BỆNH MẮT THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI GIÀ

1. Đục thủy tinh thể

  • Đục thủy tinh thể rất hay gặp ở người già. Theo luckiesh, lúc 40 tuổi, thị lực giảm 10% so với tuổi 20; lúc 69 tuổi thị lực giảm 26% và vào lúc 80 tuổi thị lực giảm 53% so với tuổi 20. Đục thủy tinh thể thường xuất hiện rõ ở tuổi 55 – 75. ỏ’ nam giới từ 60 đến 70 tuổi và nữ giới từ 56 – 75 tuổi. Các trường hợp sau 80 tuổi mới xuất hiện đục thủy tinh thể rất hiếm.
  • Lúc đầu có hiện tượng xơ hóa nhãn thủy tinh thể, trong đó xuất hiện các sợi ngày càng nhiều và tập trung dần ở giữa. Trung tâm nhiễm sắc tố trở nên mờ nhạt rồi sang nâu. Lúc đầu biểu hiện như cận thị do biến đổi chỉ sổ khúc xạ, khi tổ chức xơ không đều, có thề có nhìn đôi.
  • Đục nhân mắt gần như bao giờ cũng có sau 70 tuổi nhưng hình thái và tiến triển rất khác nhau. Có thể gặp trong cùng một gia đình ở tuổi dưới 50, tiến triển trong các trường hợp này thường nhanh, ở những người rất già, trái lại tiến triển rất chậm. Các rối loạn thị giác phụ thuộc vào diện đục và vị trí tổn thương. Mờ đục ở bao sau thủy tinh thể trên đường đi của tia sáng giữa màng chắn đồng tử và võng mạc là nặng nhất. Trái lại, mờ đục vùng vỏ, ngoại vi, dù rộng cũng không giảm thị lực một cách đáng kể vì bị mống mắt che.
  • Đục thủy tinh thể tiến triển dần sang cả hai bên, nhưng thường không đều nhau. Hiện nay, không có khả năng điều trị nội khoa. Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định là lấy đi thủy tinh thể bị đục. Có phương pháp lấy ngoại vi và trong vỏ. Lấy xong phải cỏ kính có điốp khoảng 10-11 tăng bù vào thủy tinh thể. Lúc này đã mất khả năng điều tiết nên phải có hai kính, một để nhìn xa và một để đọc sách. Trước đây thường dùng kính đeo. Gần đây người ta dùng kính tiếp xúc và thủy tinh thể nhân tạo.

2. Glôcôm

  • Là một bệnh mắt thể hiện thông thường bằng cao nhãn áp giảm thị giác và lõm gai thị. Có hai thể chính: glôcôm nguyên phát (chiếm 2% dân số) là glôcôm kinh diễn đơn thuần và glôcôm sung huyết cấp tính.
  • Glôcôm kinh diễn đơn thuần. Trong thời gian rất lâu, chỉ có dấu hiệu duy nhất là tăng áp lực nhãn cầu, phát hiện tình cờ khi đo nhãn áp nhất loạt ở người 45 – 50 tuổi. Nhãn áp bình thường khoảng 25mmHg sẽ tăng lên đến 30 – 35 mmHg, hoặc hơn nữa. Không điều trị có thể dẫn đến teo dần thị giác, lõm gai thị, làm hẹp không hồi phục nhãn trường và tổn thương thị giác trung tâm. Nếu được điều trị kịp thời, có thể trì hoãn được tiến triển của bệnh. Thường dùng thuốc uống Fonurit (acetazolamid) và thuốc rỏ mắt pilocacpin liên tục. Phẫu thuật chỉ cần khi nào nhãn áp không điều chỉnh được bằng nội khoa.
  • Glôcôm cấp tính (cương tụ, sung huyết), còn gọi là glôcôm có góc đóng trái (trái với glôcôm kinh diễn đơn thuần có góc mống mắt giác mạc mờ). Bệnh nhân nhức đầu nhiều, đau quanh hốc mắt dữ dội, khó chịu, nôn, phù giác mạc lan tỏa, giãn đồng tử xóa mờ tiền phòng của mắt. cần phân biệt với viêm mống mắt, thể mi, viêm kết mạc hoặc viêm củng mạc. Nhãn áp tăng có thề đến 40 – 45 mmHg. Được phát hiện kịp thời, có thể điều trị cơn bằng thuốc Diamox, Fonurit thuốc làm thu hẹp đồng tử; sau đó, có thể phẫu thuật cắt lỗ mống mắt.
  • Glôcôm thứ phát ở người già thường xảy ra sau khi bị huyết khối tĩnh mạch trung tâm võng mạc do đái tháo đường (glôcôm xuất huyết) hoặc do giả tróc mảnh thủy tinh thể.
  • Phẫu thuật glôcôm sau 65-70 tuổi, tuy cỏ điều hòa được nhãn áp nhưng thường gây đục nhân mắt. Do đỏ, nếu điều trị nội khoa có đem lại phần nào kết quả thì không nên mổ, hoặc nếu có mổ thì chọn một phương pháp tuy không triệt để nhưng ít biến chứng hơn (đông thấu nhiệt thề mi).
  • Bệnh glôcôm cần được phát hiện sớm thì kết quả điều trị và dự phòng mới tốt được. Phát hiện muộn, chữa không tích cực, thường dẫn đến hỏng mắt. Cho nên, ngay từ lứa tuổi 30 – 40 đã cần có chế độ kiểm tra nhãn áp và đáy mắt thường kì để phát hiện bệnh sớm. Người bị glôcôm cần được quản lí theo chế độ đixpăngxe và được hướng dẫn cách tránh biến chứng.

3. Bệnh của võng mạc và mạch mạc

Có thể có hai cơ chế gây tổn thương võng mạc ở tuổi già: tổn thương do mạch máu và tổn thương đơn thuần do thoái hóa.

  • Xơ cứng tuần tiến các mạch võng mạc. Biểu hiện bằng giảm từ từ và toàn bộ chức năng võng mạc. Soi đáy mắt thấy trạng thái thiếu máu cục bộ và hẹp lòng các mạch máu. Đôi khi, tùy theo mức độ bệnh của mạch máu có thể có huyết khối động mạch với tiên lượng xấu vì võng mạc thiếu máu hoàn toàn, có thể trong không đầy một giờ gây những thương tổn không thể phục hồi được. Huyết khối tĩnh mạch tuy không nguy hiểm bằng, nhưng cũng làm giảm nhiều thị giác.

Xuất huyết mạch có thể dẫn đến rối loạn chức năng nặng, nếu vị trí ở cực sau vì các lớp ngoài của võng mạc do mao mạch mạc nuôi. Tất cả các loại xuất huyết đó qua võng mạc và tràn vào thủy tinh thể.

Điều trị các tổn thương trên thường ít kết quả vì tổ chức võng mạc rất dễ hỏng.

  • Tổn thương thoái hóa. Thường gặp chủ yếu ở cực sau, nhất là điểm vàng và chu vi. Lúc đầu tổn thương ở vùng giới hạn giữa võng mạc và mạch mạc và không gây rối loạn chức năng gì đáng kể. Sau này khi đã có tổn thương thần kinh thì thị giác bị rối loạn. Thường gặp các chấm ở màng kính dưới dạng vết trắng nhạt, kích thước nhỏ. Vị trí thường gặp là cực sau cũng như vùng ngoại vi. Một hình thái thoái hóa điềm vàng nặng hơn ở tuổi già là thề xuất huyết, xuất huyết dẫn đến hình thành các u giả do tổ chức xơ, ở giai đoạn này, cỏ một ám điểm rộng vùng trung tâm, các vùng thoái hóa có thể là khởi điểm của bong võng mạc tuổi già.

Triệu chứng chủ quan là khó đọc, dòng chữ mất liên tục rồi xuất hiện ám điểm, vật nhìn ở trung tâm bị biến dạng.

Điều trị ít kết quả, thường chỉ còn dùng được vitamin pp, rutin kết hợp với vitamin E và B6, kích thích tố kiểu Filatov.

4. Bệnh mắt khác

a. Mí mắt. Các biến đổi tổ chức chun ở da dẫn đến hai biến chứng trái ngược nhau:

  • Bờ mi dưới lộn vào trong, làm cho lông mi cọ xát với giác mạc, gây kích thích thường xuyên, gọi là “lông quặm co cứng hay lông quặm lão suy”.
  • Teo da ở mi dưới bẻ bờ mi ra ngoài làm thành “lộn mi”; kết mạc mi mắt phải tiếp xúc với các kích thích liên tiếp, điểm lệ dưới bị lộn ra ngoài.Hậu quả là tăng chảy nước mắt càng nhiều, có khi kèm theo viêm kết mạc sụn mi mạn tính.

b. Hố mắt. Hay gặp teo mỡ hố mắt dẫn đến lõm mắt, kèm theo sụp mi mắt.

c. Kết mạc. Teo tuần tiến tuyến lệ, sụn mi và kết mạc làm giảm tiết dẫn đến cảm giác bỏng, ngứa mắt rắt thường gặp ở người già.

  • Khô nhãn cầu kèm theo viêm giác mạc sợi là triệu chứng chủ yếu của hội chứng Sjogren; có khi chỉ có khô nhãn cầu đơn độc, không kèm theo viêm giác mạc ở người già. Trong những trường hợp nảy tránh cho các kháng sinh hoặc các thuốc làm se niêm mạc (như kèm sunfat, cocticoit) mà chỉ nên nhỏ nước mắt nhân tạo. Chảy nước mắt là triệu chứng rất phổ biến ở người già, đôi khi không phải do tắc lệ đạo và cơ chế cũng khó giải thích đầy đủ hiện nay.

d. Giác mạc. Những biểu hiện rất phổ biến ở giác mạc người già thường không phản ánh đến thị giác vì khu trú ở ngoài. Cung dạng mỡ (arc lipoidique) còn gọi sai là cung lão suy (vì có thể gặp ở người trẻ) không có liên quan rõ rệt với tăng cholesterol máu.

  • Một biến đổi tăng rõ rệt với tuổi là hiện tượng Weisser limbusgurtel” của Vogt do lắng đọng canxi vòng kết mạc, gây kícn thích khó chịu.
  • Trong các rối loạn dinh dưỡng do lão suy làm giảm thị lực, cần nêu lên một số tổn thương thoái hóa, không đặc hiệu, do ứ mỡ, gây nên các vệt như mây, các biến đổi ở màng Descemet và ở nội mô (cornea guttata) kèm theo phù nề lan tỏa ở chất đệm và ở biểu mô (loạn dưỡng Fuchs).

e. Củng mạc. ở người già hay gặp các vệt màu xám nhạt khu trú gần nơi bám của các cơ nhãn cầu, không do viêm và không liên quan gì đến bệnh tạo keo. Trái lại, trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp, teo củng mạc do viêm củng mạc hoại tử hoặc nhũn củng mạc có thể dẫn đến giãn phình lớn.

f. Mống mắt – Đồng tử. Mống mắt lão suy, khác mống mắt người trẻ: chât đệm teo, mềm, đường nét các hốc viền mờ đi; sắc tố lan tỏa, bề mặt mống mắt có nhiều hạt màu nâu nhạt, viền đồng tử không đều và mất màu. Trên mống mắt có rất nhiều hạt nhỏ màu xám nhạt, khi giãn đòng tử cũng gặp những hình ảnh tương tự ở mặt trước cửa bao thủy tinh thể.

  • Trên người già, đồng tử thường co lại và các phản xạ đổng tử thường giảm do hậu quả của các tổn thương của chất đệm và xơ mạch máu. Các mạch máu không theo được một cách mềm mại những biến đổi thường xuyên của mống mắt với ánh sáng.

g. Thể thủy tinh. Những biến đổi gel thủy tinh theo tuổi làm cho bệnh nhân như nhìn thấy ruồi bay, các sợi dây, các vòng tròn. Đó lả do dải trùng hợp axit hyaluronic là thành phần quan trọng của thủy tinh, mất chỗ bám bình thưòrng của thề kính vào gai thị hay võng mạc ngoại vi làm cho thề thủy tinh xẹp xuống. Đó là hiện tượng “bong phía sau của thủy tinh”, là một rối loạn nhẹ không đáng ngại.

  • Một biến đổi thủy tinh phát hiện được tình cờ đi khám là hiện tượng truyền nhuyễn thể kính lấp lánh, do kết tủa của các xà phòng canxi. Soi đáy mắt thấy có rất nhiều hạt nhỏ chiết quang.

h. Dây thần kinh thị giác. Hai nguyên nhân gây teo dây thần kinh thị giác ở người già, là xơ cứng động mạch và viêm động mạch thái dương.

  • Xơ cứng động mạch cỏ thể gây teo dây thần kinh từ từ và tuần tiến do thiếu máu cục bộ hoặc giả viêm gai mắt do tổn thương nặng mạch máu ở đầu dây thần kinh thị giác (vòng Zinn-Haller). Bệnh cảnh là một tình trạng phù cấp tính của dây thần kinh thị giác gây rối loạn chức năng trầm trọng, thường là không hồi phục được. Điều trị như huyết khối võng mạc.
  • Viêm động mạch thái dương, tế bào khổng lồ (bệnh Horton) bắt đầu bằng các triệu chứng cấp tính ở mắt: phù nề dây thần kinh, huyết khối động mạch, đôi khi viêm dây thần kinh sau hành tủy. Nếu chần đoán được kịp thời, điều trị bằng cocticoit có thể đem lại phần nào kết quả.
Scroll to Top