VÀNG DA Ở PHỤ NỮ MANG THAI

[toc]

     Vàng da do sỏi mật: tương đối ít gặp;

    Vàng da do thuốc: không phải hiếm, đặc biệt hình thức nặng do tetracyclin (thoái hóa mỡ gan) và vàng da của phenothiazin dùng đề giảm buồn nôn trong thời kỳ mang thai;

     Viêm thận – bề thận của người mang thai có kèm theo vàng da nhẹ;

    Vàng da có thể phát hiện trong huyết nhiễm khuẩn do trực khuẩn côli;

    Thai nghén có thể phát hiện bệnh Gilbert (bệnh gia đình, vàng da do bilirubin không liên hợp vì thiếu enzym bẩm sinh).

    Thai nghén có thể phát hiện một bệnh tan máu: bệnh Minkowski – Chauffard, bệnh thiếu máu vùng biền, bệnh hồng cầu hình liềm

2. VÀNG DA Ở NGƯỜI MANG THAI. ít khi gặp, nhưng rất đặc biệt;

  • Vàng da phát hiện trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ, và tái lại mỗi lần mang thai, khởi đầu bằng ngứa ngoài da;
  • Vàng da loại ứ mật: phosphataz kiềm gia tăng, không dấu hiệu suy tế bào gan;

Tiến triền đến cuối thai kỳ và mất đi trong 10 ngày sau khi sanh;

  • Có thể gây sanh non và có khi có hại cho bé sơ sinh;
  • Loại vàng da này có thể xảy ra ở phụ nữ không mang thai, uống một loại thuốc ngừa thai không hạp.

3. THOÁI HÓA Mỡ GAN CẤP TÍNH CỦA NGƯỜI MANG THAI CÒN GỌI LÀ VIÊM GAN SHEEHAN

  • ít khi gặp, nhưng rất nặng;
  • Phụ nữ sanh con so, gần ngày: đau vùng thượng vị, ói mửa liên miên, tim đập nhanh rồi vàng da xuất hiện, khá đậm, gan to, phù, suy thận, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da, lơ mơ, làm kinh rồi hôn mê.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top