đặc biệt khác của bác sĩ.
Tỉ lệ giữ lại trong lòng mạch đạt 25%. Nghĩa là truyền 1000ml nước muối sinh lý, sẽ giữ lại trong máu được 250ml.
2. Lactate Ringer
Lactate Ringer (LR) là gì?
LR là loại dịch do Sydney Ringer tìm ra.
Dịch này gồm nước và một số ion như K+, Na+, Ca2+, Cl-,…
Dung dịch này có 3 đặc điểm đáng lưu ý:
- Có chứa chất điện giải.
- Tính chất thẩm thấu tương tự như máu (chính xác là huyết tương) – ưu trương nhẹ.
- Có tính chất toan (tính acid).
Bác sĩ sẽ chỉ định loại dịch này khi:
- Cần bù nước và điện giải.
- Kiềm hoá máu trong trường hợp gan tốt. (cái này hơi phức tạp – khó giải thích).
Lưu ý:
Không sử dụng khi bệnh nhân mất nước do nôn ói nhiều.
Tỉ lệ lưu lại trong lòng mạch đạt 19%, nghĩa là truyền 1000ml sẽ giữ lại trong máu được 190ml.
3. Dung dịch đường (Glucose 5%)
Dung dịch Glucose 5% có các tính chất tương tự như nước muối sinh lý:
- Dung dịch đẳng trương.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Thường dùng:
- Các trường hợp bù dịch.
- Ăn uống kém, nôn ói.
- Tình trạng nôn nao mệt mỏi sau khi say rượu cũng hay được các bác sĩ chỉ định loại dịch này.
4. Loại dịch truyền nào phù hợp với tôi?
Đến với trung tâm bsgiadinh.vn, không giống như những nơi khác, quý khách sẽ được tư vấn rõ ràng về tình trạng của mình bởi bác sĩ vững chuyên môn.
Bạn sẽ biết được vì sao mình cần truyền một loại dịch này mà không phải loại khác, riêng cho trường hợp của mình.
Khi sử dụng chính xác loại dịch mình cần, quý khách sẽ hồi phục sức khoẻ nhanh chóng cũng như đảm bảo an toàn trong lúc truyền.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ truyền dịch tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Truyền dịch tại nhà.
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.