BỆNH TAI MŨI HỌNG

I. NGHE KÉM ( VIỄN THÍNH )

1. Đại cương

Thính lực giảm với tuổi.Theo Knudsen, Leisti, sự giảm thính lực theo tuổi như sau:

Bảng 1. Thính lực giảm với tuổi

Decibel Tuổi 125 250 500 1000 2000 4000 8000
20 – 29 0 0 0 0 0 3 5
30 – 39 5 5 5 5 6 14 26
40-49 7 7 7 8 8 21 25
50 – 59 10 10 12 13 29 32  
60-69 14 14 15 19 24 40 48
70-79 18 19 23 24 31 47 59
80 trở lên 22 23 27 33 39 56 66

Giảm thính lực có thể nặng hơn và sớm hơn nếu có thêm các tổn thương ở cơ quan thính giác do chấn thương âm thanh mạnh hoặc lâu dài, nhiễm khuẩn, rối loạn tuần hoàn.

Nhờ có những phương pháp thăm dò ngày càng hoàn thiện người ta có thể phân biệt nhiều loại giảm thính lực khác nhau: đo thính giọng, cho phép đánh giá ngưỡng tiếp thụ với các giọng đơn thuần; đo thính lực tiếng nói cho phép đánh giá tỉ lệ các ảo tính rõ rệt, các từ và câu hiểu được với cường độ âm thanh khác nhau; các test cho phép phát hiện các hiện tượng biến dạng âm thanh (méo âm thanh) hay kèm theo phần lớn bệnh điếc. Ngưỡng tiếp thụ với các giọng đơn thuần; đo thính lực tiếng nói cho phép đánh giá tỉ lệ các ảo tính rõ rệt, các từ và câu hiểu được với cường độ âm thanh khác nhau; các test cho phép phát hiện các hiện tượng biến dạng âm thanh (méo âm thanh) hay kèm theo phần lớn bệnh điếc.

2. Các thể hiện lâm sàng viễn thính ( presbyacousis )

  • Viễn thính kiểu giác quan: đặc điểm là mất thính giác cả hai bên, tuần tiến đối với các âm thanh cao. Do giảm số lượng các tế bào giác quan, kèm theo teo cơ quan Corti trong vòng xoắn nền của ốc tai. Khi vùng tần số của ngôn ngữ nói bị tổn thương, các hiện tượng biến dạng âm thanh (méo) trở nên hạn chế rất nhiều việc hiểu ngôn ngữ nói. Đeo máy trợ thính cũng không có kết quả.
  • Viễn thính kiểu thần kỉnh: rối loạn phân biệt các tần số này với tần số khác làm cho không hiểu được ngôn ngữ nói cho dù đã tăng âm, trong lúc các tiếng động xung quanh vẫn tiếp thu được, về tổ chức học, có hiện tượng teo hạch xoắn của ốc tai và dây thần kinh thính giác. Teo càng tiến triển khả năng dùng máy trợ thính càng ít.
  • Viễm thính chuyển hóa: đặc điểm là mất thính giác mức trung bình đối với tất cả các âm thanh do teo hai bên của giải mạch. Không kèm theobiến dạng âm thanh, do đó, dùng máy trợ thính kết quả tốt. Bệnh thường ổn định.
  • Viễn thính (cơ học) không cỏ tổn thương thực thể rõ rệt.

Có thể do màng đáy mất đàn hòi. Đặc điểm là không nghe được với tất cả các tần số. Thính lực giảm ít với âm thanh thấp và nhiều với âm thanh cao. Có thể dùng máy trợ thính.

Ngoài bốn thể chính, còn có các rối loạn phối hợp trung ương có thể phát hiện bằng các test đo khả năng sát nhập các thông tin do mỗi tai đưa vào.

Rối loạn dẫn truyền ở tai giữa cũng có thể do quá trình lão hóa, nhưng trong đa số trường hợp do nhiều nguyên nhân khác, không liên quan đến tuổi già.

3. Chuẩn đoán phân biệt

  • Điếc dẫn truyền

Ở tai ngoài: cục ráy tai, dị vật (côn trùng). Viêm tai ngoài nhiễm khuẩn hoặc do nấm, nhất là ỏ’ người đái tháo đường. Cacxinom đường dẫn truyền.

Ở tai giữa: viêm tai mạn tính. Biểu hiện đầu tiên của cholesteatom không được phát hiện trước có thề là một biến chứng trong sọ. Xuất tiết một bên của ống dẫn truyền có thể là do ung thư vòm họng hoặc đáy sọ.Cứng khớp xương bàn đạp do xơ tai có thể điều trị được bằng phẫu
thuật ở giai đoạn sớm.

  • Điếc tiếp nhận: trước mỗi tổn thương một bên ở tai giữa đều phải nghĩ đến khả năng có một khối u ở ống nghe trong hoặc ở góc cầu tiểu não (u thần kinh, u màng não…). Hội chứng Ménière hay kèm theo điếc trung bình hoặc nặng, tiến từng bước và tòn tại ngay cả sau khi hết chóng mặt. “Điếc đột ngột”, có thể nhất thời hay vĩnh viễn, do co thắt mạch. Thường ở một bên và cho các thuốc giãn mạch có thể đỡ, nhưng phải sớm. Di chứng của chấn thương do tiếng động cấp tính hay mạn tính, biểu hiện trên thính lực đo bằng một vùng khuyết tương đối rộng trong khu vực các âm thanh cao. Thường kèm theo ù tai và nhiều hiện tượng biến dạng âm thanh (méo âm thanh).
  • Điều trị viễn thính: đã có nhiều phương pháp điều trị bằng thuốc men, nhưng chưa phương pháp nào có kết quả rõ rệt: thuốc giãn mạch, vitamin, hocmon. Một số phương pháp phẫu thuật đã được đem ra dùng thử nhằm mục đích cải thiện tuần hoàn tai trong, nhưng thời gian chưa đủ để đánh giá kết quả.

Do đó, ta phải dùng đến các máy trợ thính. Máy càng có hiệu quả khi bệnh nhân càng trẻ và điếc càng nhẹ. Máy gồm một microphone có tăng âm, nguồn điện (pin, acquy nhỏ) và một phóng thanh nhỏ đặt trong ống nghe ngoài. Có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng một số tần số so với tần số khác tùy theo độ dốc của đường cong thính giác. Với điếc nhẹ, có thể dùng những máy rất nhỏ, đơn giản hóa, đặt trong ống thính giác; các máy đặt sau tai hoặc ngay trong gọng kính cho phép điều chỉnh dễ dàng và chính xác. Điếc nặng phải cần đến máy mạnh hom, bền hom đeo ở ngực. Trước khi sử dụng máy, phải khám kĩ tai mũi họng và đo thính lực để có thể xác định loại điếc và lựa chọn máy có những đặc điểm phù họp.

Ù tai (ù trầm như tiếng cối xay lúa, ù cao như tiếng dế kêu hay tiếng còi tàu hỏa) thường kèm theo tất cả các loại điếc vả có thể do tổn thương ở màng nhĩ, ở tai giữa, tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc các trung tâm thần kinh, ù tai có thể không tìm thấy nguyên nhân gì và không kèm theo điếc. Dù do nguyên nhân gì cũng không có phương pháp nào có thể đảm bảo chắc chắn làm mất được tiếng ù. Thường dùng các thuốc giãn mạch, Vitamin A, B và E, thuốc trấn tĩnh; có khi phải cắt thừng màng nhĩ, cắt bỏ hạch màng nhĩ, các dây thần kinh ốc tai, dây thần kinh tiền đình hoặc nổi tiền đình – mặt. Có nhiều bệnh nhân bị ù tai, nhưng thích nghi được và yên tâm, nhất là khi họ hiểu rõ đó là một chứng lành tính.

II. Chóng mặt

Rối loạn thăng bằng do tiền đinh có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Ở tuổi già hay gặp hơn, nhưng về triệu chứng thi cũng không có gi đặc biệt so với các lứa tuổi khác. Có thể gặp cơn chóng mặt thời gian ngắn không có nguyên nhân gì khởi phát của bệnh Ménière, những thời kì chóng mặt kéo dài vài ngày của bệnh viêm nơron tiền đình nguyên nhân ở mạch máu: hoặc suy tuần hoàn đốt sống thân nền, hội chứng cột sống cổ. Làm các nghiệm pháp kích thích tiền đình thấy giảm đáp ứng, rung giật nhãn cầu cả hai bên, đối xứng và do đó không có biểu hiện lâm sàng về mặt tổ chức học, không phát hiện được tổn thương gì ở tai trong đặc hiệu của tuổi già trong các cảm thụ tiền đình cũng như các dây thần kinh đi ra.

Điều trị chóng mặt, chủ yếu là điều trị triệu chứng (nhất lả thuốc chống nôn). Trong các trường hợp nặng có thể dùng phẫu thuật cắt dây thần kinh tiền đình hoặc hủy tai trong.

III. Chảy máu cam

Chảy máu mũi ở người trẻ tuổi xuất phát từ điểm mạch trước ở vách, ở người già chảy máu thường do vỡ một nhánh của động mạch bưó’m vòm miệng. Hay gặp khi có cơn tăng huyết áp hoặc khi đang dùng thuốc chống đông. Có thể là dấu hiệu đầu tiên của u ở các hốc xương bướm hoặc ở xoang hàm.

Chảy máu cam từ phía sau, nặng hơn, làm thành những cục lớn ở hầu ngoài và bệnh nhân thường phải nuốt nhiều máu. Cho an thần, thuốc hạ huyết áp và nhét gạc phía trước, sau khi gây tê tại chỗ, gạc sẽ để tại chỗ 24 – 48 giờ. Cho kháng sinh đề phòng bội nhiễm tại chỗ và ở các xoang vì các lỗ đều đã nhất thời bị bít. Nếu nhét gạc phía trước không kết quả, cần nhét gạc phía sau đề bịt lỗ mũi sau. Nên cho bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện vài ngày để theo dõi. Nếu chảy máu cam tái phát nhiều lần, có thể buộc động mạch hàm trong ở hố hình cánh – hàm hoặc buộc động mạch cảnh ngoài, sau chỗ phân nhánh.

Scroll to Top