5. Nghiện thuốc lá:
Nhiều tác giả cho rằng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Hút trên 30 điếu một ngày làm bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 3,8 lần so với người không hút.
Framingham và Albany điều tra trên 4.120 nam hút thuốc lá thấy bệnh động mạch vành nhiều gẩp ba và số tử vong cũng cao hơn nhiều so với số không hút.
Các tác giả tính: nếu không hút thuốc lá có điểm 0 thì hút 10 điếu một ngày có điểm 2; hút 30 điếu có điểm 6; 40 điếu có điểm 10.
Tuy nhiên, Kays cũng có nhận xét là ở Nhật Bản người hút thuốc lá cũng rất nhiều như ở các nưó’c châu Âu, châu Mỹ nhưng tỉ lệ bệnh động mạch vành lại rất thấp.
Bên cạnh đó, có những chi tiết đòi hỏi phải phân tích kĩ hơn, ví dụ nghiện thuốc lá có mối liên hệ rõ rệt với nhồi máu cơ tim và chết đột ngột do bệnh tim, nhưng không thấy mối liên quan giữa thuốc lá và cơn đau thắt ngực. Ảnh hưởng tai hại của thuốc lá tới bệnh vữa xơ động mạch vành ở trẻ em và người đứng tuổi nhưng không thấy rõ ở người già, trong khi đó ai cũng biết là vữa xơ động mạch hầu như bao giờ cũng có ở tuổi già. Có tác giả nhận thấy thuốc lá vàng tác hại hơn thuốc lá đen, thuốc xì gà hay pip ít hại hơn thuốc lá quấn. Theo Friedberg thuốc lá không gây những tác hại như nhau ở người sinh đôi.
Thuốc lá gây những tác hại gì về mặt tim mạch?
Hút thuốc lá làm mạch nhanh hơn, huyết áp tăng lên, lưu lượng tim và công của tim cũng tăng lên. Động mạch ngoại vi, nhất là động mạch đã ít nhiều bị tổn thương (bệnh Leo Burger…) bị co lại. Nicotin còn làm giải phóng nhiều catecholamin, các chất này huy động axit béo trong các dự trữ mỡ và làm tăng cholesterol.
Đối với động mạch vành, tác động của thuốc lá còn tùy thuộc tình trạng động mạch vành bình thường hay đã có tổn thương từ trước. Với động mạch vành bình thường, thuốc lá làm nhịp tim nhanh hơn, lưu lượng vành tăng lên và sức cản ở động mạch vành giảm đi.
Ở tim đã có động mạch vành bị vữa xơ, thì nhịp tim nhanh lên nhưng lưu lượng vành không thay đổi, trong lúc đó lưu lượng tim vẫn tăng (do tăng tần số tim) làm cho công của tim phải tăng lên và nhu câu ôxy cũng tăng lên. Người nghiện thuốc lá, khi gắng sức, đòi hỏi phải cung cấp nhiều ôxy hơn người thường. Do đó dễ gây những rối loạn ở tim.
6. Ít vận động:
Lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực là một yếu tố dễ gây vữa xơ động mạch và bệnh động mạch vành.
Hiện nay, ở một số nước trên thế giới, đời sống kinh tế khá hơn, điều kiện vật chất đầy đủ hơn, làm cho con người dễ sa vào lối sông ít vận động thể lực. Thêm vào đó chế độ ăn uống không hợp lí (quá nhiêu calo, quá nhiều mỡ động vật…). Nhiều tác nhân tâm thần bất lợi, nhất là tình trạng luôn luôn căng thẳng của lối sống xáo động hiện nay ở các thành phố, tất cả các yếu tố đó đã tạo nên những điều kiện để bệnh vữa xơ động mạch phát triển, đặc biệt là tai biến ở động mạch não, động mạch vành.
Một thống kê ở Mỹ cho thấy, trên công nhân viên ngành đường sắt tu 40-59 tuổi, tỉ lệ chết do động mạch vành là 1,0% đối với công nhân làm việc nặng nhọc; 3,9% đối với công nhân làm việc chân tay vừa phải; 5,7% với nhân viên bàn giấy, ít vận động thể lực.
Theo cách tính của Hội tim Michigan, nếu ở người luyện tập tốt, mức độ nguy hại là 1 thì ở người không luyện tập, mức độ nguy hại là 8.
Ở Anh, Morris J. N. cũng có nhận xét tương tự: bệnh động mạch vành phổ biến ở người ít hoạt động thể lực hơn người quen lao động chân tay.
Có lẽ cũng vì vậy tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành ở các nước công nghiệp cao hơn nhiều so với các nước kém phát triển, nơi mà người dân phải lao động chân tay nhiều.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.