LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Sữa mẹ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là thực phẩm hoàn hảo cho trẻ sơ sinh, và nên cho bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh. Sữa mẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Trẻ được khuyến khích bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau 6 tháng tiếp tục cho trẻ bú và kết hợp với ăn dặm.Dưới đây là 11 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

[toc]

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng lý tưởng cho bé

Hầu hết các cơ quan y tế đều khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng. Thành phần trong sữa mẹ đủ cung cấp các chất cho nhu cầu trẻ cần trong sáu tháng đầu đời, theo đúng tỷ lệ cần thiết, giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu hơn.

Sữa non là sữa được sản xuất trong những ngày đầu tiên sau khi sinh.Sữa non đặc và có màu vàng, thành phần protein và vitamin A gấp 10 lần sữa vĩnh viễn, giúp trẻ chống đói rét,ít đường và chất béo. Ngoài ra sữa non chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ít can-xi và phốt-pho phù hợp cho chức năng thận của trẻ. Sau giai đoạn sữa non (khoảng 7 ngày) là sữa vĩnh viễn

Thành phần duy nhất có thể thiếu từ sữa mẹ là vitamin D. Người mẹ nên bổ sung vitamin D để cung cấp đủ cho con.

Sữa mẹ chứa các kháng thể quan trọng

Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp bé chống lại vi rút và vi khuẩn, đặc biệt nhiều trong sữa non.Sữa non cung cấp một lượng lớn immunoglobulin A (IgA), cũng như một số kháng thể khác. Kháng thể IgA bảo vệ trẻ khỏi bị bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa, dị ứng khi hệ miễn dịch những ngày đầu đời còn non yếu. Trong khi đó, sữa công thức không cung cấp kháng thể cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ không được bú sữa mẹ dễ bị bệnh hơn như viêm phổi, tiêu chảy và nhiễm trùng.

Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh

Sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh và bệnh của bé, bao gồm:

  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Cảm lạnh và nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng đường ruột
  • Viêm ruột hoại tử
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
  • Dị ứng: hen suyễn, viêm da dị ứng và bệnh chàm

Sữa mẹ giúp trẻ tăng cân hợp lý

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ tăng cân hợp lý và ngăn ngừa béo phì ở trẻ em. Điều này có thể giải thích do sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột. Trẻ bú sữa mẹ có lượng vi khuẩn đường ruột có lợi nhiều hơn, ảnh hưởng đến việc lưu trữ chất béo. Trẻ bú sữa mẹ cũng có nhiều leptin hơn so với trẻ bú sữa công thức, leptin là hócmôn quan trọng để điều chỉnh sự thèm ăn và lưu trữ chất béo.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể khiến trẻ thông minh hơn

Một số nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong sự phát triển não bộ giữa trẻ bú sữa mẹ và bú sữa công thức. Sự khác biệt này có thể là do sự gần gũi về tiếp xúc da kề da và giao tiếp bằng mắt với mẹ trong lúc cho con bú.Các nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ bú sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn và ít có vấn đề về hành vi và học tập khi chúng lớn lên. Tuy nhiên, những tác động được thấy rõ rệt nhất ở những trẻ sinh non, đối tượng có nguy cơ mắc các vấn đề phát triển.

Cho con bú có thể giúp mẹ giảm cân

Mặc dù nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng nhu cầu năng lượng của người mẹ khoảng 500 calo/ngày. Trong 3 tháng đầu sau khi sinh, các bà mẹ cho con bú có thể giảm cân ít hơn so với những người không cho con bú, thậm chí có thể tăng cân. Tuy nhiên, sau 3 tháng cho con bú, người mẹ sẽ trải qua quá trình tăng đốt cháy chất béo. Bắt đầu khoảng 3 tháng 6 tháng sau khi sinh, các bà mẹ cho con bú đã được chứng minh giảm cân nhiều hơn so với những bà mẹ không cho con bú.

Điều quan trọng cần nhớ là chế độ ăn uống và tập thể dục vẫn là những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc giảm cân của mẹ.

Giúp co hồi tử cung tốt

Khi mang thai, tử cung của mẹ phát triển rất lớn. Sau khi sinh, tử cung của mẹ sẽ co hồi để trở lại kích thước trước đó. Oxytocinlà một loại hormone giúp thúc đẩy quá trình này. Oxytocin tăng trong thời gian cho con bú. Nó kích thích các cơn co tử cung, giảm chảy máu, giúp tử cung trở lại kích thước nhưcũ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các bà mẹ cho con bú thường ít mất máu sau khi sinh và tử cung co hồi nhanh hơn.

Những bà mẹ cho con bú có nguy cơ trầm cảm thấp hơn

Trầm cảm sau sinh là một loại trầm cảm xuất hiện ngay sau khi sinh con, gặp ở 15% phụ nữ sau sinh. Phụ nữ cho con bú dường như ít bị trầm cảm sau sinh, so với những bà mẹ cai sữa sớm hoặc không cho con bú.

Mặc dù bằng chứng chưa rõ ràng, nhưng người ta biết rằng việc cho con bú gây ra những thay đổi nội tiết tố, kích thích sự chăm sóc và gắn kết của người mẹ. Hóc-mon oxytocin tăng lên khi cho con bú, hoc-mon có tác dụng chống lo âu lâu dài.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ở mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho người mẹ giảm nguy cơ mắc một số bệnh:

  • Ung thư vú và ung thư buồng trứng
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Tăng huyết áp, viêm khớp, mỡ máu cao, bệnh tim và đái tháo đường tuýp 2

Chậm có kinh trở lại

Việc chậm có kinh giúp chậm có thai lại, nhiều bà mẹ xem đây như một biện pháp ngừa thai. Tuy nhiên cần lưu ý đây không phải là một biện pháp ngừa thai hiệu quả.

Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Sữa mẹ hoàn toàn miễn phí, giàu năng lượng và dinh dưỡng, phù hợp cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ luôn ở nhiệt độ phù hợp, nguồn sữa sạch và sẵn sàng để uống. Đảm bảo dinh dưỡng nhất là trong trường hợp khẩn cấp (bão lụt, chiến tranh).

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


  • Là một loại glycoprotein, tip alpha – 1 – globulin, bình thường được tổng hợp chi trong thời kỳ phôi thai, có lẽ là ở gan, và sau khi sinh vài ngày mất hắn trong huyết tương.
  • Bình thường = dưới 20 nanogram/ml từ 2 tuổi trở lên.
  • Đo lường bằng một phương pháp điện quang miễn dịch hoặc enzym – miễn dịch.

Leave a Comment

Scroll to Top