THOÁI KHỚP HÁNG

Trong một nửa trường hợp thoái khớp háng là hậu quả của biến dạng ở khớp háng như loại biến dạng trật khớp. Loại khớp này di truyền theo nhiễm sắc thể trội ở nữ hơn ở nam và có rất nhiều mức độ từ bán trật khớp đến trật khớp hoàn toàn. Vì loạn sản thường có ở cả 2 bên nên thoái khớp cũng gặp ở hai bên. Trong một số rất ít trường hợp thoái khớp háng là hậu quả của một loại biến dạng khác như lồi ổ cối, biến dạng di chứng của viêm sụn thiếu niên ở đầu xương đùi hoặc tật đùi cong vào (coxa vara).

[toc]

Dù tiền phát hay thứ phát, thoái khớp háng đều có những triệu chứng giống nhau, chủ yếu là đau ở đùi và đi lại khó khăn.

Đau: thường ở vùng bên và mặt trước phía trong của đùi. Cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi, vì vậy dễ nhầm với đau dây thần kinh hông to, hoặc đau ở đầu gối. Đau xuất hiện khi đi, nằm nghỉ thì hết đau.

Trường hợp nặng có thể đau cả ban đêm, lúc nghỉ.

Đi khập khiễng: thời gian đi bị rút ngắn dần, các cử động bị hạn chế nhất là khi dạng háng hoặc làm động tác quay. Càng ngày càng khó cử động nên bệnh nhân thường để chi ở tư thế đặc biệt, gấp, khép và quay ra ngoài.

Trong các thế nặng bao giờ cũng có teo cơ từ đầu đùi.

2. Xét nghiệm và tiến triển thoái khớp háng:

  • Xét nghiệm và x-quang:

Chụp thẳng vùng xương chậu và 2 khớp háng sẽ thấy: hẹp đường giữa khớp chủ yếu ở khu vực trên của khớp, ít khi ở vùng giữa lồi xương vùng bờ. Biến dạng cấu trúc của đầu xương đùi vả ổ cối.

Về xét nghiệm, không có gì biến đổi. Tốc độ lắng máu bình thường.

  • Tiến triển:

Tổn thương thoái khớp khi đã xuất hiện thì không tự khỏi được mà vẫn tiến triển từ từ cuối cùng dẫn đến cứng khớp ở tư thế gấp, khép và quay ra ngoài. Không bao giờ dẫn đến dính khớp hoàn toàn, vẫn còn cử động được một chút làm khớp bị đau. Mọi hoạt động nhất là đi lại, bị hạn chế.

3. Điều trị:

Về nội khoa không có thuốc chữa khỏi được bệnh cũng như ngăn chặn được tiến triển của bệnh mà chỉ có thể làm giảm đau. cần hạn chế đi lại, một ngày cần có nhiều lần nằm nghỉ, khi đi lại nên sử dụng gậy, tránh mang nặng. Để giảm đau, có thể cho 1-3g axetyl salixylic, diclofenac, (Voltaren). Khi không đỡ có thể tiêm axetat hydrococtison vào khớp, oestro-gen tổng hợp. Điều trị bằng suối nước nóng thường có tác dụng tốt.

Về ngoại khoa có thể dùng các thủ thuật, làm dính khớp hoàn toàn để chống đau. Có thể chỉnh hình khớp bằng phẫu thuật.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top