ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GIÀ ĐẾN MẮT VÀ THỊ LỰC

Hệ thống động mạch mao mạch ảnh hưởng nhiều đến thị giác. Tuổi càng cao, bệnh ảnh hưởng đến thị giác càng nhiều, chủ yếu là do các tổn thương ở mạch: trong glôcôm thỉ lệ là 74,1%, trong đục thủy tinh thể tỉ lệ là 75,8%, trong thoái hóa hoàng điểm tỉ lệ là 55,6%.

Tỉ lệ mắc bệnh động mạch võng mạc là 66,6% ở lứa tuổi 40 – 60; tăng lên 78%, ở lứa tuổi 60 – 70; 72,1% ở lứa tuổi 70 – 80.

Trên 50% bệnh nhân đục thủy tinh thể có những biểu hiện vữa xơ động mạch, tỉ lệ đó là 46% ở bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm. Bệnh cao huyết áp rất hay gặp ở tuổi già có ảnh hưởng nhiều đến mắt. Theo Vilen- kina, ở giai đoạn I của bệnh cao huyết áp thì 25 đến 30% đáy mắt còn bình thường, ở giai đoạn II, tỉ lệ đó chỉ còn 3,5%, ở giai đoạn III không có đáy mắt nào được bình thường nữa.

Ở người già, mắt có những biến đổi sinh lí gọi là lão thị, do hiện tượng xơ hóa thủy tinh thể làm giảm sức đàn hồi của thủy tinh thể và giảm khả năng điều tiết.

Khả năng điều tiết máu biến đổi rõ rệt theo tuổi. Theo Bolototski, khả năng điều tiết trung binh là 14,6 điốp lúc 10 tuổi. Khả năng đó còn 10,6 điốp lúc 20 tuổi; 7,7 điốp lúc 30 tuổi; 4,9 điốp lúc 40 tuổi; 4,4 điốp lúc 42 tuổi; 3,5 điốp lúc 45 tuổi; 2,1 điốp lúc 50 tuổi và 1 điốp lúc 60 tuổi. Khi khả năng điều tiết yếu, người ta phải để sách rất xa để đọc, trung binh từ 33cm đến 45cm (bình thường khoảng 22cm).

Thể hiện của lão thị là xu hướng đọc để sách ra xa dần rồi đến mức nào đó chữ không rõ nữa, đọc chữ nhỏ không được, không có kính lão sẽ mệt mỏi nhức đầu, mỏi mắt, chảy nước mắt, kích thích mi… khi nhìn gần, còn nhìn xa thì vẫn tốt.

Thường khắc phục lão thị bằng đeo kính. Nhìn chung, ở lứa tuổi 40 cần kính lão khoảng +1,0 điốp; ở lứa tuổi 50: từ +1,75 đến 2,0 điốp; ở lứa tuổi 55: +2,05 đến +2,5 điốp; ở lứa tuổi 60: +2,5 đến 2,75 điốp; trên 60 tuổi: +2,5 đến 3,0 điốp.

Scroll to Top