1. NHỨC ĐẦU MÀ TÍNH CHẤT ĐƯỢC BIẾT DO HỎI KỸ BỆNH NHÂN CHO HƯỚNG CHẨN ĐOÁN BỆNH:
- Tăng áp lực trong sọ: nhức đầu vào buổi sáng gia tăng khi nằm; bệnh nhân ói mửa, lơ mơ, cần soi đáy mắt.
- Đau nửa đầu (migren): tiến triển từng cơn kéo dài từ 12 đến 48 tiếng đồng hồ.
- Đau nửa đầu loạn thị: thấy sao, thấy lấp lánh, màng bán manh, thấy vòng tròn lấp lánh và sau đó đau nửa đầu giật giật các cơn buồn nôn và ói mửa, sợ ánh sáng, bệnh nhân ngủ, cơn chấm dứt và trở lại thoải mái.
- Đau nửa đầu đơn thuần: không có tiền triệu chứng thị giác.
- Đau nửa đầu có kèm theo (migraine accompagnée, associated migraine): dị cảm một bên phía đối diện với bên đau nửa đầu, hoặc liệt nhẹ nửa người, mất ngôn ngữ.
Các cơn đau tái lại trong khoảng thời gian khác nhau, nhiều lần trong năm, thường nhất là khi bệnh nhân mệt hoặc lo âu.
Có khi đau bên phải, khi đau bên trái. Nhưng khi đau chỉ luôn luôn ở một bên, cần nghĩ đến một dị dạng ở mạch máu.
- Nhức đầu nguyên nhân do tai – mũi – họng:
- Nhức đầu từng hồi kèm theo chảy mũi nước, chảy nước mắt sống
- Viêm xoang, viêm xoang xương bướm (đau xương chẩm)
- Bướu vòm họng
- Nhức đầu nguyên nhân do thị giác:
- Nhức đầu do mắt mỏi, do chăm chú
- Do viễn thị, loạn thị hoặc lác ẩn (heterophoria)
- Từ 35 đến 40 tuổi: bị viễn thị
- Nhiễm độc carbon oxyd mãn tính: nhức đầu ở người gần lửa, trong buồng thiếu không khí (nấu bếp, đốt lò…).
- Đau dây thần kinh xương chẩm thật sự: cơn đau liên tục, nhưng kèm với những cơn đau nhói khởi phát ở gáy (điểm nhô ra của dây thần kinh xương chẩm) và lan ra đến trán.
- Viêm động mạch thái dương:
- Ở người lớn tuổi
- Những cơn đau dữ dội; tăng cảm giác
- Dấu hiệu định vị: động mạch dầy như dây thừng và không đập
- Dấu hiệu bị viêm: tốc độ máu lắng rất cao
- Sinh thiết động mạch thái dương: viêm toàn động mạch, tắc động mạch với các tế bào khổng lồ
- Có khả năng kèm với bệnh viêm nhiều khớp giả gốc chi (pseudo polyarthrite rhizomélique, Certonciny’s syndrome).
Bệnh trên cũng có thể tác động ở động mạch chẩm.
2. NHỨC ĐẦU MÀ NGUYÊN NHÂN KHÔNG RÕ, CẦN PHẢI TÌM:
- Giảm áp lực trong sọ: sau chấn thương, hoặc ở một bệnh nhân suy nhược và trầm cảm; đó là chứng nhức đầu ở thế đứng.
Nghiệm pháp ấn các tĩnh mạch cảnh.
- Bọc máu dưới màng cứng mãn tính: ở người già, chấn thương nhẹ, xảy ra nhiều tháng trước và thường bị quên; ý thức u ám nhẹ; dấu hiệu suy thần kinh ở một bên.
- Tĩnh mạch chủ trên bị chèn ép: chứng nhức đầu gia tăng khi nằm, có tuần hoàn tĩnh mạch nông trên bề mặt lồng ngực, phù nề áo khoác.
- Bệnh glocom mạn: thẩm định trương lực các nhãn cầu.
- Nhức đầu nguyên nhân do răng (viêm tủy răng hoặc u hạt) thường đau ở gáy.
- Thiếu máu giảm sắc, nhức đầu âm ỉ, đầu nặng, định lượng sắt huyết thanh.
- Suy hô hấp mạn: ở các bệnh nhân bị tràn khí phế quản.
- Bệnh tăng hồng cầu Vaquez
- Tổn thương xương sọ (chụp CT scan):
- Giang mai: nhức đầu rất khu trú và rất dữ dội
- Bệnh Paget
- Các tổn thương do u tủy rất hiếm khi đau
- Dày xương trán phía trong (Morgagni – Morel) vôi hóa các đầu xương, vôi hóa ở liềm não; những dấu hiệu này không giải thích thỏa đáng chứng nhức đầu.
- Viêm mô tế bào ở da đầu:
- Sau khi bị đụng giập ở da đầu gây nhức đầu dai dẳng mà chỉ được chữa khỏi sau vài lần xoa bóp ở ngoài da
- Viêm mô tế bào ở gáy ở các bệnh nhân bị viêm kết tràng, hoặc các bệnh nhân bị sỏi túi mật
- Vết sẹo ở da đầu: đôi khi gây nhức đầu lan tỏa.
- Nhức đầu do thuốc:
- Thuốc ngừa thai: có thể gây ra chứng đau nửa đầu; chứng nhức đầu xảy ra ở người dùng thuốc ngừa thai có thể báo hiệu huyết khối ở mạch não,
- Dipyridamol (Persantine)
- Indometacin (Indocid)
- Carbamazepin (Tégrétol)
- Hydrolazin (Népressol)
và nhiều loại thuốc khác, do mẫn cảm riêng của từng bệnh nhân.
3. NHỨC ĐẦU DO NGUYÊN NHÂN Ở CỔ:
Thường gặp, có hoặc không có chóng mặt, sương mù trước mắt, loạn thính giác.
- Do chấn thương (người ta không chẩn đoán cổ bị chấn thương trong chẩn đoán chấn thương sọ não)
- Viêm khớp cổ
- Hư khớp cổ: còn bàn cãi.
Trên nguyên tắc, tổn thương ở phía trên cao (C1 – C2): đau kiểu đau dây thần kinh; tổn thương ở phía dưới thấp: nhức đầu kiểu mạch, suy tuần hoàn sống – đáy sọ
4. NHỨC ĐẦU NGUYÊN NHÂN DO TÂM THẦN: thường gặp (50%):
- Hiếm khi đau dữ dội, thường là bị cảm, bệnh nhân khó diễn tả
- Đau ở nhiều chỗ
- Gáy, đỉnh đầu, “ở chỏm đầu”
- Hoặc ở hai thái dương, hoặc ở vùng trán
- Ở đầu trên sống mũi (“như kềm kẹp mũi”)
- Hay thay đổi
- Chứng nhức đầu kéo dài, đôi khi liên tục, nhưng không làm cho bệnh nhân mất ngủ cũng như không cản trở bệnh nhân làm việc
- Chứng nhức đầu gia tăng khi tâm thần căng thẳng, khi bị trái ý, dịu đi khi được tiêu khiển hoặc khi đắc lợi
- Làm mất tinh thần.
Gặp trong các tình trạng trầm cảm (thể đau đầu của trạng thái trầm cảm) và trong các chứng loạn thần kinh ám ảnh hoặc ở người bị bệnh tưởng với luôn luôn kèm theo lo âu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.