eGFR là gì? Xét nghiệm eGFR để làm gì?

(Creatinine with estimated glomerular filtration rate)

eGFR
eGFR

eGFR là gì?

eGFR là từ viết tắt của (creatinin) estimated Glomerular Filtration Rate: ước tính mức lọc cầu thận.

Creatinin được hình thành từ quá trình thủy phân creatin và phosphocreatin trong cơ và từ các protein được chế độ ăn cung cấp.

Creatinin được lọc hoàn toàn qua cầu thận và được ống thận gần bài tiết, một phần nhỏ chất này được tái hấp thu ở thận.

Trong các tình trạng suy thận cấp mới mắc gia tăng nồng độ Creatinin máu có thể xẩy ra trễ và tiến triển. Trong bệnh lý thận mạn, có một mối liên quan theo hàm lũy thừa giữa số các nephron không còn chức năng và giá trị của Creatinin huyết thanh.

Tương quan giữa số nephron có chức năng và giá trị của Creatinin huyết thanh
Tương quan giữa số nephron có chức năng và giá trị của Creatinin huyết thanh

Giảm 50% số nephron có hoạt động chức năng chỉ gây tăng nhẹ Creatinin máu (1-2 mg/dL). Song khi có giảm thêm một số nephron có hoạt động chức năng, sẽ gây tăng nhanh nồng độ Creatinin.

Như vậy, Hình trên cho thấy định lượng Creatinin huyết thanh thiếu tính nhậy và không cho phép xác định các biến đổi chức năng thận kín đáo. Áp dụng phương trình nghiên cứu IDMS-Traceable MDRD để tính toán mức lọc cầu thận (estimated glomerular filtration rate [eGFR]) sẽ cho các thông tin hữu ích hơn trong đánh giá sớm chức năng thận:

công thức tính eGFR
công thức tính eGFR

Trong đó Scr là nồng độ Creatinin huyết thanh.

Lưu ý : Phương trinh này chưa được phê chuẩn áp dụng cho trẻ em và sẽ chỉ được áp dụng cho các bệnh nhân > 16 tuổi. Đây là công thức quy ước binh thường hóa diện tích bề mặt cơ thể trung bình ở người lớn (1,73m2) vì vậy không cần thiết điều chỉnh trọng lượng và chiều cao của bệnh nhân. 

Xét nghiệm eGFR để làm gì?

eGFR
eGFR
  • Để chẩn đoán và đánh giá mức độ suy thận.
  • Để theo dõi người được ghép thận.

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm eGFR

Creatinin máu:

xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XÉT NGHIỆM.

Ước tính mức lọc cầu thận theo diện dịch bề mặt cơ thể bình thường hóa (eGFR):

theo công thức của IDMS-Traceable MDRD Equation.

Giá trị bình thường xét nghiệm eGFR

Creatinin huyết thanh

  • Nam. 0,7 – 1,3 mg/dL hay 62 – 115 µmol/L.
  • Nữ: 0,5 – 1,0 mg/dL hay 44 – 88 µmol/L.

(mg X 8,8 = µmol X 0,11 = mg)

eGFR:

> 16 tuổi: > 60 mL/phút/ 1,73 m2.

Tăng eGFR khi nào?

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

Các nguyên nhân gây tăng nồng độ creatin máu

Giảm eGFR khi nào?

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

Nguyên nhân làm giảm nồng độ Creatinin máu

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm eGFR

  • Tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm.
  • Hình thành các phức chất có màu (ví dụ: acetoacetat, pyruvat, các acid xêtôn và một so Cephalosporin).
  • Phản ứng enzym: 5-fluorocytosin có thể gây tăng nhẹ nồng độ craetinin huyết thanh.
  • Tác dụng giao thoa với các phương pháp xét nghiệm khác (ví dụ: có mặt acid ascorbic, phenolsulfonphtalein, L-dopa).
  • Kết quả tính toán mức lọc cầu thận theo nồng độ Creatinin máu có thể bị giám giả tạo khi:
    • Có tình trạng tăng rõ rệt nồng độ bilirubin huyết thanh.
    • Phản ứng enzym (ví dụ nồng độ glucose > 5,5 mmol/L).
  • Kết quả tính toán mức lọc cầu thận theo nồng độ Creatinin máu có thể bị tăng giả tạo khi:
    • Tình trạng khử picrat kiềm (ví dụ: có mặt glucose, ascorbic acid, acid uric). Tình trạng nhiễm toan xêtôn có thể gây tăng rõ rệt kết quả định lượng nồng độ Creatinin huyết thanh khi sử dụng phản ứng picrat kiềm.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng cholinesterase huyết thanh :

  • xét nghiệm rất hữu ích để chẩn đoán sớm và đánh giá mức độ suy thận. Đây là một chỉ số nhậy và đặc hiệu hcm so với nồng độ ure máu và thậm chỉ riêng nồng độ creatinin máu máu chẩn đoán sớm bệnh thận. Nồng độ creatinin huyết thanh và urê thường kém hữu ích để phát hiện các tình trạng suy thận sớm, do các thông số này thường chỉ bất thường rõ khi thận đã bị mất tới khoảng 50% chức năng. Nồng độ cratinin huyết thanh cũng cho thấy là có độ nhạy tồi mặc dù độ nhạy rất tốt trong chân đoán suy giảm chức năng thận. Vì vậy, sử dụng phối hợp và đồng thời xét nghiệm nồng độ urê máu, creatinin máu, độ thanh thải creatinin và ước tính mức lọc cầu thận theo nồng độ creatinin sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn để đánh giá tình trạng chức năng thận.
  • xét nghiệm hữu ích để chỉnh liều các thuốc được thải trừ qua thận.
  • Định lượng nồng độ creatinin huyết thanh và sử dụng để tính toán mức lọc cầu thận theo diện tích bề mặt cơ thể bình thường hóa (eGFR) thường được chỉ định cho các đối tượng bị bệnh thận mạn, và các đối tượng có yếu tố nguy cơ bị bệnh thận mạn (ví dụ: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và tiền sử gia định bị bệnh thận).
Scroll to Top