Hội chứng suy tế bào gan – nguy hiểm thế nào?

Hội chứng suy tế bào gan cùng với hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa là hai hội chứng xuất hiện trong giai đoạn xơ gan mất bù. Xơ gan mất bù là giai đoạn nguy hiểm, với nhiều biến chứng đe dọa tính mạng.

hội chứng suy tế bào gan

Hội chứng suy tế bào gan cùng với hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa là hai hội chứng xuất hiện trong giai đoạn xơ gan mất bù. Hội chứng suy tế bào gan còn hiểu như bệnh gan mạn, khi đó các tế bào gan không còn đảm bảo thực hiện tốt các chức năng bình thường. Hội chứng suy tế bào gan là tập hợp các triệu chứng của rối loạn đông máu, giảm tổng hợp protein, giảm thải độc chất, rối loạn chức năng tế bào gan.

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

chức năng của gan

2. Xơ gan là gì?

Xơ gan là bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (1978) thì tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước dao động từ 10-20/100000 dân.

Xơ gan là giai đoạn cuối của quá trình xơ hóa gan. Xơ hóa gan gây ra bởi nhiều bệnh và nguyên nhân, chẳng hạn như viêm gan và nghiện rượu. Gan thực hiện một số chức năng cần thiết, bao gồm giải độc và loại bỉ các chất độc hại trong cơ thể, làm sạch máu và tạo ra các chất dinh dưỡng quan trọng.

Xơ gan xảy ra để đáp ứng với các tổn thương gan. Mỗi khi gan bị tổn hại, nó sẽ tự sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa này, mô xơ sợi được hình thành, dần thay thế các mô gan bình thường . Khi xơ gan tiến triển, càng có nhiều mô sẹo được hình thành, làm hạn chế hoạt động của gan.

 

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

xét nghiệm chức năng gan

GGT là gì

hội chứng Budd Chiari

3. Xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù là giai đoạn mà chức năng gan đã bị suy giảm nghiêm trọng. Có đến 80-90% cấu trúc gan bị tổn hại, khả năng chuyển hóa các chất trong gan suy giảm. Tỉ lệ biến chứng sang xơ gan cổ trướng và ung thư gan là rất cao, tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa bất kỳ lúc nào.

Khi phát triển đến giai đoạn xơ gan mất bù, bệnh nhân sẽ nhận thấy được sự suy giảm rõ rệt của sức khỏe. Ngoài ra, các triệu chứng xơ gan trở nên nghiêm trọng và rõ ràng hơn, điển hình như vàng da, bụng phình to…

Khi gan đã chuyển sang xơ gan thì gan không thể hồi phục nguyên vẹn như lúc đầu được. Nhưng nếu bệnh nhân xơ gan được chẩn đoán sớm và điều trị nguyên nhân, bệnh nhân có thể giảm được các biến chứng nguy hiểm, nhưng gan vẫn không thể hồi phục hoàn toàn.

3. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân đưa đến xơ gan, nhưng các nguyên nhân sau là thường gặp nhất:

  • Xơ gan do viêm gan virus B và C được xác định là có tỉ lệ người nhiễm đưa đến xơ gan là cao nhất.
  • Xơ gan do rượu.
  • Xơ gan do nhiễm độc hoá chất và do thuốc
  • Xơ gan do ký sinh trùng: Sán máng, sán lá gan

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác, ít gặp hơn:

  • Bệnh Wilson
  • Hẹp đường mật
  • Viêm gan tự miễn

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

4. Các triệu chứng trong hội chứng suy tế bào gan

  • Sức khoẻ toàn thân giảm sút, khả năng làm việc giảm.
  • Chán ăn, sụt cân
  • Rối loạn tiêu hoá: đầy hơi, trướng hơi, ăn uống kém.
  • Vàng da.
  • Phù hai chi dưới, phù mềm, ấn lõm.
  • Thiếu máu da xanh niêm mạc nhợt.
  • Thay đổi về móng
  • Nữ hóa tuyến vú (tuyến vú to ra ở nam)
  • Bầm máu ở da
  • Rối loạn kinh nguyệt, cương dương

triệu chứng bệnh gan

phù chânvảng mắt

5. Các biến chứng của xơ gan

Biến chứng xơ gan bao gồm:

  • Phình bụng (cổ trướng)
  • Phù chân, tay, mặt
  • Viêm phúc mạc do vi khuẩn
  • Trĩ
  • Xuất huyết tiêu hóa trên do vỡ tĩnh mạch thực quản (nôn ra máu, đi cần phân đen)
  • Bệnh não gan
  • Hội chứng gan thận
  • Hội chứng gan phổi
  • Nhiễm trùng cơ hội
  • Hôn mê gan
  • Ung thư gan

Các biến chứng trên có thể gây đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vì vậy bệnh nhân xơ gan cần được chẩn đoán, điều trị sớm, nhận chế độ chăm sóc tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.

6. Phòng ngừa xơ gan như thế nào?

Giảm nguy cơ xơ gan bằng cách chăm sóc gan và giảm nguy cơ mắc các bệnh dẫn đến xơ gan:

  • Bệnh nhân xơ gan không được uống rượu, bia. Trường hợp bệnh nhân có bệnh về gan (nhưng không phải xơ gan) thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống rượu bia.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Chọn chế độ ăn giàu chất xơ: có nhiều trái cây và rau quả. Nên dùng ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn thịt nạc. Giảm lượng thực phẩm béo và chiên dầu mỡ. Ngoài ra, cà phê chứa caffein có thể bảo vệ chống xơ hóa và ung thư gan, nhưng bệnh nhân không nên dùng qua nhiều, dẫn đến mất ngủ
  • Duy trì cân nặng lý tưởng. Lượng mỡ thừa ở những người thừa cân hoặc béo phì có thể làm tổn thương gan. Bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì cần hỏi ý kiến bác sĩ để lên kế hoạch giảm cân hợp lý
  • Giảm nguy cơ mắc viêm gan B, C: hạn chế sử dụng chung kim tiêm và quan hệ tình dục có dùng các biện pháp bảo vệ. Hiện nay, viêm gan siêu vi B đã có vắc xin ngừa, nhưng vẫn chưa tìm được vắc xin ngừa viêm gan siêu vi C.

Leave a Comment

Scroll to Top