TIÊU CHẢY CẤP Ở NGƯỜI LỚN

[toc]

MỘT SỐ LOẠI TIÊU CHẢY:

TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN VÀ CHẤT ĐỘC VI SINH VẬT:

  • Nhiễm khuẩn:

. Trực khuẩn coli, proteus;

. Virus: reovirus virus đường ruột;

. Thương hàn.

  • Nhất là do nhiễm chất độc vi sinh vật:

. Salmonella không phải thương hàn, salmonella enteridis, salmonella typhimurium, v.v… (từ 12 đến 24 tiếng đồng hồ, sau khi bị nhiễm bệnh);

. Shigella;

. Tụ cầu: từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ sau khi bị nhiễm;

. Dịch tả: tiêu chảy kèm với vọp bẻ và mất nước.

  • Viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột cấp (trực khuẩn Malassez – Vignal hoặc adenovirus;
  • Nhiễm khuẩn Yersinia enterocolitica (cấy máu, chẩn đoán huyết thanh);
  • Tiêu chảy do ký sinh trùng;
  • Viêm ruột non do hoại tử, rất nặng.
  • TIÊU CHẢY DO THUỐC:
  • Kháng sinh, do tuyến chọn vi sinh vật:

tiêu chảy

. Nhất là sau khi điều trị bằng cyclin: tiêu chảy dạng dịch tả có tụ cầu khuẩn; tiêu chảy do Candida albicans;

. Viêm kết tràng “màng giả”, tiêu chảy nhiều, sốt, xét nghiệm vi khuẩn thường là âm tính, chẩn đoán bệnh bằng soi trực tràng; (thường bệnh xảy ra sau khi dùng Lincocin, Chloramphenicol, V.V.J.

  • Vài loại thuốc khác có thể gây tiêu chảy:

. Thuốc an thần kinh mạnh;

. Alpha – methyl – dopa (Aldomet);

. Muối vàng;

. Longacor, quinidin;

. Biguanid;

. Colchicin;

. Questran, v.v…

  • TIÊU CHẢY CỦA NHỮNG BỆNH TRựC TRÀNG THựC THỂ:
  • Bệnh túi thừa kết tràng (kèm với cơn sốt kịch phát cấp);
  • Cơn kịch phát cấp của viêm trực kết tràng chảy máu;
  • Viêm kết tràng thiếu máu cục bộ: tiêu chảy có máu (thể địa vữa động mạch hay do vài loại thuốc ngừa thai).
  • Cơn kịch phát cấp của bệnh Crohn.
  • TIÊU CHẢY DO DỊ ỨNG: gần như là tiêu chảy ra tức khắc đôi khi có sốt, do cá nhân dễ nhạy cảm với một loại thức ăn nào đó.
  • SUY THƯỢNG THẬN CẤP.
  • TIÊU CHẢY TỪNG HỒI Ở NGƯỜI DỄ CẢM XÚC:

Cần để riêng tiêu chảy giả của người bị táo bón (có hoặc không có dùng thuốc nhuận trường) và không chẩn đoán là tiêu chảy; hội chứng kiết lỵ do trực khuẩn hoặc do bệnh amíp cấp: phân nước trước rồi tiếp theo đó tiêu không phân, đau bụng nhiều, cảm giác buốt mót

tiêu chảy cấp

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top