Xét nghiệm chức năng gan – 7 điều nhất định phải biết

1. Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Xét nghiệm chức năng gan là công cụ đặc biệt hữu ích. Nó giúp xác định tình trạng hoạt động của gan bằng cách đo nồng độ protein, men gan, hoặc bilirubin trong máu.

xét nghiệm gan

Nhiều xét nghiệm có thể được thực hiện trên gan. Hầu hết không đánh giá được chức năng của gan một cách toàn diện. Các xét nghiệm thường được sử dụng để kiểm tra chức năng gan là alanine transaminase (ALT), aspartate aminotransferase (AST), alkaline phosphatase (ALP), albumin và bilirubin. Xét nghiệm chỉ số ALT và AST đo các enzym mà gan giải phóng khi bị tổn thương. Xét nghiệm albumin và bilirubin giúp khả năng tạo ra albumin. Đó là một loại protein và khả năng phân hủy bilirubin (sản phẩm thải từ qua trình phân hủy hồng cầu già).

Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường không có nghĩa là mắc bệnh gan hoặc tổn thương gan. Kết quả có thể cao bất thường mà nguyên nhân không do gan.

2. Xét nghiệm tổn thương gan: AST và ALT.

xét nghiệm huỷ tế bào gan

Xét nghiệm chức năng gan được sử dụng để đo các enzym và protein liên quan đến gan trong máu. Tùy thuộc vào xét nghiệm, chỉ số cao hơn hoặc thấp hơn bình thường của các enzyme hoặc protein này có thể cho thấy các vấn đề của gan.

Một số xét nghiệm chức năng gan thông thường bao gồm:

  • Xét nghiệm chỉ số Alanine transaminase (ALT): còn gọi là GPT, ALT được cơ thể sử dụng để chuyển hóa protein. ALT thường liên quan đến tình trạng viêm hoặc tổn thương tế bào gan, dẫn đến rò gỉ men ALT vào máu, làm cho mức ALT tăng lên. Do ALT chủ yếu tìm thấy ở gan nên nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề. Tuy nhiên, mức ALT bình thường không có nghĩa là gan bình thường. Chỉ số bình thường cho ALT là 7–55 (U/L), theo Mayo Clinic.
  • Xét nghiệm chỉ số Aspartate aminotransferase (AST): còn gọi là GOT cũng như ALT, AST được cơ thể sử dụng để chuyển hóa protein. AST cũng thường liên quan đến viêm hoặc tổn thương tế bào gan, dẫn đến tình trạng rò gỉ men ALT vào dòng máu. AST là một loại enzyme được tìm thấy trong một số bộ phận của cơ thể, bao gồm tim, gan và cơ. Vì nồng độ AST không đặc hiệu đối với tổn thương gan nên AST thường được đo cùng với ALT. AST cao có thể là dấu hiệu của gan hoặc cơ. Chỉ số bình thường đối với AST là 8–48 (U/L).

3. Các xét nghiệm thường gặp khác

  • Xét nghiệm chỉ số Alkaline phosphatase (ALP): ALP là một loại enzyme được tìm thấy trong xương, ống dẫn mật và gan. Xét nghiệm ALP thường được thực hiện chung với một số xét nghiệm khác. Hàm lượng ALP cao có thể do tổn thương gan, tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc bệnh về xương. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có mức ALP cao hơn vì xương của chúng đang phát triển. Mang thai cũng có thể làm tăng nồng độ ALP. Chỉ số ALP bình thường là 45–115 (U/L).
  • Xét nghiệm chỉ số Albumin: Albumin là loại protein chính do gan sản xuất. Albumin thực hiện nhiều chức năng cơ thể quan trọng. Xét nghiệm albumin giúp đánh giá khả năng gan tạo ra loại protein này. Kết quả albumin máu thấp chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém và có thể bất thường chức năng gan. Chỉ số albumin máu bình thường là 3,5–5,0 (g/dL).
  • Xét nghiệm chỉ số Bilirubin: Bilirubin là sản phẩm thải từ sự phân hủy của các hồng cầu già. Billirubin thường được xử lý tại gan trước khi được bài tiết qua phân. Khi gan bị tổn thương, không thể xử lý bilirubin tốt, dẫn đến nồng độ bilirubin cao trong máu. Chỉ số bình thường của bilirubin là 0,1-1,2 (mg/dL).
  • Xét nghiệm thời gian đông máu: Gan sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi gan bị rối loạn chức năng không thể sản xuất đầy đủ các loại protein, làm cho quá trình đông máu chậm lại. Do đó kiểm tra thời gian đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rối loạn chức năng gan nhất định

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

GGT là gì

Hội chứng Budd Chiari

4. Tại sao cần làm xét nghiệm chức năng gan?

lấy máu xét nghiệm gan

Xét nghiệm chức năng gan có thể giúp đánh giá hoạt động của gan có bình thường hay không. Do gan là một tạng thực hiện các chức năng quan trọng, chẳng hạn như:

  • Loại bỏ chất độc, vi khuẩn khỏi máu.
  • Chuyển đổi chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào.
  • Lưu trữ khoáng chất và vitamin.
  • Tạo các yếu tố đông máu.
  • Sản xuất protein, enzyme và mật.
  • Tạo ra các yếu tố chống nhiễm trùng….

Khi gan gặp các vấn đề bất thường, dẫn tới hoạt động chức năng của gan bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể đe dọa tính mạng

5. Khi nào làm xét nghiệm chức năng gan?

Xét nghiệm chức năng gan thường được đề nghị trong các tình huống sau đây:

  • sàng lọc các trường hợp viêm gan siêu vi như viêm gan C
  • theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan
  • theo dõi diễn tiến bệnh và đáp ứng với điều trị trong trường hợp người đang mắc bệnh về gan
  • đánh giá mức độ xơ hóa gan
  • trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng về bệnh gan
  • phụ nữ dự định mang thai

6. Những triệu chứng của bệnh lý về gan?

Những triệu chứng bệnh ở gan thường gặp:

  • chán ăn
  • buồn nôn, nôn
  • mệt mỏi, đau khớp
  • đau bụng, đau tức hạ sườn phải
  • vàng da
  • nước tiểu sậm màu
  • phân bạc màu, trắng như phân cò
  • ngứa da

triệu chứng bệnh ở gan

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

7. Chuẩn bị gì trước một xét nghiệm chức năng gan?

Một số loại thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ của các loại enzyme và protein trong máu. Để tránh các sai lệch, khi đi xét nghiệm chức năng gan cần lưu ý:

  • Không nên uống thuốc: các loại kháng sin , thuốc điều trị lao, tâm thần…
  • Nhịn ăn: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.
  • Tránh rượu bia, thuốc lá: người làm xét nghiệm cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu

Tham khảo

Leave a Comment

Scroll to Top