GIẢM GLUCOZ-HUYẾT Ở TRẺ EM

[toc]

Triệu chứng: giận dữ, đau bụng.

Hôn mê kéo dài gây tình thế rất trầm trọng: cần điều trị cấp tốc.

  • TAI BIẾN TỐI CẤP:
  • Cần nghĩ đến ngộ độc rượu cấp tính;
  • Hoặc do thuốc làm giảm glucoz – huyết: các loại sulfamid, các loại thuốc có chất salicyl;
  • Suy gan nặng.
  • TAI BIẾN TÁI ĐI TÁI LẠI: GIẢM GLUCOZ – HUYẾT ĐỘT NGỘT:
  • Những bệnh nội tiết gây giảm glucoz – huyết thực thể rất hiếm thấy ở trẻ em:

. u tuyến Langerhans;

. Suy tuyến yên toàn bộ (u sọ – hầu);

. Suy thượng thận thực thể;

. Giảm năng tuyến giáp;

  • Rất thường hơn là các bệnh chuyển hóa:

. Bệnh tích glycogen ở gan – thận kèm với gan to, béo phì, lùn, nhiễm acid lactic;

. Galactoz – huyết có tính cách di truyền (do biến đổi sai galactoz thành glucoz) ngưng phát triền, đục thủy tinh thể, tiến triền đến thiều năng tâm thần;

. Không dung nạp fructoz;

  • Thường gặp nhất là giảm glucoz – huyết chức năng:

. Giảm glucoz – huyết do dưới đồi không đáp ứng;

. Giảm glucoz – huyết kèm với nhiễm ceton (18 tháng đến 2 tuổi, cơn xảy ra buổi sáng);

. Giảm glucoz – huyết kèm với tăng insulin thật sự, vài trường hợp do cảm ứng với leucin (tai biến sau bữa ăn).

GIẢM GLUCOZ-HUYẾT Ở TRẺ MỚI SINH:

Ở trẻ mới sinh có tình trạng giảm glucoz – huyết sinh lý và tạm thời, thường là tiềm tàng.

Nếu tình trạng nặng hoặc kéo dài, có thể gây co giật và rối loạn hố hấp. Đặc biệt cảnh giác giảm glucoz – huyết ở:

  • Trẻ suy dinh dưỡng: theo dõi glucoz huyết một cách có hệ thống;
  • Trẻ mà bà mẹ mắc bệnh đái tháo đường: nên tiêm truyền glucoz cho bé có hệ thống;
  • Trễ bị giảm nhiệt;
  • Trẻ sinh khó;
  • Trẻ sinh non.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top