1. Tổng quan
Mọi người đều mong muốn có chỉ số huyết áp khỏe mạnh.Nhưng điều đó chính xác có ý nghĩa gì?
Khi bác sĩ đo chỉ số huyết áp của bạn, chỉ số này được biểu hiện bằng 2 con số, với một số nằm ở trên (huyết áp tâm thu) và một số nằm ở dưới (huyết áp tâm trương), như một phân số. Như ví dụ, 120/80 mmHg.
Những chỉ số vượt quá khoảng giá trị bình thường cho thấy rằng tim bạn đang cần phải hoạt động quá mức để bơm máu tới những phần còn lại của cơ thể.Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim hay bệnh lý ở thận. Hiện này tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu cao hơn 130mmHg và huyết áp tâm trương trên 80mmHg.
2. Huyết áp tâm thu
Khi tim của bạn đập, nó co bóp và tống máu thông qua những động mạch để đến mọi nơi trong cơ thể. Lực này tạo nên một áp lực lên những mạch máu, và đó chính là huyết áp tâm thu của bạn.
Chỉ số huyết áp tâm thu thông thường nằm dưới 120. Chỉ số huyết áp tâm thu đo được từ 140 trở lên cho thấy rằng bạn có tăng huyết áp.
– Huyết áp tâm thu bình thường dưới 120mmHg.
– Huyết áp bình thường cao khì từ 120-129mmHg.
– 130-139mmHg là tăng huyết áp độ 1.
– Từ 140mmHg trở lên là tăng huyết áp độ 2.
– Từ 180mmHg trở lên là tăng huyết áp khẩn cấp. Bạn cần gọi cấp cứu.
3. Huyết áp tâm trương
Chỉ số huyết áp tâm trương, hay số nằm ở dưới, là huyết áp tác dụng lên các động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa những nhát bóp. Đây là thời điểm tim được đổ đầy bởi máu và nhận oxy.
Huyết áp tâm trương bình thường ở người khỏe mạnh thấp hơn 80. Chỉ số này trên 90 ám chỉ bạn mắc tăng huyết áp.Nhưng ngay cả khi chỉ số huyết áp tâm thu của bạn dưới 80, bạn cũng có thể bị tăng huyết áp nếu chỉ số huyết áp tâm thu của bạn là 120-129mmHg.
– 80-89 là tăng huyết áp độ 1.
– Từ 90 trở lên là tăng huyết áp độ 2.
4. Chỉ số nào quan trọng hơn?
Thông thường, bác sĩ thường chú trọng nhiều hơn đến huyết áp tâm thu (số nằm trước). Chỉ số này được xem như yếu tố nguy cơ chính cho bệnh lý mạch vành ở những người trên 50 tuổi.
Đối với đa số dân số, huyết áp tâm thu tăng chậm theo tuổi do sự tăng dần độ cứng của những động mạch lớn, sự tích tụ lâu dài của những mảng xơ vữa và đi kèm với sự tăng nguy cơ tai biến tim mạch và mắc bệnh mạch máu.
Tuy nhiên, huyết áp tâm thu hay huyết áp tâm trương đều có thể được dùng để đưa ra chẩn đoán tăng huyết áp. Theo những nghiên cứu gần đây, nguy cơ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim và đột quỵ tăng gấp đôi mỗi khi huyết áp tâm thu tăng 20 mmHg hay huyết áp tâm trương tăng 10 mmHg ở những người trong lứa tuổi từ 40 đến 89.
Nếu bạn chỉ có huyết áp tâm thu tăng trên giới hạn bình thường và huyết áp tâm trương bình thường, các bạn sĩ gọi tình trạng này là tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
5. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc liệu có phải là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại?
Đúng vậy. Nếu bạn có chỉ số huyết áp tâm trương – số nằm ở dưới khi đo huyết áp – thấp hơn 80 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương – số nằm ở trên – cao hơn hay bằng với 130 mmHg, bạn đang mắc một loại tăng huyết áp thường gặp, đó là tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc có thể bị gây ra bởi những tình trạng bệnh lý nền như sự cứng lại của các động mạch, tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hay đái tháo đường. Đôi khi, điều này có thể là do những vấn đề ở van tim. Đây là dạng tăng huyết áp phổ biến nhất ảnh hưởng những người trên 65 tuổi, nhưng những người trẻ cũng có thể mắc thể tăng huyết áp này.
6. Nguy cơ của cao huyết áp tâm thu đơn độc
Bây giờ những bác sĩ đã biết răng huyết áp tâm thu cao cũng có tầm quan trọng tương tự cao huyết áp tâm trương – và thậm chí cần được chú ý hơn đối với những người trên 50 tuổi. Có huyết áp tâm thu cao trong một thời gian kéo dài có thể làm tăng nguy cơ có những vấn đề tim mạch đáng kể, như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Huyết áp tâm thu mục tiêu đối với những người trẻ hơn 65 tuổi có 10% hay cao hơn nguy cơ mắc bệnh mạch vành là 130 mmHg. Đối với những cá nhân khỏe mạnh trẻ hơn 65 tuổi, huyết áp mục tiêu điều trị được khuyến cáo cũng là thấp hơn 130 mmHg đối với huyết áp tâm thu.
Cao huyết áp tâm thu đơn độc có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như:
- Đột quỵ.
- Bệnh lý tim.
Bệnh thận mạn.
7. Lời khuyên của Bác sĩ gia đình
Nếu chỉ số huyết áp của bạn cao thì nó cần được kiểm soát bằng thuốc để ngăn ngừa những vấn đề khác của sức khỏe. Tuy nhiên, nếu điều trị làm hạ thấp huyết áp tâm trương của bạn quá mức, bạn có thể tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Vì thế, nếu bạn mắc tăng huyết áp tâm thu đơn độc, bác sĩ có thể khuyến cáo và theo dõi để huyết áp tâm trương của bạn không xuống dưới 60 mmHg trong khi cố gắng đạt được huyết áp tâm thu mục tiêu.
Bac sĩ cũng có thể khuyên bạn thực hiện một số thay đổi nhất định về lối sống mà có thể giúp bạn cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu, ngoài việc điều trị cho bạn bằng thuốc. Ăn uống với một chế độ lành mạnh kèm với cắt giảm lượng muối trong thực đơn, giảm cân nếu bạn đang thừa cân hay béo phì, tăng tần suất và thời gian cho những hoạt động thể chất, hạn chế lượng chất có cồn bạn nạp vào, bỏ thuốc lá; tất cả những việc trên đều có thể góp phần vào việc kiểm soát huyết áp của bạn.
Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi huyết áp cũng như hỏi về những thay đổi lối sống bạn đã thực hiện một cách sát sao để đảm bảo rằng bạn đạt được hiệu quả điều trị mong muốn và duy trì được huyết áp ổn định.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.