CHỨC NĂNG BƠM MÁU CỦA TIM

Tim có một cấu trúc khá đơn giản, nhưng khả năng hoạt động rất lớn, thực hiện một công suốt quãng đời dài của một cá thể. Để hiểu tại sao tim thực hiện được công việc quan trọng này, đầu tiên cần khảo sát tương quan giữa cấu trúc và chức năng của các thành phần của tim .

1.Tương quan giữa cấu trúc và chức năng tim

1.1.Tế bào cơ tim

Có nhiều điểm giống cơ vân. Các yếu tố co thắt của cơ tim giống tế bào cơ vân .

Cơ tim được cấu tạo bởi các nhục tiết (tính từ đường z này đến đường z kia) có chứa:

  • Sợi dầy là myosin
  • Sợi mỏng là actin xen kẽ với sợi dầy .

Khi cơ co, các sợi mỏng lướt trên sợi dầy nhờ có sự thành lập các cầu nối theo chu kỳ, làm hai đường z tiến sát lại gần nhau .

Cơ tim và cơ vân giống nhau trong mối tương quan giữa chiều dài và lực co. Lực phát triển tối đa khi chiều dài của nhục tiết từ 2 đến 2,4mm, ở chiều dài này số cầu nối được thành lập là tối đa. Khi căng sợi cơ tim sẽ làm tăng lực co bởi làm tăng độ nhạy cảm của các tơ cơ với Ca+\ Tương quan giữa chiều dài và lực của cơ cột có thể diễn tả bằng biểu đồ sau .

  • Trục hoành biểu diễn chiều dài sợi cơ lúc ban đầu, hay thể tích tâm thất cuối kỳ tâm trương .
  •  Trục tung biểu diễn lực co hay áp suất tâm thu của thất .
  • Đường cong bên dưới cho thấy áp suất thay đổi theo thể tích trong kỳ tâm trương: lúc đầu đường cong này khá phẳng, cho thấy thể tích tăng nhiều nhưng áp suất tăng ít thôi .Nhưng đường cong tăng cao ở phần cuối tâm thất trở nên giãn kém khi thể tích tâm thất đầy.
  • Đường cong ở trên biểu diễn độ tăng áp suất theo độ tăng thể tích trong lúc thu tâm. Đường cong này cho thấy tương quan giữa chiều dài sợi cơ tim lúc đầu với lực phát triển trong tâm thất .

Trong trái tim nguyên vẹn, lực phát triển tối đa ở áp suất đổ đầy tâm thất lúc tâm trương là 12mm Hg, tương ứng với chiều dài một nhục tiết là 2,2 micromét, Tuy nhiên, ở tim cô lập, lực phát triển tối đa ở áp suất đổ đầy tâm thất lúc tâm trương là 30mmHg, chiều dài một nhục tiết khổng lớn hơn 2,6 micromét. Sự kháng lại để không bị giãn quá độ khi áp suất đầy thất quá cao có thể là do các thành phần không co thắt của mô và là một yếu tố an toàn, chống lại hiện tượng quá tải của tim trong kỳ trương tâm .

Bình thường, áp suất tâm trương của thất vào khoảng 0 – 7mmHg, và chiều dài trung bình của một nhục tiết là 2,2 micro mét .

Khi tim suy, cần nhiều năng lượng hơn để tim bơm ra ngoài một lượng máu như trong một nhịp tim bình thường  .

Sự khác nhau giữa cơ tim và cơ vân là cơ tim có chức năng như một hợp bào, mặc dù về cơ thể học, các sợi cơ tim ngăn cách nhau bằng các đĩa nối. Khi có kích thích, một sóng khử cực đi kèm theo sau co thắt toàn khối cơ tim. Đó là đáp ứng tất hoặc không xảy ra dễ dàng và nhanh từ tế bào này sang tế bào kia .

Sự dẫn truyền xung động xảy ra nhanh theo hướng dọc sợi cơ .

Sự khác nhau nữa giữa cơ tim và cơ vân là cơ tim có nhiều ty thể và mạch máu .

1.1.1.Phức hợp kích thích – co cơ .

Các nghiên cứu trên cơ tim cô lập được nuôi dưỡng với dung dịch sinh lý đẳng trương cho thấy muốn co cơ cần phải có nồng độ tối hảo Na+ ,K+, Cat+ .

  • Na+ :Thiếu Na+ thì tim không bị kích thích và không đập, vì điện thế động tùy thuộc Na+ ngoài tế bào .
  • K+
    • Trong điều kiện bình thường, nồng độ K+ ngoài tế bào là vào khoảng 4mM .
    • Giảm K+ ngoài tế bào ít ảnh hưởng trên kích thích và co cơ .
    • Tăng K+ ngoài tế bào, nếu đủ, gây khử cực, mất tính hưng phân và tim ngưng đập trong kỳ tâm trương .
  • Ca++: cần thiết cho co cơ  .
    • Lấy Ca++ ra khỏi dung dịch ngoại bào sẽ làm giảm áp lực co cơ, và làm tim ngưng đập kỳ tâm trương, Ngược lại, tăng Ca++ ngoài tế bào làm tăng lực co thắt cơ, và với nồng độ Ca++ ngoài tế bào cao sẽ làm tim ngưng đập kỳ tâm thu .

Chính Ca++ tự do trong tế bào là yếu tố chính gây trạng thái co thắt của cơ tim .

Khi có kích thích, kích thích lan nhanh dọc màng cơ tim từ tế bào này qua tế bào khác, qua liên kết khe (gap junction). Kích thích lan rộng vào trong tế bào qua hệ thống ống T .

Trong pha bình nguyên, tính thấm của màng với Ca++ tăng và có Ca++đi vào tế bào chậm qua kênh Ca++. Sự mở các kênh Ca++ là do sự phosphoryl hóa protein của kênh bồi một men protein kinaz (protein kinase) phụ thuộc AMP vòng .

Nguồn Ca++ ngoài tế bào chính là trong dịch kẽ. Số lượng Ca++ từ khoảng ngoại bào vào trong tế bào không đủ để làm co các sợi tơ cơ, chúng chỉ để khởi động sự phóng thích Ca++ từ hơi dự trữ Ca++ trong tế bào và từ
mạng lưới nội bào. Khi có kích thích, Ca++ tự do tăng trong tế bào và Ca++ gắn với protein troponin G. Phức hợp Ca++ – troponin phản ứng với tropomyosin bộc lộ các vị trí hoạt động giữa các sợi actin và myosin, cho phép thành lập các chu kỳ cầu nối và gây co cơ .

Các cơ chế làm Ca++ trong tế bào tăng sẽ làm tăng lực co và ngược lại. Thí dụ: catecholamin làm tăng sự di chuyển Ca+* vào trong tế bào do phosphoryl hóa kênh Ca++ bởi men protein kinaz phụ thuộc AMP vòng .

Khi Ca++ không vào tế bào nữa, mạng lưới nội bào thu hồi Ca++ bởi họat động của bơm Ca+ Sự phosphoryl hóa troponin I ức chế Ca++ gắn vớitroponin c, cho phép tropomyo- sin phong tỏa trở lại vị trí tác dụng giữa actin và myosin, và gây giãn cơ. Ca++ vào trong tế bào gây co cơ sẽ bị lây ra ngoài lúc tâm trương bởi cơ chế trao đổi 3 Ca+t và 1 Na+.


1.1.2.Bộ máy co cơ và tính co bóp của cơ

Vận tốc và lực co cơ là hàm số của nồng độ Ca++ tự do trong tế bào. Lực co cơ và vận tốc liên quan ngược chiều. Khi không có tải trọng, lực không đáng kể và vận tốc cực đại .

Trong co cơ đẳng trường, cơ không rút ngắn lại, lực phát triển tối đa và vận tốc bằng 0 .

Khái niệm về tiền tái và hậu tải trong co cơ đẳng trường của một mảnh cơ cột được diễn tả như sau

  • A: trạng thái nghỉ trong đó tiền tải chịu trách nhiệm cho độ giãn lúc đầu. Khi có kích thích yếu tố co thắt (CE) bắt đầu rút ngắn .
  • B: yếu tố đàn hồi (EE) bị căng, tải trọng chưa được nhấc lên vì chiều dài cơ không thay đổi. Sự giãn của yếu tố đàn hồi tiêu thụ một số năng lượng .
  • C: lực phát triển bởi yếu tố co thắt (CE) bằng vơi tải trọng, tải trọng được nhấc lên .Không có sự giãn thêm của yếu tố đàn hồi .

Trong trái tim nguyên vẹn, tiền tải liên quan đến độ giãn của thất trái ngay trước khi co thắt (còn gọi là thể tích cuối tâm trương) và hậu tải là áp suất động mạch chủ trong giai đoan mà van động mạch chủ mở .

Tiền tải tăng nếu lượng máu về thất nhiều trong suốt tâm trương .

Ở thể tích cuối tâm trương thấp hơn, sự tăng áp suất trong thất lúc tâm trương sẽ gây một sự tăng áp suất tâm thu lớn hơn trong co thắt kế tiếp, cho đến khi áp suất tâm thu cực đại đạt được với một tiền tải lớn nhất. Nếu lượng máu về thất nhiều hơn mức này, thì ở áp suất thất cuối tâm trương cao, áp suất tâm thu tối đa sẽ giảm.

Nếu tiền tải không thay đổi, áp suất tâm thu cao hơn khi hậu tải tăng hơn. Sự tàng hậu tải sẽ làm cho đỉnh của áp suất tâm thu cao hơn tới khi hậu tải lớn đến mức tâm thất không phát sinh đủ lực để làm mở van động mạch chủ. Ớ điểm này, thu tâm thất hoàn toàn đẳng trường, tim không bơm máu và thể tích tâm thất không thay đổi .

Áp suất cực đại của thất trái khi đó sẽ là lực co đẳng trường tối đa, mà tâm thất chịu đựng được với một tiền tải đã cho, Tiền tải và hậu tải tùy thuộc đặc tính của hệ mạch và hoạt động tim. về phía mạch, trương lực các tĩnh mạch và sức cản ngoại biên ảnh hưởng nhiều đến tiền tải và hậu tải. về phía tim, một sự thay đổi nhịp tim hay lượng máu bơm trong một nhịp cũng làm rối loạn tiền tái và hậu tải .

Nếu ghi sự thay đổi vận tốc rút ngắn lức đầu theo sự thay đổi của hậu tải, ta-có đường cong lực – vận tốc. Vận tốc cực đại (V0) được ước tính là trị số trên đường cong lực – vận tốc ở tải trọng bằng 0, và đại diện cho sự thành lập chu kỳ cầu nối cực đại .

Tính co bóp dùng để đo lường chức năng của tim ở một tiền tải và hậu tải đã cho. Tính co bóp là sự thay đổi lực co đẳng trường tối đa (áp suất đồng thể tích) ở một chiều dài sợi cơ lúc đầu đã cho (thể tích cuối tâm trương) và là hàm số của nhịp thành lập chu kỳ nối giữa các sợi actin và myosin. Chu kỳ càng ngắn, tính co bóp càng cao .

Một vài chất thuốc làm tăng tính co bóp tim như:

  • Norepinephrine Digitalis Một chỉ tiêu của tính co bóp cơ tim là đường cong áp suất tâm thất.
  • Khi suy tim, áp suất tâm trương tăng, áp suất tâm thất tăng chậm và giai đoạn bơm máu giảm (đường cong C) .
  • -Tim bình thường (B), có kích thích giao cảm (A), áp suất cuối tâm trương giảm, áp suất tâm thất tăng nhanh và giai đoạn bơm máu ngắn .

Độ dốc của đoạn lên của đường cong áp suất tâm thất cho biết nhịp phát triển lực tối đa của tâm thất (dp/dt tốì đa). Độ dốc này cực đại trong giai đoạn tâm thu đồng thể tích, và nếu ở một thể tích về thất đã cho, là một chỉ tiêu của vận tốc co bóp lúc ban đầu và tính co bóp  .

Phân suất phụt (ejection fraction) là tỷ lệ giữa thể tích máu bơm từ thất trái trong mỗi nhịp với thể tích máu trong thất trái cuối kỳ tâm trương, và được sử dụng rộng rãi như là một chỉ tiêu về tính co bóp trên lâm sàng .

1.2.Các buồng tim

Tâm nhĩ là những buồng có áp suất thấp, thành mỏng, có chức năng như là một bình chứa, dẫn máu về tâm thất. Tâm thất là một bơm quan trọng để bơm máu ra ngoại biên .

Tâm thất được câu tạo bởi các dây cơ, các cơ này bắt nguồn từ sườn mô sợi ở đáy tim quanh động mạch chủ. Các sợi này lướt về đỉnh tim ở ngoại tâm mạc rồi đổi hướng 180° song song với các sợi ngoại tâm mạc để tạo thầnh nội tâm mạc và cơ gai (papillary muscle), ở đỉnh tim các sợi này xoắn lại tạo thành cơ gai, trong khi ở đáy và quanh lỗ van, chúng tạo nên cơ rất đày, vừa làm giảm đường kính của tâm thất khi tim bơm máu, vừa làm hẹp lỗ thông nhĩ và thất, giúp cho van nhĩ thất đóng kín. Ngoài việc làm giảm đường kính của thất, đáy tim cũng hạ xuống, làm giảm chiều dài theo trục dọc của tim .

Tâm thất phải chỉ có áp suất trung binh bằng 1/7 áp suất ở thất trái, nên thành thất phải mỏng hơn thành thất trái .

1.3.Chu chuyển tim

Có thể chia chuỗi hoạt động bơm nhịp nhàng liên tục của tim thành từng chu kỳ lập đi lập lại riêng rẽ. Chu chuyển tim là khoảng thời gian từ cuối kỳ co thắt này đến cuối kỳ cọ thắt kế tiếp (H. 11.5), gồm:

1.3.1.Kỳ thu tâm ố

1.3.1.1.Thu nhĩ

Thời gian thu nhĩ là 0,1 giây. Hiện tượng thụ nhĩ bắt đầu xảy- ra sau đỉnh sóng p trên điện tâm đồ: Có những sóng co thắt gần như sóng nhu động ở nhĩ và nhĩ co lại đẩy máu xuống thất. Lúc thu nhĩ, cơ nhĩ co lại, lỗ thông giữa tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi với nhĩ co lại, do độ sai biệt áp suất giữa nhĩ và thất, máu được đẩy xuống thất, một ít máu cũng bị dội ngược về tĩnh mạch .

Máu từ nhĩ xuống thất gây ra những dao động nhỏ tạo nên tiếng tim thứ tư trên tâm thanh-đồ. Thu nhĩ chỉ đẩy 30% lượng máu về thất trong toàn thời kỳ tâm trương. Sau khi co, nhĩ giãn ra trong suốt thời gian còn lại của chu chuyển tim (0,70”) .

1.3.1.2.Thu thất

Thời gian thu thất là 0,30 giây. Thời gian thu thất được tính từ lúc đóng van nhĩ thất đến lúc đóng van bán nguyệt, gồm hai giai đoạn :

  • Thời kỳ căng tâm thất còn gụi là pha co đồng thể tích hay co cơ đẳng trường, dài 0,05 giây. Trong kỳ này, van nhĩ thất động lại, gây tiếng tim thứ nhất trên tâm thanh đồ (H.11.6).
  • Thời kỳ thu thất đi cùng với đỉnh sóng R trên điện tâm đồ. Buồng thất là buồng đóng kín vì van nhĩ thất và van tổ chim đều đóng, chiều dài cơ tim không thay đổi, áp suất trong tâm thất tăng nhanh  . Thời kỳ tim bơm máu ra ngoài hay còn gọi là pha co cơ đẳng trương .
    • Thời gian: suốt thời gian còn lại của thu thất khoảng 0,25 giây, khi áp suất máu
       rong thất trái vừợt quá áp suất tâm trướng rong động mạủh chủ (80mmHg) và áp suất âm thất phải vượt quá áp suất máu trong động mạch phổi (l0mmHg), ván tổ chim mở và tâm thất bơm máu ra ngoài. Giai đoạn lầu là giai đoạn tim bơm máu nhanh, áp suất rong tâm thất tăng đến mức cực đại sau khi âm thất bắt đầu thu độ 0,18 giây, áp suất lấy ở thất trái là 1l0mmHg và ở thất phải là 15mmHg. Trong giai đoạn bơm máu nhanh, hể tích tâm thất giảm rõ rệt. Ở cuối pha này rên điện tâm đồ ghi được sóng T .
    • Giai đoạn sau là giai đoạn tim bơm náu chậm. Áp suất tâm thất giảm từ từ trước chi thu tâm thất chấm dứt, máu chảy từ từ ra Ngoại biên. Gần cuối thời kỳ này, áp suất lộng mạch chủ hơi cao hơn áp suất trọng thất rái, áp suất động mạch phổi hơi cao hơn áp uất trong thất phải, làm van tổ chim đóng ại. Khối lượng máu được tống ra từ một tâm hất vào các động mạch trong kỳ tâm thu gọi à thể tích tâm thu .
    • Mỗi lần tâm thu, tím bơm ra ngoài một ương máu từ 70 – 90ml, còn lại trong tâm hất khoảng 50ml. Lượng máu còn lại trong nỗi tâm thất sau khi tâm thất thu thường cố lịnh trong mỗi nhịp bình thường, nhưng có hể giảm khi sức co thắt của tim tăng, hay .hi sức cản bên ngoài giảm và ngược lại .Trường hợp tim bị suy, thể tích máu bị ứ đọng rong tim có thể lớn hơn thể tích máu bơm ra ngoài .

1.3.2.Kỳ trương tâm

Thời gian ; 0,4 giây .

Đầu thời kỳ tâm trương là van tổ chim lóng lại .

Kỳ tâm trương gồm hai giai đoạn:

1.3.2.1.Giãn đồng thể tích hay giãn đẳng trương

Áp suất trong tâm thất giảm nhanh, tâm lất trong giai đoạn này là một buồng kín van nhĩ thất đóng và van tổ chim đóng,- thể tích tâm thất không thay đổi. Khi áp suất trong tâm thất giảm thấp hơn áp suất trong tâm nhĩ, van nhĩ – thất mở .

1.3.2.2.Giai đoạn tim hút máu về

Lúc đầu tim hút máu về nhanh áp suất trong tâm thất tăng dần, 70% lượng máu về thất là về trong giai đoạn này. Khi máu về thất chạm vào thành tâm thất gây tiếng tim thứ ba trên tâm thanh đồ. Sau đó là tim hút máu về chậm. Giai đoạn tim hút máu về chậm xảy ra trước và trùng với thời gian tâm nhĩ thu. Thể tích máu trong tâm thất cuối tâm trương gọi là thể tích cuối tâm trương

Sau đây là trị số áp suất (P) máu:

  • Trong tâm thất:
    • p tâm thu thất phải: 20 – 25 mmHg
    • p đầu tâm trương thất phải: 0 mmHg
    • p cuối tâm trương thất phải: 2-6 mmHg
    • p tâm thu thất trái: 100 – 200 mmHg
    • p đầu tâm trương thất trái: 0 mmHg  
    • p cuối tâm trương thất trái: 5-12 mmHg
  • Trong tâm nhĩ :
    • p trung bình trong nhĩ phải: 2-5 mmHg
    • p trung bình trong nhĩ trái: 5 -10 mmHg
  • Trong động mạch :
    • Động mạch phổi (ĐMP)
      • p tối đa tâm thu của ĐMP: 20-25 mmHg
      • p tâm trương: 10 – 15 mmHg
      • p trung bình: 15-20 mmHg
    • Động mạch chủ (ĐMC)
      • p tâm thu: 100 -130 mmHg
      • p tâm trương: 70 – 80 mmHg
      • p trung bình: 80 – 100 mmHg
  • Vì lúc bắt đầu và châm dứt của thu tâm nhĩ và thất không cùng lúc, do đó đôi khi chúng ta nghe có sự khác biệt về thời gian của các rung động của các van nhĩ thất và van tổ chim. Sự khác biệt này đôi khi rõ khi có bất thường về chức năng tim. Tiếng tim cũng bị rối loạn khi van tim thất thường .

1.4. Cung lượng tim

1.4.1.Định nghĩa

Cung lượng tim (CLT) là lượng máu đo tim bơm trong một phứt. Cung lường tim là lượng máu do tim bơm trong một nhịp nhân với số nhịp tim trong một phút CLT= 80 mix 70 lần /phút = 5000 ml / phút    

1.4.2.Đo cung lượng tim

1.4.2.1.Phương pháp Fick

Phương pháp của Fick: ứng dụng định luật bảo toàn khối lượng  .

Số lượng oxy từ động mạch phổi vào mao mạch phổi cộng với số lượng oxy từ phế nang vào mao mạch phổi thì bằng lượng oxy trong tĩnh mạch phổi  .

Gọi q, là lượng oxy vào phổi:  q1=Q[O2]pa (1)

Q: lưu lượng máu động mạch phổi ,

[O2]pa: nồng độ oxy trong động mạch phổi .

Q cũng là cung lượng tim

  • q2 là nhịp lấy oxy từ phế nang vào phổi .Ở mức cân bằng q2 là độ tiêu dùng O2 của cơ thể .
  • q3là nhịp đưa O2 vào tĩnh mạch phổi
    • q3=Q[O2]pv      (2)
    • [O2]pv = nồng độ oxy máu tĩnh mạch phổi
    • Q = lưu lượng máu tĩnh mạch phổi và cũng bằng lưu lượng máu động mạch phổi  .

Theo định luật bảo toàn khối lượng

q1 + q2 = q3  (3)  

Do đó : Q[O2]pa + q2 = Q[O2]pv     (4)

Suy ra:

Trên lâm sàng, độ tiêu dùng O2 được tính khi đo thể tích và nồng độ oxy trong khí thở ra trong một đơn vị thời gian .

Vì nồng độ oxy trong máu động mạch ngoại biên giống với tĩnh mạch phổi, [O2]pv được đo từ một mẫu máu động mạch ngoại biên .

[O2]pa được đo từ mẫu máu động mạch phổi hay thất phải qua ống thông (catheter) .

Nguyên tắc Fick cũng đựợc dùng để đánh giá độ tiêu dùng 0, của cơ quan tại chỗ, khi lưu lượng máu và nồng độ 02 máu động mạch và tĩnh mạch có thể tính được .

1.4.2.2.Phương pháp pha loãng chất màu

Kỹ thuật pha loãng chặt chỉ thị màu để đo cung lượng tim là dựa trên định luật bảo toàn khối lượng .

Cho chất màu chảy qua một ống với nhịp Q ml/giây và và cho q chất màu chích vào dòng chảy ở điểm A. Nếu ỡ điểm B liên tục lấy một mẫu chất dịch liên tục và cho đo tỉ trọng, sẽ vẽ được đường cong nồng độ chất màu, c, theo thời gian t .

Nếu không mất chất màu giữa hai điểm A và B, lượng chất màu, q, đi qua điểm B giữa thời điểm tị và t2 sẽ là:

q = c Q (t2 – t1 ) (6)

c là nồng độ trung bình của châh màu, trị số c có thể tính được bằng cách chia diện tích đường cong với thời gian từ t2 –  t1

 Do đó lưu lượng được đo bằng cách chia lượng chất chỉ thị màu được chích vào vơi diện tích dưới đường cong nồng độ .

Kỹ thuật này được dùng rộng rãi để đo cung lượng tim ở người. Một lượng chất chỉ thị màu biết trước được chích nhanh vào một tĩnh mạch lớn hay vào tim phải. Máu động mạch được lấy mẫu liên tục để đo nồng độ chất màu, và vẽ đường cong nồng độ chất chỉ thị màu theo thời gian .

Kỹ thuật pha loãng phổ biến nhất là pha loãng nhiệt độ (thermodilution), Chất chỉ thị là nước muối lạnh. Nhiệt độ và thể tích nước muối được đo trước khi chích. Cho một ống thông vào tĩnh mạch ngoại biên vào đến động mạch phổi, đầu ống có thiết bị ghi sự thay đổi nhiệt độ. Cách đầu ống vài cm có một cái lỗ. Khi đầu ông ở động mạch phổi, lỗ này nằm trong hoặc gần nhĩ phẳ i. Nước muôi lạnh được chích nhanh vào nhĩ phải, sự thay đổi nhiệt độ sẽ được ghi lại .

1.4.3.Biến đối sinh lý của cung lượng tim

  • Cung lượng tim :
    • Không đổi khi :
      • Ngủ
      • Thay đổi nhẹ nhiệt độ môi trường
    • Tăng khi :
      • Lo lắng, bị kích thích (50% – 100%)
      • Ăn      (3Ọ%)  
      • Vận động        (70%) 
      • Nhiệt độ môi trường cao
      • Có thai Epinephrin Histamin
    • Giảm khi:
      • Tư thế nằm chuyển sang ngồi hay đứng đột ngột .
      • Nhịp tim nhanh, bệnh tim .

1.4.4.Các yếu tố điều hòa cung lượng tim

1.5. Chỉ số tim

Để so sánh thể tích phút của những người có kích thước cơ thể khác nhau , người ta dùng chỉ số tim:

1.6. Công suất của tim

A = F x S (1)

Công = lực X độ dài

Do đó : F= p x q (2)

Thay (2) vào (1) ta có :

A = Pq . S =P.V

A : công suất của tim

P: áp suất

V : thể tích máu do tim bơm đi

Scroll to Top