Clo là gì? Xét nghiệm clo trong cơ thể để làm gì?

(Chloride) 

xét nghiệm clo
xét nghiệm clo

Clo là gì?

Clo (Cl) là một anion chính của dịch ngoài tế bào. Nồng độ clo máu có mối tương quan nghịch với nồng độ bicarbonat (HC03′) do các ion này phản ánh tình trạng cân bằng toan-kiềm trong cơ thể. Clo có một số chức năng như tham gia duy trì tình trạng trung hòa về điện tích bằng cách đối trọng với các cation như Na+ (NaCI, HCI), hoạt động như một thành phần của hệ đệm, hỗ trự cho quá trình tiêu hóa và tham gia duy trì áp lực thẩm thấu và cân bằng nước trong cơ thể. Do ion cr thường được thấy dưới dạng kết hợp với ion natri (Na+), các thay đổi trong nồng độ natri máu sẽ gây nên sự thay đổi tương ứng trong nồng độ clo. 

Clo được tái hấp thu cùng với natri qua các đơn vị cầu thận. Do mối tương quan của clo với các điện giải khác, lượng clo được thận bài xuất trong 24h là một chỉ dẫn cho tinh trạng thăng bằng điện giải của Bệnh nhân và là hình ảnh phản chiếu khẩu phần clo và natri trong chế độ ăn. 

Đáp ứng bình thường của cơ thể đối với tình trạng toan hóa máu là tăng bài xuất alcd niệu (chủ yếu là NH4+). 

Các bệnh nhân bị tăng nồng độ clo máu (hyperchloremia) có thể biểu hiện triệu chứng yếu cơ, thờ nhanh sâu, thờ ơ, mệt lả và tình trạng trên có thể tiến triển tới hôn mê thực sự. Các bệnh nhân bị giảm nồng độ clo máu (hypochloremia) có thể biểu hiện tình trạng tăng trương lực cơ, cơn co cứng cơ (tetany) và thở nông. 

Mục đích và chỉ định xét nghiệm clo 

Nồng độ clo máu:

xét nghiệm clo
xét nghiệm clo

XÉT NGHIỆM định lượng các ion chính có trong huyết tương (XÉT NGHIỆM điện giải đồ) đế đánh giá trình trạng cân bằng nước trong cơ thể và để đánh giá cân bằng toan-kiềm.

Nồng độ clo trong nước tiểu

xét nghiệm clo
xét nghiệm clo
  • Đế đánh giá tình trạng thể tích, khẩu phần muối và nguyên nhân gây hạ kali máu. 
  • Được chỉ định trong đánh giá chẩn đoán tình trạng nhiễm toan do ống thận. 
  • Đánh giá các thành phần điện giải của nước tiểu và thăm dò thăng bằng toan-kiềm. 

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm clo

Máu:

  • XÉT NGHIỆM được thực hiện trên huyết thanh hay huyết tương.
  • Do nồng độ clo máu có thế bi giảm nhẹ sau bữa ăn, vì vậy yêu cầu Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu làm XÉT NGHIỆM.

Nước tiểu:

  • Thu bệnh phẩm 24h.
  • Nước tiểu được bảo quản trong tủ mát hay trong đá lạnh. 

Giá trị bình thường xét nghiệm clo 

Nằng độ clo máu.

96 – 110 mEq/L hav 96 – 110 mmol/L.

Nồng độ clo niệu.

110 – 250 mEq/L hay 110 – 250 mmol/L.

Tăng nồng độ clo máu 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

  • Toan chuyển hóa kết hợp với ỉa chảy kéo dài gây mất natri bicarbonat. 
  • Bệnh lý ống thận với giảm bài xuất ion H+ và giảm tái hấp thu HCO3′ (“toan chuyển hóa tăng clo máu” [“hyperchloremic metabolic acidosis”]). (Vd: Toan hóa do ống thận).
  • Kiềm hô hấp (Vd: Tăng thông khí, tổn thưcmg nặng thần kinh trung ương).
  • Dùng một số loại thuốc quá mức (Vd: ammonium chloride, truyền TM quá nhiều dịch muối, ngộ độc salicylat, điều trị bằng acetazolamid).
  • Giữ lại muối và nước: 
    • Do thuốc: Corticosteroid, guanethidin, phenylbutazon. 
    • Hội chứng Cushing. 
    • Đợt mất bù của suy tim.
  • Cường cận giáp.
  • Một số nguyên nhân khác: 
    • Suy thận cấp. 
    • Nghiện rượu. 
    • Thiếu máu. 
    • Mất nước nặng. 
    • Đái tháo nhạt. 
    • Sản giật. 
    • Bệnh đa u tủy xương (multiple myeloma). 
    • Mất natri > mất clo (Vd: ỉa chảy, rò ruột). 
    • Mổ nối niệu quản ruột sigma (ureterosigmoidostomy). 

Giảm nồng độ clo máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

  • Mất acid clohydric dịch dạ dày: 
    • Hút dịch dạ dày qua xông. 
    • Nôn. 
    • Hẹp môn vị.
  • Nhiễm toan chuyển hóa với tích tụ các anion hữu cơ (Vd: Nhiễm toan cetôn do đái tháo đường).
  • Nhiễm toan hô hấp mạn tính.
  • Bệnh thận gây mất muối.
  • Thiếu hụt hormon vỏ thượng thận (adrenocortical): 
    • Các nhiễm trùng cấp. 
    • Bệnh Addison. 
    • Suy vỏ thượng thận.
  • Cường aldosteron tiên phát.
  • Tăng thể tích dịch ngoài tế bào: 
    • Suy thận mạn. 
    • Suy tim ứ huyết. 
    • Hạ natri máu. 
    • Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH). 
    • Ngộ độc nước.
  • Bỏng.
  • Ra nhiều mồ hôi.
  • Tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ quá cao.
  • Tác dụng của lợi tiểu (Vd: acid ethacrynic, furosemid, thiazid).
  • Kiềm chuyển hóa (Vd: do dùng bicarbonat, aldosteron, cortico­ steroid).
  • Các nguyên nhân khác: 
    • Khí thũng phổi. 
    • Viêm đại tràng loét. 
    • Các tình trạng mất khác (Vd: lạm dụng dùng thuốc xổ mạn tính). 

Tăng nồng độ clo trong nước tiểu 

Các nguyên nhân chỉnh thường gặp là: 

  • Mất nước nặng.
  • Tình trạng đái nhiều: 
    • Tăng bài niệu qua mức do bất kỳ nguyên nhân nào. 
    • Tăng bài niệu sau thời gian hành kinh (postmenstrual diuresis). 
    • Viêm thận mất muối (salt-losing nephritis).
  • Bệnh lý ống thận – kẽ thận (tubulointerstitial disease).
  • Hội chứng Cushing.
  • Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH).
  • Khẩu phần ăn chứa quá nhiều muối.
  • Thiếu hụt kali nặng.
  • Suy giảm hormon vỏ thượng thận.
  • Hội chứng Batter.
  • Đói ăn. 

Giảm nồng độ clo trong nước tiểu 

Các nguyên nhãn chính thường gặp là: 

  • Bệnh Addison.
  • Suy tim ứ huyết.
  • Tình trạng giữ lại muối và nước trước khi hành kinh.
  • Tình trạng ứ clo ở giai đoạn hậu phẫu.
  • Mất chlorid ngoài thận quá mức: 
    • ỉa chảy. 
    • Mất nhiều mồ hôi. 
    • Hút dịch dạ dày qua xông. 
    • Hẹp môn vị.
  • Cường chức năng vỏ thượng thận.
  • Hội chứng giảm hấp thu.
  • Bệnh khí thũng phổi.
  • Chế độ ăn chứa quá ít muối natri. 

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm 

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Sử dụng garo tĩnh mạch quá lâu trong khi lấy máu XÉT NGHIỆM có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Tăng nồng độ clo máu giả tạo (liên quan với kỳ thuật XÉT NGHIỆM) có thế xẩy ra khi mẫu bệnh phẩm có bromid hoặc các chat halogen khác.
  • Nồng độ clo máu có thể bị giảm nhẹ sau bữa ăn.
  • Các thuốc có thể làm tăng nòng độ clo máu là: Acetazolamid, ammonium clorid, androgen, acid boric, cholestyramin, cyclo­ sporin, estrogen, glucocorticoid, imipenem-cilastatin, methyldopa, thuốc kháng viêm không phải là steroid, Phenylbutazon, bromid natri, Spironolacton, thuốc lợi tiếu nhóm thiazid.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ clo máu là: Aldosteron, amilorid, bumetanid, corticosteroid, corticotropin, truyền dextrose, acid ethacrynic, furosemid, lợi tiểu thủy ngân, prednisolon, natri bicarbonat, Spironolacton, triamteren, thuốc lợi tiếu nhóm thiazid.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ clo trong nước tiểu là: Bromid, lợi tiểu thủy ngân, lợi tiểu nhóm thiazid. 

Lợi ích của xét nghiệm định lượng nồng độ clo máu 

  1. XÉT NGHIỆM định lượng nồng độ clo máu thường được đánh giá như một phần của XÉT NGHIỆM sàng lọc đối với tình trạng rối loạn nước điện giải và thăng bằng toan kiềm, vì vậy nó thường được làm cùng với natri, kali, bicarbonat và carbon dioxid.
    • Các biến đổi nồng độ clo máu xẩy ra song song với các biến đổi nồng độ natri máu và việc phân tích các biến đổi này cũng tương tự như đối với nồng độ natri máu.
    • Do clo tham gia một phần vào hệ đệm trong cân bang toan-kiềm của cơ thể, vì vậy khi phân tích biến đổi nồng độ của ion này phải kết hợp với phân tích XÉT NGHIỆM các chất khí trong máu động mạch và nồng độ bicarbonat.
  2. XÉT NGHIỆM này cũng được chỉ định để đánh giá những Bệnh nhân than phiền có triệu chứng nôn kéo dài, ỉa chảy hay yếu mệt.
  3. Ớ các đối tượng bị nhiễm kiềm, XÉT NGHIỆM định lượng nồng độ clo trong nước tiểu giúp chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây rối loạn toan- kiềm nói trên:
    • Các Bệnh nhân bị nôn kéo dài sẽ có tình trạng nhiễm kiềm giảm clo máu với nồng độ clo trong nước tiểu rất thấp.
    • Các Bệnh nhân bị tăng quá mức một số hormon (như cortisol hay aldosteron) sẽ có nồng độ clo trong nước tiểu rất cao.
  4. Do clo có mối tương quan với các điện giải khác, XÉT NGHIỆM định lượng nồng độ clo trong nước tiểu có thể được chỉ định để giúp ích đánh giá tình trạng thể tích, khẩu phần muối, nguyên nhân gây hạ kali máu và để trợ giúp thêm trong chẩn đoán nhiễm toan do ống thận. 

Các cảnh báo lâm sàng 

  • Mặc dù nồng độ clo máu thường biến đổi cùng hướng với nồng độ natri ngoại trừ trong trường họp toan chuyển hóa với thiếu hụt bicarbonat và kiềm chuyển hóa với tăng quá mức bicarbonat là các trường hợp nồng độ natri huyết thanh có thể bình thường. Định lượng nồng độ các ion trong máu bằng điện cực chọn lọc ion trực tiếp (Direct lon Selective Electrode) sẽ không bị tác động của sai số do dịch chuyển thể tích trong mầu bệnh phẩm có hàm lượng lipid hoặc protid cao, song sai số có thể xẩy ra nếu sử dụng điện cực chọn lọc ion gián tiếp (indirect ISE) hoặc kỹ thuật ngọn lửa. 
  • Khoảng 30% các bệnh nhân bị giảm nồng độ clo máu có tình trạng chênh lệch giữa nồng độ natri và clo niệu ở mức > 15 mmol/L. xẩy ra tình trạng chênh lệch nồng độ này là do bài xuất ion natri cùng với các anion khác (Vd: HC03′) hoặc do bài xuất ion clo với các cation khác (Vd: ammonium). Khi nồng độ NH4+ trong nước tiểu tăng cao, khoảng trống anion niệu [(Na+ + K+) – Cl”] sẽ có giá trị âm, do nồng độ cr sẽ vượt hcm tổng nồng độ Na+ và K+ bằng một lượng xấp xỉ với NH4+ trong nước tiểu. Tuy vậy, nồng độ clo trong nước tiểu có thể cao một cách không thích họp trong tình trạng ỉa chảy gây giảm thể tích máu (diarrhea induced hypovolemia) do cơ thể cần duy trì tình trạng trung hòa điện tích do bài xuất NH4+ gia tăng. 
Scroll to Top