a. Dự phòng tái phát
– Chế độ ăn giảm mỡ động vật, giảm calo. Hạn chế muối. Bỏ thuốc lá và rượu.
– Điều trị chổng đông dài ngày:
+ Dùng các chất chổng vitamin K uống để đạt tỉ lệ protrombin khoảng 25-30%, đo bằng thời gian Quick.
+ Liệu pháp này phải thực hiện lâu dài với điều kiện được theo dõi chặt chẽ. Cần nhớ là ở người già dễ có tai biến xuất huyết.
b. Hoạt động trở lại xã hội và nghề nghiệp
Không nên coi bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim như người tàn phế suốt đời. Xu hướng hiện nay là khuyến khích bệnh nhân tham gia lại các hoạt động xã hội nghề nghiệp. Hai phần ba bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể trở lại hoạt động bình thường.
Nên cho bệnh nhân bắt đầu trở lại hoạt động từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu (trừ trường hợp cỏ biến chứng thứ phát).
Nên bắt đầu từ từ, có theo dõi. Không được gắng sức quá mức về thể lực và tinh thần.
Đối với những người buộc phải nghỉ việc hoặc không muốn tiếp tục làm việc nữa, thì phải tìm công việc gì khác nhẹ nhàng hơn, tránh tình trạng bất động quá lâu gây chán nản, trầm cảm rất có hại, dễ làm bệnh tái phát.
c. Vấn đề phẫu thuật
Hiện nay người ta tìm cách giải quyết phòng bệnh tái phát bằng phẫu thuật. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã thu được một số kết quả. Nhất là việc nối động mạch chủ với động mạch vành bằng một câu nối tĩnh mạch.
Việc ghép tim đã được tiến hành nhưng cũng chưa ra khỏi phạm vi nghiên cứu và hiện nay chưa thể mở rộng chỉ định được.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.