1. Viêm miệng đỏ hoặc viêm miệng đỏ có bựa:
- Niêm mạc đỏ đồng đều:
. Viêm miệng đỏ do virus (“nội ban”), bệnh sởi (tìm dấu hiệu Koplick), do virus ECHO, v.v…
. Hiệu ứng kháng sinh trị liệu;
. Thể ban đỏ thuần túy của đẹn sữa (Candida albicans);
. Bệnh penlagra, viêm miệng do thiếu dinh dưỡng (đôi khi có loét).
- Viêm miệng đỏ có bựa:
. Bệnh sởi, nhiễm siêu vi thông thường;
. Vệ sinh miệng kém;
. Đẹn sữa hoặc bệnh Candida ở miệng: viêm miệng đỏ lan tỏa kèm với đốm trắng bựa, thường xảy ra trên thể địa suy kém, hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh hoặc bằng thuốc làm giảm phản ứng miễn dịch; hiếm khi gặp thể sùi u nhú (bệnh Candida mạn);
- Viêm miệng có bựa hoặc “dạng lichen” nguyên nhân do điều trị bằng: . thuốc trị sốt rét tổng hợp, phenindion (Pindione), acid nifluric
(.Nifluril), penicillamin;
. Viêm miệng sau liệu pháp xạ tia ở cổ – mặt,
. Mảng niêm mạc của bệnh giang mai thời kỳ 2: sướt đỏ hoặc dạng bạch hầu, hoặc xám,với đường kính 10mm “như hoa giấy công fêti”, không đau.
2. Viêm miệng có mụn nước:
- Do virus:
. Herpès viêm lợi – miệng do sơ nhiễm herpès (trẻ em), có mụn nước, sau đó sướt, đau, nổi hạch vệ tinh, có sốt, trong thời gian 10 ngày; đôi khi bệnh khu trú ở miệng – sinh dục hoặc ở miệng – ngón tay.
. Viêm họng áp tơ (Coxsackie A) ở trẻ nhỏ nổi vài mụn nước trên cột màn hầu, ở màn hầu hoặc ở lưỡi gà.
. Hội chứng miệng – tay – chân (Coxsackie A), ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi, viêm lợi – miệng có mụn nước sau đó sướt trầy, cộng với phát ban bọng nước ở khoảng kẽ ngón tay và các bờ hai bên bàn chân.
. Trái rạ (thủy đậu): nổi vài mụn nước.
. Zona miệng nửa vòm họng và nửa lưỡi (vùng dây thần kinh V2), hoặc rìa lưỡi (dây thần kinh VII bis), hoặc ở nửa màn hầu và ở nửa hầu (dây IX).
- Bệnh ngoại hì trợt quanh nhiều lỗ:
. Hội chứng Steven – Johnson hoặc hội chứng Fiessinger – Rendu: tổn thương miệng, hậu môn, sinh dục từa tựa như ban đỏ đa dạng và hội chứng Lyell.Nguyên nhân còn đang bàn cãi: do virus? Do mycoplasma? Hoặc do cảm ứng thuốc.
3. Viêm miệng bọng nước:
- Bệnh da nhiễm độc bọng nước:
Do butazolidin; amidopyrin; sulfamid chậm; thuốc chống co giật; acid nalidixic (Négram).
- Ban đỏ dạng thể họng nước: bọng nước trên môi, lưỡi, phía trong má, kèm với bọng nước ngoài da hình vòng bia (để thi bắn), đau khớp, sốt.
- Pemphigut thông thường mạn tính có thể khởi phát ở miệng: ở màn hầu, phần sau má, ở rìa lưỡi.
- Bệnh Durhing – Brocq: ở người trẻ, bọng nước tiến triển đến teo niêm mạc và hình thành dây chằng sẹo, kháng thể kháng màng nền tế bào.
- Bọng nước có máu (lớn bằng hạt dẻ): do chấn thương (màn hầu), hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin ở da đôi khi nổi vài bọng nước trên niêm mạc miệng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.