BỆNH TUYẾN GIÁP Ở NGƯỜI CÓ TUỔI

    Ở người già, tuyến giáp nhỏ hơn và thường xâm nhập tổ chức xơ. Nồng độ thyroxin ở huyết tương có thể bình thường nhưng việc tiết hoc- mon thì giảm.

       Có thể do bệnh Basedow, bướu nhiều nhân, u tuyến độc, viêm tuyến giáp tự miễn kiểu Hashimoto. Về phương diện triệu chứng. Có hai đặc điểm lâm sàng ở người già là: thường chỉ biểu hiện bằng một hay hai triệu chứng và xuất hiện rất từ từ, âm ỉ. Có khi chỉ có nhịp nhanh hoặc loạn nhịp hoàn toàn; hoặc chỉ có tình trạng gây sút nhanh làm nghĩ đến nguyên nhân ung thư hay lao; hoặc thay đổi tính tình, run đầu chi.

       Chẩn đoán dựa vào định lượng thyroxin trong máu. Nếu kết quả bình thường thì phải định lượng thêm triiodothyronin vì có khi cường giáp chi co T3 huyết thanh tăng (nhiễm độcT3). Nhấp nháy đồ với l131 đỏi khi cân thiêt để tìm nguyên nhân cường giáp.

       Đối với người già, điều trị bệnh Basedow nên dùng iốt phóng xạ khoảng 5mCi l131. Kết quả rõ sau 3 – 4 tháng. Khi cần thì cho metimazol liêu 40 – 60mg mỗi ngày. Không nên dùng thuốc ức chế giao cảm bêta, nếu có suy tim. Nếu có bướu nhiều nhân, điều trị phẫu thuật là tốt nhất, tuy 0,5 – 4% có biến chứng và 15% có suy giáp sau 10 năm. Nếu có u độc phải phẫu thuật và nếu không mổ được phải cho iốt phóng xạ.

2. Suy giáp

°      a.    Suy giáp có thể chia ra hai loại tùy theo tổn thương ở ngay tuyến giáp (nguyên phát) hoặc ở tuyến yên – hạ hồi (thử phát). Suy giáp nguyên phát là do không còn tuyến giáp hoặc do giảm tiết hocmon giáp. Hậu quả  là giảm T3 và T4 ở máu lưu thông. Nguyên nhân thường là: teo tuyên giap (hay gặp nhất ở người già) có thể do tự miễn vì 80% có kháng thể kháng giáp; cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị bằng iốt phóng xạ (nguyên nhân suy giáp đứng hàng thứ nhì ở người già vì 20 đến 50% người điêu trị có suy giáp); các nguyên nhân khác ít gặp (uống nhiều iốt, thiếu men tổng hợp hocmon.)

       b.    Về mặt lâm sàng, các triệu chứng khó nhận thấy vì rất giống với trạng thái già. Bệnh nhân kêu mệt, suy nghĩ chậm chạp, giảm trí nhớ, rụng tóc, cần tìm các triệu chứng như cảm giác ớn lạnh, da khô, giọng nói khan, nói chậm, nề ở mi mắt, không có mồ hôi. Khám thấy da xanh, khô và dày, mặt hơi nặng, mạch hơi chậm.

      c.    Chần đoán suy giáp dựa vào định lượng T4 và TSH. Hai xét nghiệm này cho phép xác định suy giáp tiên phát (TSH cao) hoặc thứ phát 0 thấp). Trong trường hợp suy giáp tiên phát, nếu tháy kháng thê giáp lưu động thi có thể nghĩ đến hủy hoại tuyến do cơ chế tự miên. Trong trường  hợp suy giáp thứ phát, cần tìm nguyên nhân (ở tuyến yên hay ở hạ đòi) và tìm các dấu hiệu khác của suy tuyến yên. Làm phản xạ đồ gân gót có thể thấy thời gian kéo dài hơn.

      d.   Điều trị suy giáp bất cứ do nguyên nhân gì cũng phải cho hocmon thay thế. Thông thường cho thyroxin tổng hợp hoặc tinh chất tinh khiết tuyến giáp động vật chứa T3 và T4 hoạt độ sinh học chuẩn. Với liều hàng ngày là 150-200 mg T4 tổng họp, có thể hạ đượcTSH của suy giáp nguyên phát, ở người già liều dùng còn phải căn cứ vào tình trạng tim, mức độ và thời gian suy giáp, cỏ tác giả chủ trương cho T3 thay cho T4 vì tác dụng nhanh hơn, trong vòng vài giờ và nửa đời sống ngắn hơn T4. Tuy nhiên, cũng có bất lợi vì thúc đẩy quá nhanh hoạt động chuyển hóa của tổ chức do đó tăng gánh cho tâm cơ. Vì vậy, chỉ nên dùng T3 cho trường hợp đặc biệt, cần tác dụng nhanh.

      –   Hôn mê phù niêm: suy giáp có thể không được phát hiện trong nhiều năm và chỉ biểu hiện bằng một biến chứng nặng: hôn mê phù niêm. Xảy ra thông thường sau một stress (bệnh nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột tái phát, tai nạn, phẫu thuật…) làm nặng thêm bệnh suy giáp. Trì trệ chuyền hóa nặng gây hạ thân nhiệt; khuynh hướng giữ nước gây tình trạng hạ thẩm thấu huyết tương dẫn đến phù trong tế bào, nhất là ở não. Kết quả là lú lẫn rồi hôn mê. Tiên lượng của biến chứng này xấu, tỉ lệ tử vong khoảng 50%. Trong điều trị cần cho Triiodothyronin vì thyroxin có tác dụng quá chậm. Triiodothyronin cho 50-100 microgam cứ 6 giờ một lần vào dạ dày (qua xông), khi cần cho giỏ giọt tĩnh mạch. Cho hydrococtison 100mg cứ 4 giờ 1 lần.

      –   Hạ thân nhiệt: nhiệt độ xuống dưới 35ºC thường gặp về mùa đông ở  những người già cô đơn hoặc tàn phế. Toàn trạng rất kém. Nguyên nhân có thể do suy giáp, nhưng cũng có thể do mất điều chỉnh thân nhiệt. Tiên lượng thường xấu. Điều trị nhằm sưởi ấm từ từ. Đảm bảo thăng bằng nước, điện giải, kháng sinh.

3. Bướu nhiều nhân bình giáp

       Bướu bình giáp là bệnh nội tiết phổ biến nhất và thường gặp ở người già. 

       Bướu nhiều nhân làm di lệch vị trí khí quản. Một số nhân hoặc cả tuyến giáp có thể xuống đến sau xương ức. Bướu to có thể ảnh hưởng đến nuốt. Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật thường là tổn thương dây thần kinh quạt ngược và suy giáp. Sau khi cắt bỏ tuyến giáp nên cho thyroxin để đề phòng tái phát và suy giáp. 

       Trường hợp bướu có trước nay to ra nhanh phải nghĩ đến hai khà năng: u nang máu (hoặc keo) hoặc ung thư nang (hoặc giảm biệt hóa), u nang có thể xuất hiện nhanh trong một bướu nhiều nhân gây đau và khó thở khi nuốt. Sờ thấy một hòn đàn hòi, to vài centimet có bò’ rõ rệt. Làm siêu âm có thể thấy u nang có nước, chọc hút có thể làm u nang xẹp. Vì u nang không tự khỏi nên phải phẫu thuật hoặc chọc hút. Khi bướu lớn dần trong vài tuần, phải cành giác với ung thư. ở người già, hai loại ung thư tuyến giáp hay gặp nhất là ung thư nang và ung thư giảm biệt hóa. Ung thư nang chiếm một phần tư tất cả các u tuyến giáp. Hay gặp ở tuổi 40 – 60. ở người già ung thư này phát triển nhanh. Ung thư giảm biệt hóa là thề u tuyến giáp hay gặp nhất ở người già; phát triển rất nhanh vả tiên lượng xấu; cần phẫu thuật càng sớm càng tốt.

4. Viêm tuyến giáp

       Bệnh ít gặp. Có thẻ phân biệt bốn loại, khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị.

         a.    Viêm giáp cấp hoặc mủ. Biến chứng hiếm của một bệnh nhiễm khuẩn.

         b.     Viêm giáp bán cấp De Quervain, u hạt hoặc tế bào khổng lồ, là thề viêm giáp hay gặp nhất. Đau vùng khí quản; một bộ phận tuyến giáp to ra nhanh, sờ đau, mật độ chắc, sốt, đau cơ, đau khớp. Tốc độ lắng máu cao, hocmon giáp tăng, gắn iốt phóng xạ thấp, không có kháng thể kháng giáp. Điều trị bằng thuốc chống viêm (cocticoit).

    c.  Viêm giáp limpho tự miễn Hashimoto ở lứa tuổi 60 trở đi, thường gặp ở giai đoạn suy giáp. Chẩn đoán suy giáp do viêm giáp ở người già phải dựa vào: thyroxin máu rất thấp, TSH cao, gắn iốt phóng xạ giảm có khi đến “không”; tăng gamaglobulin; trong máu có kháng thể kháng giáp; điều trị như suy giáp tiên phát.

  d.    Viêm giáp xơ Riedel: rất hiếm. Bướu lan tỏa, mật độ chắc, cũng làm suy giáp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Scroll to Top