Có được một giấc ngủ ngon thường khó hơn bạn nghĩ, đặc biệt khi có rất nhiều phương tiện giải trí, công việc cần phải hoàn thành. Nhưng liệu thức khuya có thật sự nghiêm trọng đến vậy không? Nó có hại đối với bạn? Như đa phần những thắc mắc liên quan đến sức khoẻ, câu trả lời là có và không.
Vài nghiên cứu thấy rằng có những lợi ích nhất định khi bạn thức khuya. Những người tự cho mình là cú đêm thường làm việc hiệu quả nhất vào ban đêm, với một nghiên cứu thấy rằng họ có khả năng làm việc tốt hơn vào buổi đêm. Và thức khuya cũng thường được biết đến là có liên quan với khả năng sáng tạo. Một nghiên cứu đã được công bố cho thấy những người thức khuya thường có những “giải pháp sáng tạo” hơn so với những người ngủ sớm.
Ai ai cũng biết rằng giấc ngủ có lợi cho sức khoẻ. Ngủ đúng giờ có thể giúp bạn rơi vào giấc ngủ dễ dàng hơn và tăng hoạt động chuyển hoá. Một nghiên cứu thậm chí cho thấy ngủ đủ giấc giúp tăng tuổi thọ, với khảo sát cho thấy nhiều ca tử vong ở những phụ nữ ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm.
Cũng đã có nghiên cứu cho thấy rằng việc ngủ sớm khôngthựcsựtốthơn, miễn là bạn ngủ vào khoảng thời điểm cố định mỗi ngày. Được thực hiện tại Havard, nghiên cứu cho thấy những sinh viên ngủ và thức dậy vào thời điểm tương tự mỗi ngày đạt thành tích tốt hơn trong việc học. Ngoài ra, họ còn chỉ ra rằng thời điểm tốt nên được chọn từ khoảng 10 giờ tối đến 10 giờ sáng.
Dù chưa có câu trả lời xác định cho câu hỏi “liệu thức huya có hại cho sức khoẻ?”, những nghiên cứu cho thấy có có thể có những tác động tiêu cực lên sức khoẻ của bạn. Bạn cũng nên lưu ý rằng quan hệ tương quan và quan hệ nhân quả không giống nhau: dù thức khuya có liên quan đến những vấn đề sức khoẻ kể dưới đâu, không nhất thiết là thức khuya sẽ gây ra những vấn đề này. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không khoẻ về thể chất hay tinh thần, xem xét lại giờ giấc ngủ có lẽ là bước đầu nên được thực hiện.
- Thức khuya có thể liên quan đến đường huyết cao:
Một nghiên cứu vào năm 2015 tìm thấy rằng những vấn đề như đường huyết cao có liên quan với những người hay làm việc vào buổi tối. Dù nghiên cứu này được thực hiện trên cỡ mẫu khá nhỏ, kết quả của nó cho thấy rằng những nữ giới thức khuya có nguy cơ có đường huyết cao hơn. Tăng đường huyết thường liên quan đến những vấn đề sức khoẻ khác, từ những vấn đề tạm thời như mệt mỏi, đau đầu cho đến những tình trạng nghiêm trọng hơn: bệnh tim mạch, tổn thương thận.
- Thức khuya có thể dẫn đến chế độ ăn không lành mạnh:
Những cơn thèm ăn ban đêm có vẻ rất quen thuộc đối với những con cú đêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng thức khuya khiến bạn ăn nhiều hơn và thường, lựa chọn thức ăn tệ hơn. Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy , khi thức khuya, chúng ta thường thèm những thức ăn chứanhững loại chất béo không có lợi cho cơ thể, điều sau cùng dẫn đến sức khoẻ kém.
- Thức khuya có thể liên quan đến bệnh tim mạch:
Sẽ ra sao nếu bạn duy trì lịch ngủ đều trong tuần và chỉ thức khuya khi cần vào cuối tuần? Một nghiên cứu thấy rằng điềunàyvẫncó hạicho sức khoẻ. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là “lệch múi giờ xã hội” và nó có liên quan đến sức khoẻ tim mạch. Thực tế, các nhà nghiên cứu thấy rằng với mỗi giờ đồng hồ bạn ngủ trễ đi so với bình thường, bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 11%.
- Thức khuya có thể khiến bạn bệnh:
Giấc ngủ có thể chữa lành. Nghiên cứu của phòng mạch Mayo (Hoa Kỳ) đã khẳng định, ngủ có ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bạn. Nếu bạn đang cảm thấy sắp bệnh mà bạn không có một giấc ngủ ngon, có lẽ bạn đang tự khiến mình bệnh hơn bằng cách không cho cơ thể có đủ thời gian để chống trả bệnh tật.
- Thức khuya có thể liên quan đến trầm cảm:
Trong một nghiên cứu gần đây, người ta thấy rằng những người thức khuya thường gặp những triệu chứng của trầm cảm hơn. Điều này đặc biệt đúng ở những người vừa thức khuya và vừa mắc đái tháo đường type 2. Dù có thể đây không phải mối quan hệ nhân quả, chúng ta nên chú ý rằng 2 tình trạng này có lẽ liên quan đến nhau ở một mức độ nào đó.
- Nếu bạn thức khuya học bài, có thể bạn không lưu giữ lại được những điềubạn học:
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng thức khuya để học, điều thường kèm theo thiếu ngủ, không có lợi cho trí nhớ dài hạn và có ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng của não bộ.
- Thức khuya ảnh hưởng đến thời lượng ngủ của bạn:
Trừ khi bạn có khả năng ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày cho dù thời điểm bạn bắt đầu rơi vào giấc ngủ là bất kì lúc nào, thường bạn sẽ ngủ không đủ giấc nếu thức khuya. Khi bạn ngủ không đủ hay không ngon giấc, nó sẽ ảnh hưởng xấu lên cơ thể. Thiếu ngủ có thể làm chậm thời gian bạn phản ứng lại các sự việc (không tốt đối với khả năng giao tiếp buổi sáng) và cũng có liên quan đến mức độ stress mà bạn cảm thấy. Vì vậy, dù chắc rằng bạn không nhất thiết phải ngủ vào đúng 9 giờ mỗi tối, có lẽ điều tốt nhất cho cơ thể là một giấc ngủ đủ và trọn vẹn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.