BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CÓ TUỔI

1. Đái tháo đường và tuổi già

       Tỉ lệ đái tháo đường sau 45 tuổi gấp 10 lần so với trước 45 tuổi: sau 55 tuổi nhiều gấp 3 lần so với lứa tuổi từ 45 đến 54. Như vậy đái tháo đường là bệnh chủ yếu của tuổi thứ ba.

       Căn cứ vào nghiệm pháp tăng đường huyết ở người trên 65 tuổi, tỉ lệ đái tháo đường là 6% ở Thụy Sĩ, 6,6% ở Mỹ đối với nam và 4,7% đối với nữ.

2. Đái tháo đường và bệnh mạch máu

        a. Ở người già, vấn đề chính trong bệnh học đái tháo đường là mối liên quan với những tổn thương mạch máu. Ở người đái tháo đường nào cũng có bệnh mạch máu: bệnh vi mạch gây tổn thương võng mạc và xơ cứng động mạch sớm; bệnh mạch ló’n và trung bình. Điều trị sớm đái tháo đường có thể hạn chế tổn thương mạch.

        Thành các mạch nhỏ dày lên, cỏ thể xác định bằng sinh thiết da, lợi – có vai trò của gluxit và lipid, ở người già bị tăng huyết áp, suy mạch vành, thường thấy có đái tháo đường. Trên 65 tuổi, người đái tháo đường trước hết là người có bệnh mạch máu.

         b.   Bệnh võng mạc do đái tháo đường. Người đái tháo đường già rất hay có bệnh võng mạc kết hợp tổn thương vi mạch và xơ cứng động mạch. Khi đái tháo đường đã quá 15 năm thì khoảng 50% có bệnh võng mạc. Lúc này đã có tổn thương nặng ở tĩnh mạch và mao mạch, tăng phát triển mạch máu tân tạo và tổ chức thần kinh. Hay có biến chứng xuất huyết. Thị giác giảm và có thể dẫn đến mù. Điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường rất ít kết quả.

        c.    Bệnh mạch ngoại vi rất phổ biến ở người già bị đái tháo đường. Có thể biểu hiện dưới dạng xơ cứng động mạch, nhất là động mạch khoeo, động mạch chi dưới, trong lúc ở người không có bệnh đái tháo đường, tổn thương hay ở động mạch chậu và đùi. Biến chứng thường gặp là thiếu máu cục bộ nhỏ ở ngón chân. Hay gặp viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường đồng thời với tổn thương mạch.

        d.   Nhồi máu cơ tim hay gặp ở người già bị đái tháo đường. Triệu chứng đau thường hay kín đáo hơn. cần chú ý trong việc điều trị đái tháo đường ở đây là tránh gây hạ đường huyết, nguy hiểm cho tim.

         e.    Đái tháo đường và thận. Màng của các cuộn mao mạch cầu thận bị dày lên, làm thành các cục tổ chức trong, gây nên xơ cầu thận, biểu hiện dưới dạng hội chứng Kimmelstiel Wilson. Xảy ra ở người đã có đái tháo đường ít nhất 15-20 năm và bao giờ cũng có bệnh võng mạc. Viêm bể thận cũng là một biến chứng hay gặp trong đái tháo đường.

3. Biến chứng khác

        a. Bệnh thần kinh do đái tháo đường. Đái tháo đường có thể gây tổn thương ở tủy sống trong các dây thần kinh ngoại biên, ở hệ thần kinh thực vật. Tổn thương ở tủy và dây thần kinh thường đối xứng và thiên về cảm giác: dị cảm, đau ban đêm lúc đi nằm. Phản xạ gân gót chân. Tổn thương vận động ít hơn.

   Tổn thương hệ thần kinh thực vật hay gặp dưới dạng liệt nhẹ dạ dày, bệnh đường ruột (đại tiện chảy ban đêm, không cầm được), nhịp tim nhanh, rối loạn huyết áp nhất là hạ huyết áp tư thế đứng. Bệnh khớp đái tháo đường có thể có cơ chế sinh bệnh ở tổn thương thần kinh. Đặc điểm của bệnh xương và khớp này là có nhiều biến đổi ở xương, tiêu xương và không đau.

  b.    Hạ đường huyết. Đặc điểm hay gặp và rất nguy hiểm ở người già vì tuần hoàn não đã kém nếu thiếu glucoza sẽ hại tới tế bào não. cần chú ý là người đái tháo đường vừa có nhồi máu cơ tim mới, rất nhạy với hạ đường huyết. Do đó cần thận trọng khi dùng insulin, các loại sunfamit kiều clopropamit. ở người già, hạ đường huyết thường không có những dấu hiệu báo hiệu như vã mồ hôi, mà đi thẳng vào hôn mê. Trên 88 trường hợp hạ đường huyết nặng, w. Berger thấy 90% xảy ra ở người trên 60 tuổi.

  c.    Hôn mê đái tháo đường. ít khi gặp hôn mê đái tháo đường toan xeton ở người già. Trong đa số trường hợp, hôn mê do tăng thầm thấu không có toan xeton. Xảy ra khi bệnh nhân bị mất nước nhiều, hoặc dùng lợi niệu nhiều.

4. Điều trị

        a.    Trong các biện pháp cần chú ý điều hòa chuyển hóa: giảm cân nặng cơ thể, chế độ ăn giảm mỡ động vật, dùng dầu thảo mộc không bão hòa, bỏ thuốc lá, năng vận động cơ thể, uống thuốc giảm cholesterol máu (clofibrat). Quan trọng nhất là chế độ ăn hạn chế cacbonhydrat, tránh dùng các thuôc gây tăng đường máu như thuốc lợi niệu thải natri, cocticoit.

        b.    Thuốc nhằm giữ đường máu ở khoảng 100-160 mg%. Có ba loại thuốc: Sunfornamit (thuốc chính ở tuổi già), biguanit và insulin.

        *      Với sunfonamit, có thể cho liều nhỏ tolbutamit lúc đầu (1 viên 0,5g sáng, nêu cần 1 viên chiều). Hoặc clopropamit (1 viên 250mg), glibenc- lamit (1 viên 5mg).

        *      Với biguanit có thể cho phenfocmin (1 viên 50mg) hoặc metfocmin (3 viên 0,5g/ngày), buttocmin (3 viên 60mg).

        *   Với gliclazide (Diamicron) mỗi ngày dùng 80-160mg.

        *   Với insulin chỉ ên dùng khi các biện pháp trên không có hiệu quả.

            Có thể dùng insulin novo – lenti (tác dụng 16-24 giờ tiêm một lần); hoặc in-sulin rapitard (tác dụng trong 15-24 giờ, tiêm một lần; insulin monotard tác dụng trong 12-16 giờ tiêm một đến hai lần trong ngày). Tránh dùng loại quá chậm vì không lường được tác dụng. Chỉ dùng loại insulin thường (tiêm ba lần trong ngày). Trong trường hợp biến chứng cần tác dụng nhanh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Scroll to Top