CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON Ở NGƯỜI GIÀ

1. Bệnh Parkinson ở người già

Trong các rối loạn của hệ ngoại tháp, bệnh Parkinson có một tầm quan trọng đặc biệt. James Parkinson mô tả lần đầu tiên trên người có tuổi và gọi là bệnh liệt rung (1817). Charcot (1886) cho đây không phải do già gây nên, mà là một bệnh hay gặp ở tuổi già. Brissaud (1895) chú ý tới vị trí tổn thương ở liềm đen và Trétiakov (1919) đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa hiện tượng mất sắc tố ở liềm đen và bệnh Parkinson. Hội chứng Parkinson cỏ thể do nhiều nguyên nhân, trong bài này nói chủ yếu về bệnh Parkinson nguyên phát ở người già.

  •    Giải phẫu bệnh

Bình thường ở vùng đáy não có một số đám chất xám quan trọng, trong đó có nhân đuôi (Nucleus caudatus), nhân cùi (Putamen) và nhân nhợt (Pallidum) được gọi chung là nhân vùng đáy (Basal ganglia). Các nhân đó tạo thành thể vân (Striatum). Thường nhân nhợt gắn liền với liềm đen (locus niger) ở cuống não. Nhân đuôi và nhân cùi được gọi là vân mới (Neostriatum), còn nhân nhợt và liềm đen được gọi là vân cổ (Paleostriatum).

Hệ thống vân nhợt là một đơn vị riêng có liên hệ với một số cấu trúc khác ở tầng dưới vỏ, làm thành hệ ngoại thấp, từ đó tỏa ra những sợi đi tới tủy sống.

Trong bệnh Parkinson, các tổn thương khu trú vào các cấu trúc có sắc tố ở thân não, nhất là liềm đen. Ngoài hiện tượng thoái hóa sợi thần kinh, còn có tổn thương ở thể Lewy.

  •     Sinh lí bệnh

Hệ ngoại tháp có vai trò quan trọng đối với các chức năng của cơ thể, đặc biệt với trọng lực cơ và tư thế của các chi. Vân cổ và vân mới đều chi hối động tác tự động nhưng vân cổ phụ trách động tác nguyên phát, còn động tác thứ phát do vân mới phụ trách, ở người bình thường sự phân bổ dopamin và no-adrenalin trong não không đều nhau, dopamin thường tập trung nhiều nhất ở nhân đuôi và nhân cùi, cũng nhiều ở nhân nhợt và liềm đen. ở bệnh nhân Parkinson, tỉ lệ dopamin bị suy giảm rất nhiều.

2. Chuẩn đoán bệnh Parkinson ở người già

Trong công tác chẩn đoán cần chú ý những điều sau  đây :

  1. Nắm vững các triệu chứng cơ bản của bệnh, đăc biệt là : cứng cơ, giảm động, rối loạn điều chỉnh tư thế
  2. Áp dụng các nghiệm pháp để phát hiện các triệu chứng nguyên phát chìm ẩn, kín đáo. Thực tế có trường hợp khi mắc bệnh đã lâu nhưng các  triệu chứng không đầy đủ, không điển hình. Có trường hợp không run, không giảm động, không rối loạn tư thế cho nên phải có kĩ thuật làm lộ rõ  các triệu chứng tiềm tàng này.
  3. Chú ý đến bệnh sử. Bệnh Parkinson thường xảy ra ở độ tuổi 60, nếu  gặp ở người dưới 40 tuổi có thể là một bệnh khác. Yếu tố gia đình cũng cần lưu ý vì khoảng từ 5-15% trong nhà có người bị
  4. Thuốc chống tiết cholin tồng hợp

Khi các thuốc nêu trên không có kết quả hoặc không thể dùng được thì có thể cho Trihexyphénidyie liều bắt đầu là Img mỗi ngày, sau đó cứ 5 ngày lại tăng lên Img cho đến khi đạt liều duy trì, trung bình là 5-15mg mỗi ngày, chia làm nhiều lần uống. Thông thường phối hợp với Levodopa và carbidopa.

  1. Broomocriptine

Chỉ định khi các thuốc nêu ở trên không có tác dụng. Bắt đầu uống 5mg mỗi ngày, sau đó cứ mỗi tuần tăng thêm 5mg cho đến khi đạt liều duy trì, trung bình là 15 – 30mg mỗi ngày hoặc khi có xuất hiện tụt huyết áp tư thế đứng.

  1. Phẫu thuật

Từ Foerster (1911), Leriche (1912) đến Hassler nhiều kĩ thuật mổ thần kinh đã được nghiên cứu để giải quyết những triệu chứng rối loạn cơ bản của bệnh. Phẫu thuật định vị não đồi thị đã được thực hiện, nhưng từ khi có Levodopa đã ít dùng. Gần đây trường phái CuBa đã đề cập lại việc phẫu thuật nhưng vẫn còn trong phạm vi thí nghiệm ở các trung tâm chuyên khoa lớn.

3. Điều trị bệnh Parkinson ở người già

Đừng vội cho thuốc sớm quá: Lúc đầu nên thực hiện liệu pháp động trước.

  1. Levodopa

Bắt đầu cho 0,5 đến Ig/ngày, chia làm 2 lần uống vào bữa ăn sáng Sau đó cứ ba ngày lại tăng thêm liều từ 250-500mg cho đến khi đạt liều  duy trì (trung bình 4-6g/ngày); Liều này không áp dụng cho mọi trường hợp mà tùy theo đáp ứng của từng người.

Tác dụng phụ hay gặp là buồn nôn, nôn, loạn vận ngôn, các động tác phải múa giật, hội chứng lú lẫn, loạn nhịp tim. Tác dụng rõ rệt với tăng trương lực cơ và mất vận động . Ít tác dụng với các triệu chứng run

  1. Lévodopa + Carbidopa

Phối hợp hai thuốc này làm tăng tác dụng của levodopa và cho phép giảm liều dùng duy trì xuống còn 750mg đến 1,5g Levodopa.

  1. Broomocriptine

Chỉ định khi các thuốc nêu ở trên không có tác dụng. Bắt đầu uống 5mg mỗi ngày, sau đó cứ mỗi tuần tăng thêm 5mg cho đến khi đạt liều duy trì, trung bình là 15 – 30mg mỗi ngày hoặc khi có xuất hiện tụt huyết áp tư thế đứng.

  1. Phẫu thuật Từ Foerster (1911), Leriche (1912) đến Hassler nhiều kĩ thuật mổ thần kinh đã được nghiên cứu để giải quyết những triệu chứng rối loạn cơ bản của bệnh. Phẫu thuật định vị não đồi thị đã được thực hiện, nhưng từ khi có Levodopa đã ít dùng. Gần đây trường phái CuBa đã đề cập lại việc phẫu thuật nhưng vẫn còn trong phạm vi thí nghiệm ở các trung tâm chuyên khoa lớn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Scroll to Top