KHÍ NIỆU

[toc]

I. KHÓ KHĂN TRONG HỌC HÀNH:

   KHÓ KHĂN TRONG HỌC HÀNH

  • Trước tiên tìm xem giác quan có bị suy yếu hay không:

       .   Điếc;

       .   Giảm thị lực;

       .   Khúc xạ mắt bị tật.

       .   Kiểm tra xem có bệnh đang tiến triển:

       .   Thiếu ngủ, quá sức, kiệt sức;

       .   Thiếu máu giảm sắt;

       .   Thiếu dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thụ;

       .   Động kinh;

       .   Loạn tâm thần trẻ em;

       .   Viêm chất trắng não xơ cứng Van Bogaert (co thắt có nhịp, dấu hiệu ở điện não đồ, té ngã).

  • Chậm nói và rối loạn ngôn ngữ, thường là có thể dạy lại được.

       .   Nói như trẻ em;

       .   Nói ngọng;

       .   Khó khăn trong diễn đạt câu nói thường phối hợp với động tác vụng về, vận động chưa thành thục.

      Có thể coi tình trạng này gần giống với chứng vụng về kèm với hiện tượng nhận định không chính xác phía bên của thân thể; rối loạn trong sơ đồ thân thể và rối loạn trong nhận định không gian.

  • Suy yếu tâm thần: không nên đưa ra chẩn đoán bằng cách chỉ dựa duy nhất trên một thương số trí tuệ kém: quan sát lâu dài là cần thiết;

    Có nhiều suy yếu tâm thần giả mà việc học bị cản trở do thái độ tâm lý: ức chế tâm thần, dễ xúc cảm, suy kém giác quan, v.v…

  • Trạng thái không bền: trẻ không có khả năng kéo dài chăm chú, do chưa trưởng thành, do thiếu dạy dỗ hoặc chỉ do thiếu ngủ, vệ sinh tâm lý không tốt trong cuộc sống;
  • Lỗi do sự giáo dục:

      .   Thường xuyên thay đổi thầy dạy, thay đổi chương trình;

      .   Thầy có tính tình dễ bị kích động hoặc không hợp lý.

  • Xung đột tâm lý cá nhân, có thể đưa đến thái độ rút vào uẩn khúc hoặc chống đối:

      .   Ở trường: trẻ lo âu, bạn bè ngược đãi, học hành dở;

      .   Ở nhà: trẻ thiếu hai điều cần thiết nhất, an toàn và tình thương, thiếu tình thương, gần như bị bỏ rơi, thiếu mẹ, gia đình không hòa thuận, không khí gia đình nặng nề, cha mẹ nghiêm khắc quá đáng hoặc quá dễ dãi.

II. KHÓ NUỐT:

  ★  KHÓ NUỐT Ở HẦU (chướng ngại ở hầu, thức ăn trào ngược ra mũi hoặc qua khí quản);

  • Do chướng ngại nằm ở trên cao, thường là gây ra đau (nhưng không phải bao giờ cũng có):

      . Viêm họng, viêm tấy amiđan;

      . Zôna hầu;

      . Ung thư hầu hoặc thanh quản;

      . Ung thư nền lưỡi, nắp thanh quản;

      . Bướu giáp trạng;

      . Túi thừa hầu – thanh quản hoặc “túi thừa Zenker” (khó nuốt từ lâu).

  • Do liệt màn (trào ra mũi):

      . Bệnh bạch hầu;

      . Bệnh ngộ độc Clostridium botulinum;

      . Liệt hành não;

  • Do liệt nuốt:

      . Bệnh ngộ độc Clostridium botulinum;

      . Viêm tủy xám;

      . Viêm não (“viêm não sau”, [thrombencephalitis], bệnh do listeria);

     . Nhược cơ (liệt thay đổi);

     . Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ;

     . Viêm da – cơ (thương tổn ở các cơ co khít của hầu).

  • Do sai đường:

     . Tổn thương mạch hành não, hội chứng Wallenberg;

     . Hội chứng giả hành não;

     . Rò thực quản – khí quản;

  • Đau dây thần kinh lưỡi hầu:

     . Đau một bên ở đáy họng, lan tỏa về hướng ống tai ngoài và xoắn tai;

ống tai, đau từng cơn kịch phát, cơn khá ngắn;

     . Do va chạm ở “vùng cò súng” hầu.

  ★  KHÓ NUỐT Ở THỰC QUẢN: (cảm giác nghẽn ở sau xương ức, có đau hoặc không đau) luôn luân cần được thăm dò để chứng minh; (chụp X-quang, soi mềm):

  • Ung thư thực quản;
  • Viêm thực quản;

     . Herpès, bệnh nấm mônilia (thí dụ như: sau khi dùng kháng sinh);

     . Rượu, thuốc lá, hàm răng xấu;

     . Loét thực quản do dịch tiêu hóa;

     . Viêm thực quản do dịch tiêu hóa, biến chứng của thoát vị hoành (ợ nóng, khó khăn trong tư thế);

  • Vật lạ trong thực quản: khó nuốt co thắt, sau đó thường xuyên là tuần tiến; tích lũy chất nhầy (ở người già);
  • Hẹp thực quản sau khi ăn uống nhằm chất ăn mòn;
  • U lành tính ở thực quản: u cơ trơn (hiếm khi), soi mềm, chụp X-quang cho thấy lỗ hõm có giới hạn, rõ rệt, nhiều thùy; niêm mạc còn nguyên vẹn;
  • Trung thất bị chèn ép:

     . Bướu trung thất;

     . Ung thư phế quản;

     . Viêm màng ngoài tim;

     . Phù động mạch chủ, hẹp van hai lá (tâm nhĩ trái to);

     . Dị dạng các cung động mạch chủ, động mạch dưới đòn sai lệch;

  • To thực quản “vô căn” hay chức năng, khó nuốt ở phía dưới, không đau, thay đổi và nghịch thường, không liên hệ với thề tích hay độ đặc của thức ăn;
  • To thực quản của bệnh Chagas, bệnh trypanosoma;
  • Liệt thực quản: bệnh ngộ độc Clostridium botulinum;
  • Thiếu máu giảm sắc thiếu sắt: hội chứng Kelly – Paterson (hội chứng Plummer – Vinson cũ) ở phụ nữ lớn tuổi, niêm mạc thực quản: biến chất phía trên cao kèm với cấu tạo màng; ngoài ra, viêm lưỡi khó thở do gắng sức, sốt nhẹ, hiện bộ biến chất, có khả năng có ung thư kèm theo (soi mềm);
  • Bệnh cứng bì, nhu động thực quản bị xóa đi nhưng ít gây ra khó nuốt;
  • Vòng thực quản dưới: “vòng Schatzki”;
  • Ưng thư tâm vị.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top