VẤN ĐỀ TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ

Ruột già gồm có manh tràng, kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống, kết tràng xích ma (sigma) và trực tràng. Chức năng của kết tràng là hấp thu nước và chất điện giải từ dưỡng írấp và tích trữ phân cho đến khi phân được tống thoát.

1. Hoạt động cơ học của ruột già

Hoạt động cơ học của ruột già có vai trò làm tăng hiệu quả hấp thu nước và chất điện giải và tống thoát phân ra ngoài.

ruột già

1.1. Các cử động của ruột già

1.1.1. Cử động phân đoạn

Ruột già được chia thành các đoạn giống như các túi (haustra) và trong lòng ruột dưỡng trấp được nhào trộn qua lại, thay đổi mặt tiếp xúc với niêm mạc. Nhờ vậy trong 1000ml dưỡng trấp từ ruột non xuống ruột già, chỉ có 80 – 150ml là không được hấp thu và được đưa ra ngoài trong phân.

1.1.2. Nhu động

Cử động phân đoạn ở trên cũng có tác dụng giống nhu động, đẩy dưỡng trấp dọc theo ruột già với vận tốc chậm (5 cm/giờ). Dưỡng trấp có khi phải mất 48 tiếng để đi qua hết ruột già.

1.1.3. Cử động toàn thể

Khoảng 3-4 lần trong ngày có những cử động toàn thể (mass movement) đẩy nhanh dưỡng trấp về phía trực tràng. Tần số co thắt của trực tràng thường cao hơn kết tràng xích- ma, nên phân lại đi ngược lên kết tràng xích- ma, giải thích vì sao trực tràng thường trống và thuốc đặt hậu môn được đẩy lên kết tràng.

1.2. Sự tống thoát phân

Trong phần lớn thời gian trực tràng không chứa phân. Khi có cử động toàn thể phân được đẩy vào trực tràng gây ra phản xạ co thắt trực tràng và giãn cơ thắt hậu môn. Cơ thắt hậu môn trong là cơ trơn, cơ thắt hậu môn ngoài là cơ vân được điều khiển tự ý Khi phân làm căng thành trực tràng, các tín hiệu hướng tâm dẫn đến sự co thắt của kết tràng xuống, kết tràng sigma và trực tràng. Khi nhu động đi về phía hậu môn, cơ thắt hậu môn trong giãn ra, tạo ra cảm giác muốn đại tiện. Nếu chưa thuận tiện, cơ chế điều khiển tự ý vẫn duy trì sự co thắt của cơ thắt hậu môn ngoài. Khi đó cơ thắt hậu môn trong sẽ co trở lại và trực tràng lại giãn ra, để chứa lượng phân chưa được tống thoát. Khi thuận tiện, cả hai cơ thắt đều giãn, cơ hoành và cơ bụng co lại, làm tăng áp suất bên trong bụng nhằm tông thoát phân ra ngoài

Các hành động tự ý cũng giúp tống thoát phân như gây giãn tự ý cơ thắt hậu môn ngoài, hít vào sâu, đóng nắp thanh môn, co cơ hô hấp và cơ thành bụng để làm tăng áp suất trong ổ bụng.

ruột già

1.3 Liên hệ lâm sàng

Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên hay khó khăn. Thông thường có từ 2 – 3 lần tồng thoát phân trong một tuần. Nguyên nhân có thể là do thiếu các hạch đạm rối thần kinh cơ trong kết tràng (bệnh Hirschprung), dỊr^rívthương cột sốhg, chế độ ăn ít chất xơ, tổn thương hậu môn, yếu cơ thành bụng…

Tiêu chảy là tình trạng tăng số lần đi tiêu hay tăng tính chất lỏng và thể tích phân. Nguyên nhân có thể là:

  • Sự hiện diện của các chất không được hấp thu trong lòng ruột, kéo theo nước vào lòng ruột do cơ chế thẩm thấu (như khi thiếu lactaz).
  • Niêm mạc ruột -tăng bài tiết dịch và các chất điện giải (thí dụ khi bị nhiễm vi trùng Escherichia colì hay do các khối u kích thích sự bài tiết).
  • Tăng nhu động ruột (như khi nối ruột)
ruột già

2. Hoạt động khác của ruột già

2.1. Bài tiết chất nhầy

Niêm mạc ruột già bài tiết chất nhầy, có vai trò làm trơn dưỡng trấp và bảo vệ niêm mạc không bị tấn công bởi axít của vi khuẩn.

2.2. Bài tiết nước và các chất điện giải

Ruột già chỉ có thể hấp thu tối đa 5-8 lít nước trong tổng số 8-10 lít nước đi vào ruột. Bình thường ruột già hấp thu khoảng 400 ml nước. Na+ và Cl’ chưa được hấp thu ở ruột non được hấp thu tiếp ở ruột già. Ngược lại K+ được bài tiết, làm tăng nồng độ K+ từ 8mEq/l ở hồi tràng lên đến 75 mEq/L ở đoạn cuối ruột già. Sự hấp thu Na+ và bài tiết K+ ở ruột già là do aldosteron điều khiển.

Niêm mạc ruột già bài tiết HCO * để hoán đổi với sự hấp thu cr. HCCK giúp trung hòa axít của sản phẩm chuyển hoa của vi khuẩn.

2.3. Vi khuẩn ruột già

Ông tiêu hóa vô khuẩn lúc sinh, nhưng trong vòng 3-4 tuần dân số vi khuẩn binh thường trong ruột sẽ được thiết lập. Hầu hết là vi khuẩn yếm khí.

Vi khuẩn ruột có vai trò trong chuyển hóa muối mật, tổng hợp vitamin K, B , B , B . Sự tổng hợp vitamin K do vi khuẩn đặc biệt quan trọng vì lượng vitamin K trong thức ăn hằng ngày thường không đủ cho sự đông máu.
Khi vi khuẩn phát triển quá mức sẽ dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng và một số vitamin như B12 và axít folic.

2.4. Sự sinh hơi trong ruột già

Hơi trong ruột là do hít vào, do vi khuẩn tạo ra và do khuếch tán từ máu vào.Hơi được sản xuất trong ruột già lên đến 7-10 L/ngày, chủ yếu do sự chuyển hóa thức ăn không được tiêu hóa. Các khí C02, CH4, H2 khuếch tán qua niêm mạc ruột còn khí N2 không được hấp thu nên thoát ra ngoài với lượng khoảng 600 ml/ngày.

Một số thức ăn được xem là làmtăng sự sinh hơi bao gồm các loại đậu, bắp cải, bông cải, bắp và một số chất kích thích như giấm

2.5. Thành phần cấu tạo phân

Bình thường phân gồm 3/4 nước và 1/4 chất rắn trong đó 30% là xác vi khuẩn, 10- 20% chất vô cơ, 2-3% protein, 30% chất bã
từ thức ăn và dịch tiêu hóa (sắc tố mật và tế bào ruột tróc ra), Màu là do urobilin và ster-cobilin. Mùi là do các sản phẩm tiêu hóa của vi khuẩn (indole, skatole, mercaptan, hydro- gen sulfide).

Scroll to Top