DẤU HIỆU BAN XUẤT HUYẾT

(Purpura)

[toc]

1. BAN XUẤT HUYẾT MẠCH, THỂ CHẤT MÁU BÌNH THƯỜNG:

Tiểu cấu bình thường.

Thời gian chảy máu bình thường.

Cục đông máu co bình thường.

Nhưng, dấu hiệu dây thắt có thể dương tính.

+ Khá tầm thường, nhất là ở phụ nữ (thể chất giòn mao mạch bẩm sinh, dễ bị bầm máu):

  • Ớ người già: ban xuất huyết của người già ở lưng bàn tay và cẳng tay;
  • Ở người cao huyết áp: đốm xuất huyết, xuất huyết dưới kết mạc;
  • Ở người bệnh đái tháo đường;
  • Trong tiến trình dùng liệu pháp corticoit;
  • Ở chi dưới của người bị phình tĩnh mạch;
  • Sau cơn động kinh, hoặc sau cơn ho gà, sau khi sanh đẻ, hoặc trong bệnh cảnh nghẽn mạch do mỡ;
  • Bầm máu cũng rất thường gặp trong hội chứng Ehlers – Danlos hoặc đứt mô đàn hồi, kèm với tăng tính nhão da và dây chằng.

+ Ban xuất huyết mạch nhiễm khuẩn:

  • Bệnh màng não cầu huyết;
  • Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu khuẩn (ban xuất huyết hoại tử, bệnh mụn mủ bầm máu);
  • Viêm màng trong tim Osier (đốm xuất huyết với chấm trắng ở giữa);
  • Thể bầm máu của bệnh sởi, của bệnh scarlatin (bệnh tinh hồng nhiệt);
  • Ban xuất huyết ở màn hầu trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

+ Ban xuất huyết mạch dị ứng kết hợp với nổi mề đay hoặc ban đỏ, (do thuốc: streptomycin, sulfamid).

+ Bệnh collagen (bệnh tạo chất keo) và bệnh máu:

  • Viêm quanh động mạch có cục, viêm đa khớp dạng thấp;
  • Macroglobulin – huyết Waldenstrom, cryoglobulin – huyết (ban xuất huyết do bị lạnh);
  • Thoái hóa dạng tinh bột tiên phát.

+ Bệnh scorbut kèm với chảy máu lợi răng.

+ Ban xuất huyết dạng thấp (Hội chứng Schonlein – Henoch): đây là những đốm xuất huyết cỡ bằng hột đậu, màu đỏ tươi hoặc đỏ màu gạch ở chi dưới (mặt trước), nhất là chung quanh các khớp và nổi nhiều hơn ở thế đứng; kèm với đau khớp; dấu hiệu ở bụng: đau, có hoặc không có ói mửa, tiêu chảy đôi khi ra máu, có khả năng lồng ruột hoặc viêm ruột thừa; dấu hiệu ở thận, huyết niệu vi mô, viêm thận tiểu cầu; hội chứng này thường gặp ở trẻ em và thanh niên.

+ Ban đỏ nhiễm sắc tố ban xuất huyết ở chi dưới: xơ gan.

ban xuất huyết

2. BAN XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU KÈM VỚI THỂ CHẤT MÁU BẤT THƯỜNG (ban xuất huyết do bệnh tiểu cầu):

Thời gian chảy máu kéo dài.

Cục máu đông không co.

Tỉểu cấu dưới 100.000.

Dấu hiệu dây thắt + +.

Có đốm xuất huyết và bầm máu. Có khả năng xuất huyết và nổi bóng màu đỏ bầm trên niêm mạc miệng.

+ Trong những bệnh tủy xương, (tủy đồ bị xâm nhập hoặc trống rỗng):

  • Bệnh bạch cầu: bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch cầu lympho mãn tính.
  • Di căn xương do ung thư biểu mô;
  • Bệnh Hodgkin, sarcom lưới và lympho sarcom;
  • Tủy bất sản

+ Trong quá trình miễn dịch kèm với kháng thể kháng tiểu cầu phần nhiều nguyên nhân là do thuốc:

  • Quinin, quinidin…;
  • Sulfamid;
  • Chlorothiazid và các dẫn xuất (Diurilix, Hypothiazid, ..);
  • Chlorpropamid (Dỉabinèse)ỉ
  • Glibenclamid (Daonil, Euglucan);
  • Phenobarbital (Gardened, U..J;
  • Meprobamat (Equanil, Procalmadiol);
  • Phenylbutazon;
  • Oxyphenbutazon (Tanderil);
  • Acetazolamid (Diamox)ỉ
  • Hexapropymat (Mérinax);
  • Carbamazepin (Tégrétol);
  • Levamisol (Solaskiỉ, Vinacor);v…

Đôi khi trong tiến trình bệnh lupus đỏ rải rác hoặc thiếu máu tan máu.

+ Trong thời kỳ dưỡng bệnh của vài bệnh do virus:

  • Rubêol;
  • Viêm gan do siêu vi (nặng);
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn;
  • Bệnh do cytomegalovirus.

+ Ban xuất huyết sau khi truyền máu vài ngày, kéo dài từ 1 đến 2 tháng.

+ Ở người xơ gan, nghiện rượu và ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông.

+ Trong khoảng 30% trường hợp, người ta không tìm được nguyên nhân: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu “tự phát” có hoặc không có lách to, đôi khi phối hợp với thiếu máu tan máu tự miễn (hội chứng Fisher – Evans.

+ Có nhiều bệnh tiểu cầu mà trong đó số tiểu cầu không giảm: số lượng tiểu cầu bình thường, thời gian chảy máu kéo dài, cục đông máu co không tốt.

  • Do thể chất:
  • Loạn dưỡng tiểu cầu;
  • Bệnh Willebrand (hiếm) tức “bệnh ưa chảy máu giả”: bầm máu và xuất huyết, thiếu yếu tố VIII cộng với thời gian chảy máu kéo dài;
  • Bệnh giảm lượng tiều cầu bẩm sinh Glanzmann.
  • Do mắc phải:
  • Viêm gan do siêu vi (nặng);
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn;
  • Myxovirus;
  • Adenovirus
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, có thể cấp, tái phát, hoặc mạn (lập tủy đồ đề loại trừ bệnh bạch cầu hoặc một ung thư xâm nhập vào tủy, trước khi dùng liệu pháp corticoit); ban xuất huyết ở da và bóng nước chảy máu ở niêm mạc; lách to, khi có khi không.
  • Hội chứng tan máu và urê huyết Moschcowitz thiếu máu và suy thận đứng hàng đầu.
  • Giảm tiểu cầu của bệnh u mạch máu hang ở da hoặc ở ruột;
  • Giảm tiểu cầu hoặc bệnh tiểu cầu có tính cách gia đình:
  • Hội chứng Wiskott – Aldrich, kèm với eczema và kém miễn dịch;

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top