1.Điều kiện xuất hiện và tiền triệu
Cơn viêm cấp tính thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như: sau một bữa ăn nhiều rượu thịt, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, sau lao động nặng đi lại nhiều, xúc động, nhiễm khuẩn cấp, lợi niệu nhóm clorothiazit.
Khoảng 50% trường hợp trước khi bị bệnh có các dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đái nhiều, sốt nhẹ.
2. Cơn gút cấp tính
Khoảng 60 – 70% cơn cấp tính biểu hiện ở đốt ngón chân cái: Đang đêm bệnh nhân thức dậy vì thấy đau ở ngón chân cái, một bên, dữ dội, ngày càng tăng. Bệnh nhân không dám động chạm đến vì càng làm đau nhiều hơn. Ngón chân sưng to phù nề, căng bóng, đỏ và sung huyết. Trong khi đó các khớp khác bình thường. Toàn thân sốt nhẹ, mệt mỏi, lo lắng, mắt nổi tia đỏ, khát nước nhiều, đái ít và đỏ, đại tiện táo bón. Đợt viêm kéo dài từ 1-2 tuần, đêm đau nhiều hơn ngày, viêm nhẹ dần, đau giảm, phù bớt, da tím dần hơi ướt, ngứa nhẹ rồi bong vẩy và khỏi không để lại dấu vết gì ở chân. Bệnh có thể tái phát vài lần trong năm vào mùa thu hoặc xuân.
3. Xét nghiệm về X-quang
Chụp X-quang: không có gì thay đổi.
Xét nghiệm trong cơn, thấy cỏ axit uric máu tăng quá 7mg% bạch cầu tăng, tốc độ lắng mạch tăng, chọc dịch ở nơi viêm có thể thấy tinh thể urat nằm trong bạch cầu.
4. Các thể lâm sàng
Thể theo vị trí: ngoài vị trí khớp bàn ngón chân cái chiếm 60-70%, các vị trí khác ỏ’ bàn chân đứng hàng thứ 2. cổ chân, các ngón chân, sau đó là khớp gối, rất ít khi thấy ở các khớp chi trên. Thể đa khớp 5-10% bệnh nhân sốt, sưng đau lần lượt từ khớp này sang khớp khác, dễ nhầm với thấp khớp cấp.
Thể theo triệu chứng và tiến triển. Thể tối cấp: sưng tấy dữ dội, đau nhiều, sốt cao dễ nhầm với viêm tấy do vi khuẩn. Thể nhẹ kín đáo: chỉ mỏi mệt, không sốt, đau và sưng ít. Thể kéo dài: diễn biến từ khớp này qua khớp khác.