CHỨC NĂNG NỘI TIẾT CỦA THẬN-THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN

Nội dung bài viết ẩn

1. Chức năng nội tiết của thận

Ngoài chức năng tạo nước tiểu, thận còn tiết một số chất vào máu, có tác dụng đa dạng.

1.1. Hệ renin – angiotensin

Khi huyết áp giảm hay Na+ máu giảm, làm giảm mức lọc tiểu cầu, nó có tác dụng kích thích các tế bào cận tiểu cầu tiết ra renin đưa vào máu. Ngoài ra, khi kích thích thần kinh giao cảm thận, gây co tiểu động mạch vào cầu thận, làm giám mức lọc, cũng gây bài tiết renin. Trong máu, renin như là một men, có tác dụng trên một protein huyết tương do gan sản xuất là angiotensinogen, và nó tách từ angiotensinogen ra một peptit có 10 axít amin (amino acid), gọi là angio- tensin I. Angiotensin I khi tuần hoàn qua phổi, bị men chuyển của phổi cắt đi hai axít amin, còn lại một peptit có tám axít amin, gọi là angiotensin II, chất có tác dụng sinh học cao. Nó có tác dụng chính sau đây.

1.1.1. Tác dụng trên hệ mạch

Gây co tiểu động mạch ngoại biên, làm tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Angiotensin II là châ”t gây co mạch mạnh nhất, gâp từ 4 đến 8 lần tác dụng co mạch của noradrenalin.

1.1.2. Tác dụng trên tuyến thượng thận

Angiotensin II tác dụng trực tiếp trên lởp cầu vỏ thượng thận, làm tăng sự tổng hợp và bài tiết aldosteron. Chat này đến lượt nó kích thích tế bào biểu mô ông xa và ống góp của thận, làm tăng tái hấp thu Na+ và hước, kết quả là làm tăng lượng máu và huyết áp.

1.1.3. Tác dụng trên hệ thần kinh

  • Angiotensin II tác dụng trực tiếp trên tế bào sau hạch của hệ giao cảm, gây bài tiết noradrenalin, làm tăng dẫn truyền qua xináp.
  • Nó tác dụng trên vùng postrema của não gây tăng huyết áp.
  • Kích thích nhân trên thị, gây bài tiết ADH, làm tăng tái hấp thu nước ở ông thận, làm tăng thể tích máu.
  • Gây ra cảm giác khát để uống bổ sung nước, tăng thể tích máu.

1.1.4. Các tác dụng trên thận

Angiotensin II gây co mạnh tiểu động mạch ra và co nhẹ hơn tiểu động mạcjb vào. Kết quả co tiểu động mạch ra làm tăng áp suất mao mạch tiểu cầu thận, nhưng cũng làm giảm dòng máu thận. Tăng áp suất tiểu cầu thận làm tăng mức lọc tiểu cầu, còn giảm dòngmáu thận sẽ làm giảm mức lọc tiểu cầu. Như vậy hai tác dụng đối nhau hướng tới triệt tiêu, do đó thực chất của việc co tiểu động mạch ra gây 1’ất ít thay đổi mức lọc tiểu cầu.

Còn sự giảm dòng máu thận sẽ làm giảm dòng máu trong mao mạch quanh ống, và làm giảm áp suâ’t máu trong đó. Mặt khác, vì tăng mức lọc huyết tương, nên áp suất keo của huyết tương tăng lên, sự giảm áp suất máu tức là giảm lực đẩy ra và tăng áp suất keo tức là tăng lực giữ nước lại trong mao mạch quanh ống, sẽ làm tăng sự tái hấp thu ống. Như vậy tác dụng thực sự của sự co tiểu động mạch ra là làm giám nhiều sự bài xuất dịch. Sự bài xuất các sản phẩm chuyển hóa như urê, creatinin xảy ra đầu tiên do sự lọc của tiểu cầu, khi tiểu động mạch ra co lại, mức lọc tiểu cầu vẫn giữ nguyên, nhưvậy sự bài xuất các chất cặn hầu như không thay đổi. Tuy nhiên sự co tiểu động mạch ra gây ứ muối và nước, do tăng tái hấp thu ống. Như thế tác dụng đặc hiệu củ a angiotensin II trên thận có lẽ là sự giữ muối và nước trong cơ thể, giúp cho sự phục hồi huyết áp và mức Na+ huyết bình thường, đồng thời cho phép bài xuất bình thường các sản phẩm cặn của quá trình chuyển hóa cơ thể.

Ngoài ra angiotensin II còn có vai trò quan trọng trong sự duy trì thăng bằng chức phận của các nephron. Với 2.000.000 neph- ron trong cả hai thận, có khả năng tạo nước tiểu riêng biệt, vấn đề có tầm quan trọng là phải có một cơ chế duy trì chức phận của tất cả các nephron ngang nhau, có lẽ angiotensin góp phần lớn trong vai trò này. Nó có thể giúp cho mỗi nephron có một cơ chế điều hòa ngược, để duy trì sự bài tiết các chất cặn của sản phẩm chuyển hóa. Khi một nhóm nephron bị thiếu máu, và chức phận của chúng bị giảm sút, chúng sẽ tiết ra renin và dẫn đến sự tạo thành angiotensin II. Chất này sẽ phân phôi đều cho các nephron qua hệ tuần hoàn.

Angiotensin II đầu tiên tới tiểu động mạch vào, và tạo ra mức độ co vừa phải, rồi gây co tiểu động mạch ra mạnh hơn, cả hai quá trình gây ra ứ muối và nưđc. Như vậy sự thiếu máu của một thận, có thể dẫn tới sự ứ muối và nước, không chỉ do thận thiếu máu, nhưng còn do thận đối bên nguyên vẹn, một tác dụng đã được chứng minh, khi chỉ một động mạch thận bị tắc, rồi sự ứ muối và nước, dẫn đến làm tăng áp suất động mạch, phục hồi huyết áp đến bình thường, giúp cho việc giải tỏa sự thiếu máu của các nephron có chức năng kém. Điều đó có liên quan đến sự sống vì nó bảo đảm cho sự thải các sản phẩm chuyển hóa, để không bị ứ đọng trong cơ thể gây nhiễm độc.

1.2. Hệ erythrogenin – erythropoietin

Khi cơ thể thiếu máu hay thiếu oxy, nó kích thích phức hợp cận tiểu cầu bài tiết erythrogenin, chất này hoạt động như một enzym, nó tấc dụng trên một globulin có sẵn trong huyết tương do gan sản xuất, để tạo thành chất kích thích sinh hồng cầu ery-thropoietin. Châ’t này theo máu đến tủy đỏ của xương, tác dụng trên những tế bào gốc nhạy với erythropoietin trong tủy xương, biến tế bào này thành tiền nguyên hồng cầu. Rồi nó trải qua nhiều giai đoạn trung gian, để chuyển thành hồng cầu trưởng thành ra máu ngoại biên. Quá trình sản sinh hồng cầu của tủy xương tùy thuộc vào nồng độ của eryth- ropoietin trong máu. Sự bài tiết erythrogenin của thận còn tăng lên dưới tác dụng của muối cobalt.testosteron, T3-T4, glucocorticoit, LH, TSH, ACTH và catẹcholamin. Estrogen ức chế sự sinh hồng cầu.

1.3. Hệ 1-hydroxylaz-l,25-dihydroxycholecalcifcrol

Vitamin D3, còn gọi là cholecalciferol, do hai nguồn đưa vào cơ thể: nguồn chính do tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu trên da, để chuyển 7-dehydrocholesterol thành cholecalciferol; một nguồn khác là do thức ăn đưa lại. Ở gan, vitamin D3 được biến đổi thành 25-hydroxycholecalciferoi dưới tác dụng của men 25 – hydroxylaz, chất này tuần hoàn qua thận, sẽ được biến đổi thành chết 1,25 – dihydroxycho le calciferol (1,25- (OH)2 -D3), dưới tác dụng của men l-hydroxylaz, do màng trong của ty thể của tế bào biểu mô ông sản xuất ra 1,25 – (OH)2 – D3 là chất có hoạt tính sinh học cao, còn các chat trước đó như D3 và 25 – OH – D3 là những chất không có hoạt tính sinh học.

1.2.1. Tác dụng sinh lý của 1,25 – (OH)2-D3

Là trên ruột, thận vâ xương, như là một hormon của tuyến nội tiết.

  • Trên ruột: làm tăng hấp thu Ca++ và P043~ ở các tế bào biểu mô ruột, do đó nó làm tăng canxi và phosphat huyết.
  • Trên thận: làm tăng sự tái hấp thu Ca*+ và P043” ở ống thận, hậu quả làrcanxi và phosphat máu tăng, còn canxi và phosphat nước tiểu giảm.
  • Trên xương: kích thích quá trình hủy xương do hủy cốt bào -và huy động Ca++ và P043– từ xương ra máu.

Tổng hợp cả ba tác đụng này dẫn đến làm tăng canxi và phosphat huyết, và làm giảm canxi và phosphat nước tiểu.

1.2.2. Điều hòa bài tiết 1,25-(OH)rD3

  • Hormon của tuyến cận giáp (PTH) kích thích làm tăng bài tiết l,25-(OH)2-D3, thiếu PTH thì nó không được sản xuất.
  • Nồng độ Ca++ huyết tương giảm, thì kích thích bài tiết PTH tăng, và tăng cao 1,25-(OH)2-Dv Ngược lại khi nồng độ canxi huyết tương tăng thì ức chế bài tiết.
  • Nồng độ phosphat huyết tương giảm sẽ hoạt hóa men 1-hydroxylaz của thận làm tăng tạo 1,25-(OH)2“Dv Ngược lại nồng độ phosphat huyết tương tăng sẽ ức chế trực tiếp men l-hydroxylaz.

Ngoài ra các hormon như estrogen và pro-lactin làm tăng hoạt tính cda men 1- hydroxylaz, và l,25-(OH)2-D3 trong máu tăng khi có sự tạo sữa. Khi thiếu insulin làm giảm bài tiết, còn khi tăng 1,25-(OH)2-D3 trong máu sẽ ức chế ngược men l-hydroxyIaz.

2. Thăm dò chức năng thận bằng phương pháp thanh thải

2.1. Khái niệm về độ thanh thải huyết tương (C)

Danh từ độ thanh thải (clearance) huyết tương dùng để chỉ khả năng cứa thận bài xuất sạch những chất khác nhau cho một thể tích huyết tương, tính bằng mL trong thời gian 1 phút, Thí dụ: một chất nào đó trong huyết tương, ký hiệu là Xi nồng độ của nó trong huyết tương tính bằng mg/mL,’ký hiệu là p mg/mL (Plasma); nồng độ của nó trong nước tiểu, tính bằng mg/mL, ký hiệu là ụ mg/mL (Urine); và thể tích nước tiểu tính bang mL/ phút, ký hiệu là V mL/phút (Volume). Vậy muôn tìm độ thanh thải huyết tương của chất đó, ta phải qua hai bước:

  • Bước một: tìm lượng chất đó đào thải qua nước tiểu, tính bằng mg trong thời gian là 1 phút, tức là lấy nồng độ chất đó trong nước tiểu (mg/mL), nhân với thể tích nước tiểu trong một phút (mL/phút).

Ta có: u mg/mL X V mL/phút

  • Bước hai: tìm lượng huyết tương được làm sạch chất đó trong một phút, tức là tìm độ thanh thải huyết tương của chất đó, muốn tìm, ta chỉ việc lấy lượng chất đó đào thải qua nước tiểu trong một phút, chia cho nồng độ chất đó trong huyết tương, tức là tìm xem lượng đào thải qua nước tiểụ của chất đó trong 1 phút, chứa trong bao nhiêu mL huyết tương.

Tổng quát ta có: C=(U.V)/P.

Như vậy một chất nào đó được lọc hoàn toàn qua tiểu cầu thận, mà không được tái hấp thu hay bài tiết bởi ống thận, thì độ thanh thải huyết tương của nó đúng bằng mức lọc cầu thận; còn chất nào được tái hấp thu, độ thanh thải của nó sẽ nhỏ hơn mức lọc tiểu cầu; và chất nào được bài tiết thêm, độ thanh thải của nó sẽ lớn hơn mức lọc tiểu cầu.

Thăm dò chức năng thận tức là thăm dò chức năng của nephron, là đơn vị cấu tạo và chức năng của thận. Thăm dò chức năng của nephron, gồm thăm dò chức năng lọc của tiểu cầu thận, và chức năng bài tiết và tái hấp thu của ống thận.

2.2. Thăm dò chức năng lọc của cầu thận-Đo mức lọc cầu thận (Glomerular Fil- tration Rate: GFR)

2.2.1. Tiêu chuẩn của một chất dùng để đo GFR

Một chất dùng để đo GFR phải thỏa mãn được những tiêu chuẩn sau đây:

  • Lọc hoàn toàn qua tiểu cầu thận: nghĩa là nồng độ của nó trong dịch lọc tiểu cầu cũng bằng nồng độ của nó trong huyết tương.
  • Không được tái hấp thu và bài tiết bởi ống.
  • Không chuyển hóa trong cơ thể: đưa vào máu bao nhiêu sẽ loại ra nước tiểu bấy nhiêu, không sinh năng lượng, không tham gia cấu trúc cơ thể.
  • Không dự trữ trong cơ thể, nên không bị hao hụt đi.
  • Không gắn vđi protein: nếu gắn với albumin hay globulin sẽ không lọc qua tiểu cầu thận được.
  • Không độc đối với cơ thể.
  • Không có ảnh hưởng gì tới mức lọc tiểu cầu.
  • Dễ dàng định lượng trong huyết tương và nước tiểu.

2.2.2. Những chất dùng để do GFR

Inulin là chất thích hợp với tám tiêu chuẩn trên, nó là polime của đường fructoz, với trọng lượng phân tử khoắng 5200. Thực tế việc đo độ thạnh thải huyết tương của inulin là: một liều lớn inulin được đưa vào tĩnh mạch, chờ nó khuếch tán đều trong máu, tiếp theo là một liều duy trì, để giữ inulin ở mức hằng định trong huyết tương. Sau khi nồng độ inulin đã thăng bằng trong dịch cơ thể, một mẫu nước tiểu có bấm thời gian chính xác được thu thập, và một mẫu huyết tương có được ở đoạn nửa thời gian thu thập nước tiểu. Nồng độ inulin huyết tương và nước tiểu được xác định, và độ thanh thải được tính toán.

Thí dụ: u. = 30 mg/mL, V = 1mL/phút, p. = 0,24 mg/mL => C= 125 mL/phiít

Như vậy độ thanh thải huyết tương của inulin chính là mức lọc tiểu cầu.

Inulin không phải là chất duy nhất dùng để đo mức lọc tiểu cầu. Creatinin nội sinh, là chất có sấn trong cơ thể, không phải đưa từ ngoài vào, cũng được dùng để đo GFR. Nhưng creatinin lại được bài tiết một ít bởi ống, nên làm cho lượng creatinin bài xuất qua nước tiểu tăng lên, tức là tử số Uc xV tăng lên. Mặt khác, sự xác định nồng độ creatinin huyết tương thường không được chính xác, vì phương pháp sử dụng đã đo cả một lượng nhỏ các cấu tạo huyết tương khác, các chromogen không đặc hiệu, do đó làm cho nồng độ creatinin huyết tương cũng tăng lên, tức là mẫu số p,r cũng tăng lên. Vì cả tử số và mẫu số đều tăng song song nên sai số hướng tới bị triệt tiêu. Do đó độ thanh thải huyết tương của creatinin nội sinh thường được đo ở bệnh nhân, giá trị phù hợp với mức lọc tiểu cầu khi đo bằng inulin. Nhưng khi cần đo chính xác GFR, thì hình như không thông minh khi chọn phương pháp mà độ chính xác phụ thuộc vào sự sai số bù trừ.

Thực tế khi đo GFR cho bệnh nhân, để tránh phiền phức phải truyền inulin tĩnh mạch chậm, người ta dìlng phương pháp creatinin nội sinh, còn khi nghiên cứu thực nghiệm, cần đo chính xác, người ta đùng inulin.

2.3. Thăm dò chức năng bài tiết của ống thận – Đo dòng huyết tương thận (Renal Plasma Flow: RPF)

2.3.1. Tiêu chuẩn của một chất dùng để đo chức năng bài tiết của ống

  • Lọc hoàn toàn qua tiểu cầu thận.
  • Được bài tiết hoàn toàn bởi ống thận.
  • Không bị tái hấp thu bởi ống.
  • Không chuyển hóa trong cơ thể.
  • Không dự trữ trong cơ thể.
  • Không có ảnh hưởng gì tới dòng máu thận, dòng huyết tương thận.
  • Không gắn protein.
  • Không độc đối với cơ thể.
  • Dễ dàng định lượng trong huyết tương và nước tiểu.

Ta thí dụ rằng dòng huyết tương qua cả hai thận trong một phút là 650mL/phút, lượng này được lọc qua tiểu cầu thận là 125mL/ phút, số còn lại đi qua tiểu động mạch ra là 650 – 125 = 525 mL/phút, và nó sẽ phân phối cho hệ mao mạch quanh ông. Nếu một chất nào đó được lọc hoàn toàn qua tiểu cầu thận, tức là làm sạch cho cả 125mL huyết tương, và lại được bài tiết hoàn toàn do ống, tức là làm sạch cho cả 525mL huyết tương. Như thế nó đã làm sạch cho tổng cộng là 650mL huyết tương trong một phút, và máu tĩnh mạch ra của thận sẽ không còn chất đó nữa, nghĩa là toàn bộ chất đó khi qua thận đã được bài xuất hoàn toàn, và ta nói là tỷ lệ rút ra của thận đôi với chất đó là 100 phần trăm.

Nếu ta ký hiệu E là tỷ lệ rút ra (Extrac- tion), A là nồng độ chất đó trong huyết tương máu động mạch thận (Artery), và V là nồng độ chất đó trong huyết tương máu tĩnh mạch thận (Vein), thì tỷ lệ rút ra là:

E = ((A-V)/A).100%

Thực tế, không có chất nào lý tưởng như vậy, không phải vì bản thân nó, mà ví chính do câu trúc của thận. Ta biết rằng chỉ có 90 phần trăm dòng máu thận là qua vỏ thận, nơi có các ống thận để tiến hành việc bài tiết, còn 10 phần trăm dòng máu thận lại qua tủy thận, nơi chỉ có ống góp và một số quai Henle của các nephron cận tủy, nên không có khả năng bài tiết. Do đó một chất lý tưởng để đo dòng huyết tương thận thực tế cũng chỉ đạt tỷ lệ rút ra tối đa là 90 phần trăm.

2.3.2. Những chất dùng để do huyết tương thận

Axít para-aminohippuric (Paraaminohip- puric acid: PAH) là chất thỏa mãn chín tiêu chuẩn trên, tuy nhiên độ thanh thâi huyết tương của PAH chỉ là dòng huyết tương có hiệu quả của thận ERPF (Effective Renal Plasma Flow), tức là dòng huyết tương qua phần vỏ thận.

Thí dụ: UPAK = 11,7 mg/mL; V = 1 mL/phút; PAH = 0*02 mg/mL => CpAH = 585 mL/phút

Muốn tìm dòng huyết tương thực của thận RPF, ta phải tìm tỷ lệ rút ra của PAH (EPAH).

  • Đo nồng độ PAH của huyết tương máu động mạch thận (A), có thể dùng huyết tương máu tĩnh mạch ngoại biên, vì PAH không bị
    chuyển hóa trong cơ thể, nên nồng độ PAH trong hệ thống mạch là ngang nhau.
  • Đo nồng độ PAH huyết tương máu tĩnh mạch thận (V).

Ta có: E = ((A-V)/A).100%

Nhiều thí nghiệm khác nhau đã cho số liệu về tỷ lệ rút ra của PAH là 90 phần trăm. Do đó có thể tính được dòng huyết tương thực của thận:

Có thể tính dòng máu thận toàn phần (Re- nal Blood Flow: RBF) trong mỗi phút, từ RPF và hematocrit (tỷ lệ huyết cầu với máu toàn phần). Nếu hematocrit là 45 phần trăm, dòng huyết tương là 650 mL/phút, thì RBF sẽ là:

RBF = 1182 mL/phút

Dòng huyết tương tỏy (RPF med) có thểđược tính từ RPF và ERPF : RPF med = RPF – ERPF = 650 – 585 = 65 mL/phút.

Độ thanh thải của Diodrast cũng có thể dùng để xác định dòng huyết tương thận, tuy nhiên tỷ lệ rút ra của nó là nhỏ hơn so với PAH, chỉ bằng khoảng 85 phần trăm.

Sự bài tiết PAH là một hàm số tuyến tính với mức PAH huyết tương, nhưng sự bài tiết PAH chỉ tiếp tục tăng lên khi nồng độ PAH huyết tương tăng lên trong giới hạn mức vận chuyển tối đa (Tm PAH). Khi PPAH tăng trên mức Tm PAH, CPAH giảm dần, rồi đạt tới Cin. Vì số bài tiết PAH trở nên một phân số ngày càng nhỏ so với số PAH được lọc qua cầu thận, và bài xuất qua nước tiểu; mặt khác, mẫu số P ngày càng lớn lên.

Còn độ thanh thải của glucoz là 0 ở mức P0 dưới ngưỡng thận, nhưng khi Pf. tăng lên dần, cr sẽ tăng lên và đạt tới gần Cin.

2.4. Thăm dò chức năng tái hấp thụ của ống

Một chất dùng để đánh giá chức năng tái hấp thu của ống, ngoài những tiêu chuẩn thông thường, phải đạt mãy yêu cầu cơ bản là:

  • Được lọc hoàn toàn qua tiểu cầu thận.
  • Được tái hấp thu bởi ống thận.
  • Không được bài tiết bởi cíng.

Độ thanh thải của urê nội sinh có thể được dùng để đánh giá chức năng tái hấp thu của ống, mặc dầu nó không được tế bào biểu mô ống tái hấp thu tích cực. Tuy nhiên urê trong dịch lọc tiểu cầu, khuếch tán ra ngoài ống khi nồng độ của nó tăng lên, do sự giảm dồn thể tích lọc. Khi dòng nước tiểu ít, thuận tiện cho urê rời ống, chỉ khoảng 10 đến 20 phần trăm urê lọcđược bài xuất, còn khi dòng nước tiểu nhiều, lượng urê bài xuất là cao, có đến 50 đến 70 phần trăm urê tích lại trong khoảng kẽ của tháp tủy, ở đó nó được giữ lại do trao đổi ngược dòng trong vasa recta, nó khuếch tán vào trong ngành xuống của quai Henle, và đi ra ngoài ông xa và ông góp.

Đo độ thanh thải của urê, kinh nghiệm đã chứng tỏ rằ ng, khi dòng nước tiểu dưới 2 mL/ phút, độ thanh thải độc lập mộtcách tương đối với dòng nước tiểu, nên Vv được dùng trong công thức độ thanh thải thay thế cho V, vì vậy có hai loại độ thanh thải urê, tối đa và tiêu chuẩn đã được áp dụng:

  • Cure tối đa = uv/ B, khi dòng nước tiểu lớn hơn 2 mL/phút, B chỉ nồng độ urê trong máu toàn phần, thường được đo nhiều hơn trong lâm sàng. Giá trị bình thường của Curetối đa là 75 mL/phứt.

Cure tiêu chuẩn = (UVv/ B, khi đòng nước tiểu dưới 2 mL/phút, giá trị bình thường của Cure tiêu chuẩn là 54 mL/phút.

2.5. Độ thanh thải nước tự do

Để biết được sự giữ nước hay mất nước, do bài xuất một nước tiểu đặc hay loãng độ thanh thải nước tự do (Ch2o) được tính toán. Đó là sự khác nhau giữa thể tích nước tiểu và độ thanh thải của osmol ( Cosmot ).

CH2O = V – [(U V) / p ]

trong đó V là thể tỉch nước tiểu, tính bằng mL/phút; u s và p m là độ thẩm thấu của nước tiểu và huyết tương, tính bằng osmol. Cosn là số nước cần thiết để bài xuất một thể tích thẩm thấu trong một nước tiểu mà nó đẳng trương với huyết tương. Vì vậy CH2o thì âm tính khi nước tiểu ưu trương, và dương tính khi nước tiểu nhược trương. Thí dụ trị số của CH2O là -1,25 mL/phút tức là -1800 mL/ 24 giờ khi có ADH ở mức tối đa, và Ch2o là 14,6 mL/phút, tức là 21 L/24giờ, khi thiếu ADH.

3. Các chất lợi niệu và cơ chế tác dụng.

Có nhiều chất tác dụng trên các phần khác nhau của nephron, gây ra tăng bài xuất nước tiểu, ta gọi chứng là những chất lợi niệu.
Ta hãy điểm qua những chất này.

3.1. Nước

Cơ chế điều hòa ngược sự bài tiết ADH là qua áp suất thẩm thâu của huyết tương, khi áp suất thẩm thấu tăng kích thích sự bài tiết ADH.Còn khi áp suất thẩm thâu giảm, ức chế sự bài tiết ADH, nước sẽ được tái hấp thu ít, và lượng nước tiểu bài xuất tăng lên.

Lợi niệu nước tạo ra do uống một lượng lớn dịch nhược trương, làm giảm áp suất thẩm thấu của huyết tương, và ức chế sự bài tiết ADH. Tác dụng bắt đầu từ 15 philt sau khi uống, và đạt tới mức tối đa trong khoảng 40 phdt. Sự chậm trễ thể hiện thời gian yêu cầu để nồng độ ADH trong máu giảm, do sự bài tiết ADH đã bị ức chế, còn lượng ADH đang tuần hoàn lúc đó đã bị chuyển hóa.

3.2. Các chất manni- tthẩm thấu tích cực mani-tol hay giucoz

Có những chất hòa tan mà không được tái hấp thu bởi ống gần, sẽ tạo ra một tác dụng thẩm thâu đáng kể, khi thể tích dịch Ống giảm và nồng độ của chúng tăng. Vì vậy, chúng giữ nước trong ống, và làm tăng thể tích dịch đẳng trương xuống quai Henle. Khi thể tích dịch đẳng trương tăng lên, nồng độ Na+ trong ống giảm đi, làm hạn chế sự vận chuyển tích cực Na+ ra ngoài ống từ cành lên của quai Henle. Điều này dẫn tới hậu quả là làm cản trở cơ chế tăng nồng độ ngược dộng, làm giảm bậc thang thẩm thấu dọc theo tháp tủy ưu trương, do đó nước được tái hấp thu rất ít từ ống góp, và thể tích bài tiết nước tiểu tăng lên.

Một số chất lợi niệu thẩm thâu do đưa vào cơ thể nhưmaiínitol hay polysacarit, mà nó được lọc, nhưng không được tái hấp thụ. Có những chất bình thường có trong cơ thể, nhưng khi nồng độ tăng lên quá ngưỡng, thậm chí quá Tm, chứng không được tái hấp thu hết, sẽ ở lại dịch ống và gây lợi niệu thẩm thấu. Như trong bệnh đái tháo đường, glucoz được giữ lại trong ống, gây nên đa niệu.

Có sự khác nhau giữa lợi niệu thẩm thấu và lợi niệu nước. Trong lợi niệu nước, số nước được hấp thu từ ống gần là bình thường, và dòng nước tiểu tối đa có thể được tạo rá là khoảng 16 mL/phiit. Trong lợi niệu thẩm thấu, dòng nước tiểu tăng lên là do sự tái hấp thu nước từ ống gần giảm, và có thể tạo ra dòng nước tiểu lớn. Khi một lượng lổn dịch trong ống không được tái hấp thu, làm cho nồng độ Na+ trong dịch ống giảm thấp, sẽ hạn chế sự tái hấp thu tích cực Na+của tế bào biểu mô ống, vì vậy Na+ bị mất trong nước tiểu nhiều hơn.

3.3. Cồn ethylic và các loại thuốc gây mê, gây tê, gây ngủ

Có tác dụng trực tiếp trên vùng dưới đồi, ức chế sự bài tiết ADH.

3.4. Các xanthin như caffein và theophyllin

Tác dụng làm giãn tiểu động mạch vào tiểu cầu thận, nên làm tăng mức lọc, mặt khác chúng làm giảm tái hấp thu Na+,

3.5. Các muối axit như NH4C1, CaCl2

Khi cho NH4Cl, NH4 phân ly cho H+ và NH3, NH3 được gan biến đổi thành urê, H+ được đệm và CT được lọc cùng với Na+ nhờ vậy tính trung hòa điện được duy trì. Na+ và nước bị mất trong nước tiểu, gây lợi niệu. Các muôi axít khác tạo ra lợi niệu cũng bằng cách tương tự, làm mất sự vận cl) uy ổ II tích cực ngược chiều giữa Na+ và H+.

3.6. Các muối hữu cơ của thủy ngân như mercaptomerin (Thionierin) và mer-alluride (Mercuhydrin)

Chúng ức chế sự tái hấp thu Na+ và ức chế sự bài tiết K+.

3.7. Các chất ức chế men anhydraz cacbonic như acetazolamide (diamox)

Ức chế sự bài tiết axít, do giảm cung cấp axít cacbonic, hậu quả không phải chỉ là làm tăng sự bài xuất Na+ và kéo theo nước, do thiếu sự trao đổi giữa Na+ và H+, mà sự tái hấp thu HCO3 cũng giảm. Và vì H+ và K+ cạnh tranh với nhau và với Na+, sự giảm bài tiết H+, làm dễ dàng cho sự bài tiết và bài xuất K+.

3.8. Thiazides như chlorothiazide (Diuril)

Ức chế sự tái hấp thu Na+ của cành lên quai Henle và phần đầu ông xa, liều lớn cũng gây ức chế men anhydraz cacbonic .

3.8.1 Furosemides (Lasix) và axít ethacrynic (Edecrin)

ức chế sự tái hấp thu Na+ ở quai Henle, tăng phân phôi Na+ ở ông xa, do đó làm tăng sự bài tiết và bài xuất K+. Sự giảm K+ trong dịch cơ thể là một trong những biến chứng chung khi điều trị bằng các thuốc lợi niệu này. Cả hai chất đều ức chế men Na+ – K+ – ATPaz.

3.8.2. Thuốc ức chế aldosteron như spironolactone (Aldactone) và triamterene (Dyrenium)

ức chế tác dụng của aldosteron, gây ức chế sự vận chuyển tích cực nguyên phát ở ống xa và ống góp, làm tăng đào thải Na+ và nước, và giữ K+, làm tăng kali huyết.

4. Thận nhân tạo

Thận nhân tạo đã được dùng trong 40 năm nay, để điều trị cho bệnh nhân bị suy thận nặng, ớ một sô” bệnh suy thận cấp như nhiễm độc thủy ngân, hay sốc tuần hoàn, dùng thận nhân tạo để bệnh nhân qua khỏi cơn nguy hiểm, trong vòng vài ba tuần cho đến khi thận phục hồi chức năng. Tuy nhiên cho đến nay, thận nhân tạo đã được dùng phổ biến cho một số lớn bệnh nhân bị suy thận vĩnh viễn, hay bị cắt mất cả hai thận, cuộc sông của họ phụ thuộc hoàn toàn vào thận nhân tạo.

Nguyên tắc cơ bản của máy thận nhân tạo là dựa trên cơ chế trao đổi chất theo bậc thang nồng độ. Dòng máu từ động mạch người bệnh chảy vào hệ thống ống dẫn. Hệ thống này ngâm trong dung dịch thẩm tích, và cuôl cùng máu trong lòng ống chảy về tĩnh mạch của người bệnh.

Hệ thống ống của máy được làm bằng cellophane, thành ống có nhiều lỗ cực nhỏ, dễ cho các chất hòa tan trong huyết tương và dịch thẩm tích qua lại dễ dàng, trừ protein.

Nồng độ các chât trong dịch thẩm tích tùy thuộc vào yêu cầu của người bệnh. Chất nào có nồng độ cao trong máu cần loại bớt, thì nồng độ chất đó trong dịch thẩm tích thấp, thậm chí không có, như phosphat, urê, urat, sunfat, hay creatinin. Ngược lại, chất nào cần bổ sung cho máu thì có nồng độ cao trong dịch thẩm tích. Diện tích thành ống cellophan cần phải lớn, để có diện tiếp xúc rộng, nhờ đó tốc độ trao đổi nhanh. Bình thường diện tiếp xúc rộng khoảng 10.000 – 20.000 cm2. Thể tích máu chứa trong lòng ống trong bất kỳ một thời điểm nào là không quá 500 mL, và lưu lượng dòng có thể đạt tớị nhiều trăm mililit trong một phút. Để phòng ngừa sự đông máu trong thận nhân tạo, một lượng nhỏ he-parin được truyền vào máu khi nó đi qua hệ thông thận nhân tạo. Mỗi đợt chạy máy chỉ giới hạn trong một thời gian từ 4 – 6 giờ, và chạy 3 lần trong một tuần.

Máy thận nhân tạo có thể rứt các chất thừa ra khỏi cơ thể, và bổ sung các chất cần thiết theo ý muốn vđi hiệu suất rất cao. Thí dụ: Curê của máy có thể đạt từ 100 tới 225 mL/phút, cao gấp 2-3 lần so với thận bình thường, vì Curê bình thường chỉ đạt 70mL/ phút.

Scroll to Top