Các tác dụng phụ của thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm rất hay gặp ở người già, vì vậy sử dụng những thuốc này phải rất thận trọng.
1. Chỉ định
Chỉ định dùng thuốc an thần (levomepromazin, thioridazin, clopromazin, haloperidol). Các thuốc an thần thường dùng ở người già đề chữa cơn kích thích hưng cảm. Những cơn này thực ra cũng ít gặp và có xu hướng giảm dần với tuổi, ở người già, liều phải thấp hơn nhiều so với người đứng tuổi; phải theo dõi sự chịu thuốc và tác dụng cụ thể trên lâm sàng.
Thuốc còn dùng trong các quá trình lẫn tâm thần cấp hoặc bán cấp. Ở người già có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tâm thần như: rối loạn tuần hoàn, nhiễm khuẩn đái tháo đường, bệnh phổi. Phải điều trị nguyên nhân đồng thời cho thuốc an thần, nhưng cần chú ý tìm các nguyên nhân tâm thần để chữa.
Một chỉ định nữa của thuốc là các trạng thái hoang tưởng mạn tính. Nếu hoang tưởng xuất hiện ở người già, phải điều trị sớm và tích cực, tránh dùng liều quá yếu hoặc kéo dài ngày vì thường không kết quả. Nên dùng các thuốc an thần làm dịu như thioridazin hoặc haloperidol, properixi- azin.
Chỉ định cuối cùng của thuốc an thần là trạng thái loạn thần kinh. Dùng cùng với thuốc làm dịu có thể tác dụng tốt trên trạng thái lo âu. Nhưng nên dùng các loại trấn tĩnh, nhất là diazepin vì dễ chịu đựng hơn.
Chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm (imipramin, desipramin, trimerprimin, clomipramin, ..)
Trạng thái trầm cảm rất hay gặp ở người già và xuất hiện trong những điều kiện khác nhau:
Trạng thái trầm cảm có thể là giai đoạn tiếp theo của một bệnh loạn tâm thần hưng trầm cảm; bệnh này thường giảm nhẹ đi, sau 65 tuổi.
Cơn trầm cảm nguyên phát: chẩn đoán có thể khó giữa trầm cảm hoang tưởng xuất hiện chậm và hoang tưởng mạn tính.
Trạng thái cấp hay bán cấp thoái bộ ở người được ghép cơ quan hoặc có những chấn động tâm thần.
Các thuốc chống trầm cảm cỏ thể đem lại sự thăng bằng. Nên bắt đầu bằng liều thấp và tâng lên nhanh khi cần. Tuy nhiên, không nên dùng loại ức chế monoamin oxydaza vì hay gặp hạ huyết áp tư thế đứng, hoặc ngược lại cơn tăng huyết áp đột ngột.
2. Tác dụng phụ của các thuốc an thần và chóng trầm cảm
Thuốc an thần: hay gặp các tác dụng phụ tâm thần như: thờ ơ tâm thần-vận động, ngủ gà, trầm cảm lú lẫn tâm thần các tai biến thần kinh với bệnh cảnh giả Parkinson mất vận động, tăng trương lực, cơn rối loạn vận động hoặc xoay mắt (oculogyre), vẹo cổ. Trong các tai biến thần kinh thực vật, hay gặp hạ huyết áp tư thế đứng nguy hiểm ở tuổi già; các biểu hiện khác nhẹ hơn: khô mồm, táo bón, rối loạn điều tiết.
Thuốc chống trầm cảm: chỉ nên dùng khi thực sự có trạng thái trầm cảm.
Ngay các thuốc hưng thần thuộc nhóm ba vòng cũng có những tác dụng phụ như: run, loạn vận ngôn, tác dụng như atropin (cho nên không dùng trên những người có glocom, u tuyến tiền liệt), tác dụng phụ tim mạch, đặc biệt là hạ huyết áp tư thế đứng, rối loạn dẫn truyền trong tim.
3. Các loại thuốc và thái độ điều trị
- Các thuốc trấn tĩnh
Hay dùng các loại benzodiazepin (clodiazepoxit, diazepam, oxaze-pam…).
Thuốc có tác dụng tốt, tương đối ít độc. Tuy nhiên, có thể gây mất điều hòa, khó thở ở người suy hô hấp, giảm khả năng hoạt động trí óc.
- Thuốc gây ngủ, làm dịu
Các loại bacbiturat có nhiều tác dụng phụ, nhất là ở tuổi già: suy giảm hô hấp, mất phương hướng, hạ huyết áp, tăng trạng thái trầm cảm. Vì vậy, chỉ nên dành các loại thuốc này cho bệnh động kinh.
- Thái độ điều trị
Trong việc sử dụng các thuốc tâm thần:
- Cần chú ý xem có suy gan, suy thận không.
- Chỉ nên dùng khi chắc chắn rằng các rối loạn không phải do một bệnh nội khoa có thể điều trị bằng phương pháp khác.
- Chỉ nên bắt đầu dùng liều bằng nửa liều cho người đứng tuổi và khi nâng liều chỉ nên nâng từ từ, có theo dõi kĩ.
- Tránh phối hợp nhiều thuốc một lúc. Khi ngừng hoặc thay đổi thuôc cũng phải rất thận trọng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.