4 điều phải biết khi chuẩn bị truyền nước biển (truyền dịch)

1. Truyền dịch là gì?

Truyền dịch là một liệu pháp cung cấp chất lỏng trực tiếp vào tĩnh mạch. Các đường truyền có thể dùng để tiêm hoặc truyền. Tiêm thì áp suất cao hơn. Truyền thì thường chỉ sử dụng áp lực cung cấp bởi trọng lực. Truyền tĩnh mạch thường được gọi là truyền dịch. Truyền tĩnh mạch là cách nhanh nhất để cung cấp thuốc và dịch. Vì thông qua hệ tuần hoàn, dịch nhanh chóng đi khắp cơ thể. Truyền dịch có thể dùng để:

  • bù dịch (trong trường hợp mất nước). 
  • điều chỉnh mất cân bằng điện giải.
  • truyền thuốc.
  • truyền máu.

2. Có mấy cách truyền dịch?

Có thể phân loại đường truyền theo loại tĩnh mạch đặt ống thông (catheter):

  1. Đường truyền ngoại vi: được sử dụng trên các tĩnh mạch ngoại vi (các tĩnh mạch ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân). Đây là loại liệu pháp TRUYỀN DỊCH phổ biến nhất được sử dụng.
  2. Đường truyền trung tâm: Đường truyền được đặt vào tĩnh mạch trung tâm (thường là tĩnh mạch dưới đòn), dùng trong các trường hợp cần truyền dịch, thuốc với thể tích lớn, lọc máu hay theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.

truyền nước biển ở bệnh viện

3. Khi nào thì cần truyền dịch?

Truyền tĩnh mạch có thể được chỉ định để bồi hoàn thể tích tuần hoàn, truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu, truyền thuốc và chất dinh dưỡng.

  • Bồi hoàn thể tích tuần hoàn:Có hai loại dịch chính: dịch tinh thể và dịch keo. Tinh thể là dung dịch muối khoáng hoặc các chất khác. Chất keo có chứa các phân tử không hòa tan lớn hơn. Chẳng hạn như gelatin. Máu là một dịch keo.
    • Dịch tinh thể được sử dụng phổ biến nhất là nước muối sinh lý. Dung dịch natri clorua ở nồng độ 0,9%, gần với nồng độ trong máu (đẳng trương). Lactate Ringer là loại dịch hơi nhược trương. Nó thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị phỏng.
    • Dịch keo đảm bảo áp suất thẩm thấu keo trong máu. Áp suất này bị giảm bởi dịch tinh thể do bị pha loãng máu. Tăng thể tích tuần hoàn có thể sử dụng:
      • dịch đẳng trương.
      • ưu trương
      • nhược trương.
    • Dịch ưu trương thường được khuyến cáo không sử dụng ở trẻ em do tăng nguy cơ tác dụng phụ. 
  • Truyền thuốc: Các loại thuốc có thể được trộn lẫn với dịch truyền được đề cập ở trên. So với các đường sử dụng thuốc khác, chẳng hạn như đường uống, đường truyền tĩnh mạch là đường nhanh nhất. Khả dụng sinh học của thuốc qua đường truyền là 100%. Không giống như các đường sử dụng khác bị hao hụt trong quá trình tiêu hóa trước khi đi vào hệ tuần hoàn. Một số loại thuốc chỉ có thể được tiêm tĩnh mạch.
  • Truyền máu và các sản phẩm từ máu.
  • Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch: người bệnh sẽ được truyền các chất dinh dưỡng có chứa
    • Muối,
    • Glucose
    • Axit amin,
    • Chất béo
    • Các vitamin bổ sung.

4. Các tác dụng phụ có thể xảy ra?

  • Đau: Tiêm truyền là một thủ thuật y khoa có xâm lấn, dĩ nhiên là vẫn có đau.

  •  Nhiễm trùng: Mặc dù TRUYỀN DỊCH là một thủ thuật vô trùng. Nhưng bất kì thủ thuật nào có xâm lấn đều có nguy cơ nhiễm trùng. Các vi khuẩn sống trên da có thể xâm nhập qua vùng xung quanh chỗ tiêm. Hoặc vi khuẩn có thể vô tình được đưa vào bên trong ống thông từ vật tư nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng do truyền dịch thường gây sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ và sốt. Nếu tiến triển thành nhiễm trùng toàn thân có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Truyền dịch tĩnh mạch trung tâm có nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn. Nguyên nhân vì nó có thể đưa vi khuẩn trực tiếp vào hệ tuần hoàn trung tâm.
  • Viêm tĩnh mạch
  • Phồng nơi tiêm
  • Tình trạng quá tải dịch: Các hậu quả có thể xảy ra bao gồm tăng huyết áp, suy tim và phù phổi.
  • Hạ thân nhiệt: Cơ thể con người có nguy cơ bị hạ thân nhiệt do vô tình gây ra khi lượng lớn dịch truyền lạnh được truyền vào. Những thay đổi nhiệt độ nhanh trong tim có thể dẫn đến rung tâm thất.
  • Mất cân bằng điện giải: Dùng dung dịch quá loãng hoặc quá đậm đặc có thể làm gián đoạn sự cân bằng của natri, kali, magiê và các chất điện giải khác của bệnh nhân. Bệnh nhân bệnh viện thường được xét nghiệm máu để theo dõi các mức này.
  • Thuyên tắc mạch: Cục máu đông, cũng như bong bóng khí, có thể được đưa vào hệ tuần hoàn qua truyền dịch và làm tắc mạch.

truyền nước biển ở bệnh viện

Leave a Comment

Scroll to Top