Cơ chế điều khiển hành vi và động lực thúc đẩy các hoạt động vật chất và tinh thần của toàn não bộ: Vai trò của hệ viền

 Sự điều khiển hành vi là chức năng của hệ thần kinh. Ngay cả những phản xạ tủy sống cũng là yếu tố của hành vi. Tinh trạng thức tinh hay ngủ là một trong những mẫu hành vi quan trọng nhất. Hệ viền lúc đầu được coi là cấu trúc viền quanh vùng nền não, nhưng ngày nay khi biết nhiều về chức năng của hệ viền thì được mở rộng ra là toàn bộ khu vực thần kinh điều hòa hành vi, xúc cảm và động lực thúc đẩy các hoạt động vật chất và tinh thần của não bộ.

Nội dung bài viết ẩn

1.Giải phẫu sinh lý hệ viền

Các cấu trúc quan trọng của hệ viền gồm có:

  • Nằm ở trung tâm của hệ viền là vùng dưới đồi. Chung quanh là những cấu trúc dưới vỏ khác như: vùng vách, vùng cận khứu giác, nhân trước của đồi thị, các thành phần của hạch nền, hồi hải mã, và phức hợp hạnh nhân.
  • Chung quanh vùng hệ viền dưới vỏ não là vỏ não viền, bắt đầu từ vùng trán thị, kéo dài lên hồi dưới thể chai nằm ở dưới nhánh trước của thể chai, tiếp lên trên thể chai ở mặt trong của bán cầu đại não, được tạo thành hồi đai và cuối cùng băng ra phía sau thể chai và đi xuống dưới, vào vùng giữa bụng của thùy thái dương tạo thành hồi cạnh hải mã và hồi móc.

Như vậy ở mặt giữa và bụng của mỗi bán cầu đại não có một vòng có cấu tạo hầu hết bằng vỏ não cổ, vây quanh một nhóm cấu trúc sâu ở bên trong, liên quan mật thiết với toàn bộ hành vi và cảm xúc. Vòng vỏ não viền này làm nhiệm vụ liên lạc hai chiều giữa vỏ não mới và những cấu trúc viền ở dưới.

Nhiều chức năng hành vi bắt nguồn từ vùng dưới đồi, và những cấu trúc khác của hệ viền lại qua trung gian chất lưới của thân não. Khi kích thích phần hệ lưới hoạt hóa có thể gây ra tình trạng kích thích cao độ của đại não, cũng như tăng tình trạng kích thích của các nơi tiếp hợp của tủy sống. Ngoài ra hầu hết những tín hiệu từ vùng dưới đồi đến điều khiển hệ thần kinh thực vật cũng đều được truyền qua những nhân nằm ở thân não. Một dưỡng thông tin giữa hệ viền và thân não rất quan trọng là bó não trước giữa, trải từ vùng vách và vùng vỏ trán thị, xuyên qua phần giữa của vùng dưới đồi tới chất lưới ở thân não. Bó này gồm các sợi dẫn truyền theo hai chiều. Một con đường thông tin thứ hai là các đường ngắn liên hệ giữa chất lưới của thân não và đồi thị, vùng dưới đồi và hầu hết các vùng lân cận khác của nền não.

2.Chức năng sinh lý của hệ viền

2.1.Vùng dưới đồi là trung tâm điều khiển quan trọng nhất của hệ viền

Vùng này có liên hệ cả hai chiều với tất cả các vùng khác của hệ viền. Từ vùng dưới đồi và những cấu trúc liên hệ sẽ truyền tín hiệu đi theo ba hướng:

  • Hướng xuống thân não, chủ yếu qua chất lưới của não giữa, cầu não và hành não để tới hệ thần kinh thực vật.
  • Hướng đi lên tới những vùng cao hơn, như não trung gian và bán cầu đại não, đặc biệt tới vùng trước của đồi thị và vỏ não viền.
  • Hướng đi vào tuyến yên để điều khiển chức năng nội tiết của tuyến yên và hậu yên.

Vùng dưới đồi, mặc dù chi chiếm một phần trăm khối lượng não, nhưng lại là một trong những nơi quan trọng nhất của hệ viền, cho những đường điều khiển ra ngoài. Vùng dưới đồi điều hòa hầu hết những chức năng thực vật và nội tiết của thân thể, cũng như nhiều khía cạnh của hành vi, cảm xúc.

Ở động vật và ở người, dùng yếu tố kích thích hoặc gây chấn thương ở vùng dưới đồi, đều gây ra ảnh hưởng sâu xa tới hành vi, xúc cảm.

2.1.1.Ảnh hưởng của kích thích các vùng khác nhau của vùng dưới đồi

  • Kích thích vùng bên dưới đồi không những gây cảm giác khát và thèm ăn, mà còn làm tăng tính hiếu động, đôi khi đưa tới giận dữ và tấn công (kích thích mạnh).
  • Kích thích nhân bụng giữa và vùng xung quanh, làm con vật có cảm giác no, bớt ăn và trầm lại.
  • Kích thích một vùng mỏng của các nhân quanh não thất, nằm sát với não thất III làm con vật sợ và có biểu hiện như bị phạt.

 2.1.2.Ảnh hưởng của chấn thương ở các vùng dưới đồi

  • Chấn thương ở cả hai bên của vùng bên dưới đồi, sẽ làm giảm uống nước và mất thèm ăn, thường dẫn đến chết đói. Ngoài ra còn gây sự thụ động của con vật.
  • Chấn thương ở cả hai bên của vùng bụng giữa dưới đồi, gây ra uống và ăn quá nhiều, con vật trở nên rất hiếu động và thường xuyên hung bạo, đi kèm với những cơn giận dữ.
  • Ngoài ra khi kích thích vài vùng đặc biệt ở phần trước nhất và phần sau nhất của vùng dưới đồi sẽ làm tăng hoạt động sinh dục của con vật.

2.2.Các trung tâm thưởng và phạt của hệ viền và ảnh hưởng đến hành vi học tâp, trí nhớ

Hình 61.2 trình bày kỹ thuật được dùng để định vị trí các vùng thưởng và phạt của não.

2.2.1Trung tâm thưởng

Một cần điều khiển được đặt ở cạnh chuồng, và sắp xếp sao cho khi ấn cần thì dòng điện chạy vào điện cực kích thích. Điện cực kích thích được đặt lần lượt ở những vị trí khác nhau ở não. Bằng thí nghiệm như vậy, người ta thấy có những vị trí khi kích thích, con vật sẽ có cảm giác thích thú được thưởng, con vật sẽ ấn cần mãi, đôi khi tới lần trong 1 giờ, nếu ta đưa thức ăn ngon cho con vật nó cũng không để ý tới, mà chi kích thích điện.

  • Bằng kỹ thuật này, người ta đã phát hiện ra các trung tâm thưởng quan trọng nằm dọc theo bó não trước giữa, đặc biệt là nhân bên, và nhân bụng giữa của vùng dưới đồi.
  • Những trung tâm thưởng khác ít quan trọng hơn: vùng vách, phức hợp hạnh nhân, vài vùng ở đồi thị, và hạch nền, kéo dài xuống vùng trần của não giữa, có lẽ là thứ phát của trung tâm chính ở vùng dưới đồi.

Khi các vùng thưởng được kích thích, con vật có thái độ bình thản và thuần thục, dễ bảo.

2.2.2.Trung tâm phạt và sự giận dữ

Dụng cụ như hình 61.2 được xếp đặt sao cho mỗi khi con vật ấn cần thì dòng điện đang đưa vào điện cực kích thích được ngắt ra. Trong trường hợp này con vật sẽ không ấn cần điều khiển, khi điện cực kích thích đặt vào một trong những trung tâm thưởng. Nhưng nếu đặt vào một số’ vùng khác ở não, thì ngay lập tức, con vật sẽ học cách để ngắt dòng điện bằng cách ấn cần điều khiển, kích thích những vùng này gây ra cho con vật cảm giác không thoải mái, sợ, kinh khủng, đau đớn và như bị phạt. Nếu kích thích lâu khoảng 24 giờ hay hơn nữa có thể làm cho con vật bị bệnh trầm trọng và chết.

  • Những trung tâm phạt quan trọng nhất được tìm thấy ở vùng xám trung tâm chung quanh kênh Sylvius ở não giữa, kéo dài lên vùng quanh não thất của vùng dưới đồi và đồi thị.
  • Trung tâm phạt nhẹ hơn được tìm thấy ở vài chỗ của phức hợp hạnh nhân và hồi hải mã.

Khi kích thích các trung tâm phạt có thể gây ra ức chế các trung tâm thưởng hoàn toàn, chứng tỏ rằng hiện tượng phạt và sợ quan trọng hơn là hiện tượng thưởng và thoải mái.

Kích thích mạnh các trung tâm phạt của não, đặc biệt là vùng xung quanh não thất – của vùng dưới đồi, hoặc là vùng bên dưới đồi sẽ làm cho con vật có tư thế phòng thủ, dương vuốt ra, đuôi dựng lên, phun nước bọt, gầm gừ, dựng lông, mở to mắt, giãn đồng tử, ngay cả một sự chọc tức nhẹ nhất cũng gây ra tấn công man rợ ngay lập tức, đó là kiểu mẫu của hành vi giận dữ.

Kích thích những phần ở gần phần đầu của các trung tâm phạt, như là vùng đường giữa của vùng trước thị, gây ra sợ hãi và giận dữ, kết hợp với khuynh hướng muốn bỏ chạy của con vật. Ở động vật bình thường, hiện tượng giận dữ được kiểm soát chính yếu bởi hoạt động của nhân bụng giữa vùng dưới đồi. Thêm vào đó, hồi hải mã, phức hợp hạnh nhân, phần trước của vỏ não viền, đặc biệt là hồi đai trước và hồi dưới thể chai trước, giúp trấn áp hiện tượng giận. Ngược lại nếu các phần này bị tổn thương hay phá hủy, con vật (hay cả người) trở nên nhạy cảm hơn nhiều với những cơn giận dữ.

2.2.4.Tầm quan trọng của hiện tượng thưởng và phạt trong hành vi

Hầu hết những điều gì chúng ta làm đều liên quan tới hiện tượng thưởng hay phạt. Nếu chúng ta làm điều gì mà được thưởng ta sẽ tiếp tục làm, và nếu bị phạt thì ta sẽ ngưng làm. Như vậy trung khu thưởng và phạt rõ ràng là rất quan trọng trong việc điều hòa hành vi, động cơ hành động và biểu hiện xúc cảm.

Khi sử dụng một loại thuốc an thần như chlorpromazin chẳng hạn, thường ức chế cả trung tâm thưởng và phạt, như vậy sẽ ức chế phản ứng tình cảm của con vật.

Tầm quan trọng của hiện tượng thưởng và phạt trong học tập và trí nhở Nhiều thí nghiệm cho thây những cảm giác nào không gây hiệu quả thưởng hay phạt thì con vật hầu như không nhớ gì cả. Sự ghi nhận điện thế cho thấy những kích thích cảm giác mới luôn luôn kích thích những vùng rộng lớn của vỏ não. Tuy nhiên nếu lập lại kích thích loại này nhiều lần thì sẽ làm tắt dần đáp ứng của vỏ não, con vật trở thành quen thuộc với kích thích, và sau dó không để ý tới nữa.

Nếu kích thích cảm giác gây ra hậu quả thưởng hay phạt, thì đáp ứng của vỏ não sẽ trở nên ngày càng mạnh khi kích thích được lập lại, và phản ứng được gọi là được củng cố, con vật thành lập được dấu vết trí nhớ mạnh.

2.3.Chức năng của hồi hải mã

Hồi hải mã có nhiều liên hệ chính yếu là gián tiếp với nhiều vùng của vỏ não, cũng như là những cấu trúc căn bản của hệ viền như phức hợp hạnh nhân, vùng dưới đồi, vùng vách và thể vú (Hình 61.3) Hầu như bất cứ loại cảm giác nào cũng đều hoạt hóa ít nhất là một phần của hồi hải mã, sau đó hồi hải mã sẽ phân phối nhiều tín hiệu đi ra tới vùng trước của đồi thị, vùng dưới đồi, những phần khác của hệ viền qua đường vòm não là một đường đi ra quan trọng. Vòm não nối hồi hải Vách trong Vòm não Vùng vách mã với thể vú. Từ thể vú có đường đi tới nhân trước của đồi thị. Từ nhân trước đồi thị 9 * CÓ đường đi tới vỏ não hồi đai, và từ hồi đai có đường liên lạc tới hồi hải mã, tạo thành một vòng khép kín gọi là vòng Papez.

2.3.1.Kích thích những vùng khác nhau của hồi hải mã

Có thể gây ra những mẫu hành vi khác nhau như giận dữ, thụ động và cường sinh dục.

Một đặc tính khác của hồi hải mã là rất dễ bị kích thích. Chẳng hạn như kích thích điện yếu có thể gây ra động kinh cục bộ ở chính vùng hồi hải mã, kéo dài nhiều giây sau khi kích thích chấm dứt. Trong khi bị động kinh, bệnh nhân trải qua những biểu hiện tâm thần khác nhau, trong đó có các ảo giác về mùi, thị giác, thính giác, sờ mó và các loại ảo giác khác mà bệnh nhân không thể ức chế được, mặc dù không mất ý thức và biết những ảo giác này là không có thật. Có lẽ một trong những lý do giải thích tính dễ bị kích thích của hồi hải mã là nó chi có ba lớp tế bào thần kinh.

2.3.2.Nếu cắt hồi hải mã ở cả hai bên não để chữa bệnh động kinh, bệnh nhân có thể nhắc lại phần lớn trí nhớ đã học trước đây, tuy nhiên trong hoạt động không thể học được những thông tin mới, dựa trên căn bản lời nói, chữ viết. Thực tế họ không thể nhớ được tên của những người họ gặp hàng ngày. Họ chi có trí nhớ ngắn hạn trong vòng vài giây tới 1 – 2 phút, còn khả năng thành lập trí nhớ dài hạn kéo dài hơn vài phút gần như bị mất. Đó là hiện tượng quên về sau.

Phá hủy hồi hải mã cũng gây quên về trước, đặc biệt đối với quá khứ gần hiện tại.

2.3.3.Lý thuyết về nhiệm vụ của hồi hải mã trong việc học tập

Hồi hải mã khởi đầu là một bộ phận của vỏ não khứu giác. Ở động vật cấp thấp nhất, nó đóng vai trò chính yếu trong việc xác định coi con vật có nên ăn một món ăn đặc biệt nào đó, mùi vị của một vật có gây nguy hiểm không, hoặc là mùi vị có hướng dục không, sau đó quyết định về tầm quan trọng của các mùi vị này đối với sự sống chết của con vật. Rất sớm trong quá trình tiến hóa của não, hồi hải mã đã trở nên một cơ chế thần kinh õ then chốt để quyết định tầm quan trọng của những tín hiệu cảm giác đi vào. Nếu hồi hải mã cho rằng một tín hiệu thần kinh quan trọng, thì nó sẽ được ghi vào trí nhớ. Nếu không có hồi hải mã, thì sự củng cố’ trí nhớ dài hạn của loại lời nói và tín hiệu không xảy ra.

2.4.Chức năng của phức hợp hạnh nhân

Phức hợp hạnh nhân bao gồm nhiều nhân nằm ngay dưới vỏ não của cực trước trong của thùy thái dương. Phức hợp này có những đường liên hệ hai chiều với vùng dưới đồi, cũng như những vùng lân cận khác của hệ viền.

ở động vật cấp thấp, phức hợp hạnh nhân có liên quan tới kích thích khứu giác, giải khứu giác ngoài tận cùng ở nhân vỏ trong của thể hạnh nhân, nằm ngay phía dưới vỏ não của vùng vỏ lê của thùy thái dương, ở người nhân đáy ngoài của thể hạnh nhân phát triển tốt, và đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiều hành vi ứng xử không có liên hệ tới kích thích mùi.

Thể hanh nhân nhận tín hiệu thần kinh từ tất cả các phần của vỏ não viền, vỏ não mới của thùy thái dương, thùy thành thuy chẩm, đặc biệt là vùng thị giác nhận thức và vùng thính giác nhận thức, vì vậy thể hạnh nhân được gọi là cửa sổ qua đó hệ viền nhìn thấy vị trí của người đó trong thế giới. Sau đó thể hạnh nhân gửi tín hiệu tới: trở về cùng vùng vỏ não, vào hồi hải mã, vào vùng vách, vào đồi thị và đặc biệt vào vùng dưới đồi.

2.4.1.Ảnh hưởng của kích thích thể hạnh nhân

Khi kích thích thể hạnh nhân thì gây được các hiệu quả như kích thích vùng dưới đồi, cộng thêm một số hiệu quả khác.

Những hiệu quả qua trung gian vùng dưới đồi gồm có: tăng hay giảm huyết áp, tăng hay giảm nhịp tim, tăng hay giảm cử động và bài tiết của đường tiêu hóa gây đại tiện hay tiểu tiện, giãn đồng tử hay hiếm hơn co đồng tử, dựng lông, tăng tiết những hormon tiền yên, đặc biệt là ACTH và hormon hướng sinh dục.

Ngoài hiệu quả qua trung gian vùng dưới đồi, kích thích thể hạnh nhân còn gây ra những cử động không tự ý như: cử động có liên quan tới trương lực cơ, cử động ngẩng đầu lên hay cúi mình xuống, cử động quay tròn, cử động có nhịp, đôi khi rung giật; những loại cử động khác kết hợp với mùi và ăn như liếm, nhai, nuốt.

Hơn nữa kích thích vài nhân của thể hạnh nhân, có thể gây ra các kiểu phản ứng như giận dữ, trốn chạy, bị phạt và sợ hãi, giống như kiểu mẫu giận dữ gây ra khi kích thích vùng dưới đồi. Kích thích những nhân khác lại gây ra phản ứng được thưởng và thoải mái.

Cuối cùng khi kích thích phần khác của thể hạnh nhân có thể gây ra những hoạt động sinh dục như cương, cử động giao hợp, phóng tinh, rụng trứng, cử động tử cung và đẻ non.

2.4.2.Ảnh hưởng của sự cắt bỏ hai bên thể hạnh nhân: hội chứng KKiver- Bucy

Ở khi, khi phần trước của thùy thái dương hai bên bị phá hủy, sẽ làm phá hủy luôn phức hợp hạnh nhân, gây ra hội chứng Kluver- Bucy bao gồm: khuynh hướng khám phá các vật bằng miệng thái quá không biết sợ hãi, giảm tính hiếu chiến, thuần tánh, thay đổi thói quen ăn uống, ví dụ như loài ăn cỏ biến thành loài ăn thịt sống, đôi khi mù tâm lý, thường tăng xu hướng tình dục thái quá. Hình ảnh tiêu biểu là một con vật không biết sợ, rất tò mò về mọi thứ, quên nhanh chóng, có khuynh hướng cho mọi thứ vào miệng, đôi khi thử ăn cả vật rắn. Hoạt động sinh dục rất mạnh, đến độ giao câu cả với những con vật còn nhỏ, hay cùng phái, hay động vật khác loài.

Mặc dù chấn thương tương tự ở loài người rất hiếm, nhưng nếu bị thì phản ứng của loài người cũng không khác nhiều so với khỉ.

2.4.3.Chức năng tổng quát của thể hạnh nhân

Thể hạnh nhân dường như là vùng ý thức về hành vi, hoạt động một cách bán ý thức, phát luồng xung động đến hệ viền cho biết tình trạng hiện tại của cá thể trong liên hệ với môi trường xung quanh và tư duy. Trên căn bản những thông tin này, người ta cho rằng thể hạnh nhân giúp cho hành vi của con người thích hợp với hoàn cảnh.

2.5.Chức năng của vỏ não viền

Vỏ não viền làm nhiệm vụ của vùng chuyển tiếp, qua đó các tín hiệu được truyền từ các phần còn lại của vỏ não đến hệ viền và theo chiều ngược lại. Do đó vỏ não viền làm nhiệm vụ là vùng liên hợp của não để điều hòa hành vi.

2.5.1.Kích thích các vùng khác nhau của vỏ não viền không cho biết được rõ về chức năng của nó. Tuy nhiên cũng như các phần khác của hệ viền, tất cả các kiểu hành vi đã mô tả ở trên đều có thể gây ra được, bằng cách kích thích các phần khác nhau của vỏ não viền.

2.5.2.Nếu cắt bỏ vài vùng vỏ não viền, có thể làm thay đổi vĩnh viễn hành vi của động vật như:

2.5.2.1.Cắt bỏ vùng vỏ não thái dương trước

ở hai bên, thể hạnh nhân hầu như cũng bị tổn thương, xuất hiện hội chứng Kluver- Bucy.

2.5.2.2.Cắt bỏ vùng vỏ não trán thị sau

Phá hủy hai bên sẽ làm con vật mất ngủ, bứt rứt, không thể ngồi yên, mà đi qua đi lại liên tục.

2.5.2.3.Cắt bỏ vùng hồi dưới thể chai

Vùng hồi đai trước và hồi dưới thể chai là những phần của vỏ não viền, liên lạc giữa vỏ não trước trán và cấu trúc viền dưới vỏ.

Khi phá hủy hai bên sẽ giải phóng những trung tâm giận ở vùng vách và vùng dưới đồi khỏi bị ức chế bởi vùng trước trán. Do đó con vật trở thành hằn học và dễ giận hơn bình thường.

2.5.3.Tóm lại

Vùng vỏ não viền làm trung gian liên hợp giữa nhiệm vụ của phần vỏ não còn lại và nhiệm vụ của các cấu trúc của hệ viền dưới vỏ để điều hòa hành vi.

  • ở vỏ não thái dương trước, có sự liên hợp về vị và mùi.
  • ở hồi cạnh hải mã, có sự liên hợp thính giác phức tạp, sự liên hợp ý nghĩ phức tạp từ vùng Wernicke của thùy thái dương sau.
  • ở vùng hồi đai giữa và sau, có sự liên hợp về cảm giác vận động.

3.Vai trò của chất thần kinh trong bệnh sa sút tâm thần

3.1.Hệ norepinephrin và hệ serotonin và tương quan với bệnh loạn tâm thần trầm cảm và bệnh loạn tâm thần hưng trầm cảm

Một số lớn tế bào thần kinh tiết norepi- nephrin nằm ở thân não, đặc biệt là ở nhân xanh. Các sợi thần kinh từ nhân xanh phân bổ tới phần lớn các bộ phận của hệ viền, đồi thị và vỏ não. Còn các tế bào thần kinh tiết 0 serotonin thì nằm ở nhân đường giữa của phần dưới cầu não và hành tủy, và cũng cho các sợi đến nhiều vùng của hệ viền và vài vùng khác của não bộ.

Bệnh nhân bị loạn tâm thần trầm cảm thường thây buồn, không hạnh phúc, thất vọng, khổ sở, ăn không ngon miệng, mất sự hứng thú về tình dục, và bị mất ngủ nặng, thường đi kèm với trạng thái bị kích động về tâm thần vận động, mặc dù đang trầm cảm.

Lý do chính để tin rằng trầm cảm do sự giảm hoạt động của hai hệ tiết norepineph- rin và serotonin là những thuốc ức chế tiết hai chất này như reserpin thường gây trầm cảm. Ngược lại 70 phần trăm bệnh nhân trầm cảm được điều trị hữu hiệu khi dùng thuốc làm tăng tiết norepinephrin và serotonin như:

  • Chất ức chế monoamin oxidaz làm ngưng sự phá hủy hai chất này.
  • Imipramin và amitriptylin ức chế sự hấp thụ trở lại của norepinephrin và seroto- nin vào đầu tận cùng của tế bào thần kinh, khiến cho các chất này có tác dụng lâu hơn.
  • Một loại thuốc mới làm tăng cường tác dụng của một mình serotonin, thường có ít tác dụng phụ hơn.

Tình trạng trầm cảm cũng được chữa hiệu quả bằng liệu pháp “shock điện ”, gây ra cơn động kinh toàn thể, để tăng cường sự hữu hiệu của dẫn truyền norepinephrin.

Ở một số bệnh nhân có triệu chứng tâm thần trầm cảm xen kẽ với tình trạng kích động dữ đội, được gọi là loạn tâm thần hưng trầm cảm, và một vài bệnh nhân chi có tình trạng kích động dữ dội mà không có thời kỳ trầm cảm. Những thuốc làm giảm sự tạo ra hay tác động của norepinephrin và serotonin như các hợp chất lithium có thể điều trị hữu hiệu trạng thái kích động quá độ này.

Do đó người ta cho rằng hệ thống norepi- nephrin và hệ thống serotonin bình thường cung cấp động lực cho hệ viền, làm cho con người cảm thấy khỏe khoắn, vui vẻ, hài lòng, ăn ngon, thích hoạt động sinh dục, cân bằng tâm thần vận động. Ngoài ra các trung tâm thưởng nhận được số lượng lớn đầu tận cùng của thần kinh từ hai hệ thống norepinephrin và serotonin.

3.2.Hệ thống dopamin và tương quan với bệnh tâm thần phân liệt

Có nhiều lý do để tin rằng bệnh tâm thần phân liệt là do bài tiết quá nhiều dopamin ở não. Các tế bào thần kinh tiết dopamin này nằm ở phần bụng của trần não giữa, phía trong và phía trên của chất đen, tạo thành hệ thông tiết dopamin của vùng giữa hệ viền, cho các nhánh đi tới phần giữa và phần trước của hệ viền, đặc biệt là vào hồi hải mã, thể hạnh nhân, nhân đuôi trước, và những phần của thùy trước trán. Tất cả những nơi này đều là trung tâm điều khiển hành vi mạnh. Những bệnh nhân bệnh Parkinson được điều trị bằng L. DOPA, làm phóng thích dopamin ở não, đồng thời làm giảm hoạt động của một số nơi ở thùy trước trán và những vùng liên hệ khác, thì làm xuất hiện triệu chứng tâm thần phân liệt. Ngoài ra những thuốc điều trị hữu hiệu bệnh tâm thần phân liệt nhưchlo- rpromazin, haloperidol và thiothixen đều làm giảm tiết dopamin, hoặc làm giảm ảnh hưởng của dopamin ở tế bào thần kinh phía sau.

Ngoài ra bệnh tâm thần phân liệt là kết quả của một trong ba khả năng sau đây:

  • Một là nhiều vùng ở thùy trước trán là nơi xuất phát của nhiều tín hiệu thần kinh bị ngưng trệ, hoặc là nơi xử lý các tín hiệu bị rối loạn chức năng.
  • Hai là sự kích thích quá mức của một nhóm tiết dopamin ở những trung tâm hành vi của não bộ như trên đã viết, bao gồm cả thùy trán.
  • Ba là do chức năng bất thường của một phần rất quan trọng của hệ viền điều hòa hành vi, tập trung xung quanh hồi hải mã. Mới đây người ta khám phá ra rằng trong bệnh tâm thần phân liệt hồi hải mã thường bị giảm kích thước, đặc biệt ở bán cầu ưu thế. Những phần khác của hệ thống điều khiển hành vi của não có liên hệ với hồi hải 0 mã, kể cả thùy trước trán, đều bị giảm chức năng.

3.3.Hệ tiết acetylcholin và tương quan với bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer được định nghĩa là sự già cỗi sớm của não, thường bắt đầu ở tuổi trung niên, và tiến triển nhanh chóng tới sự mất năng lực trí óc rất nặng, tương tự như ở tuổi rất già. về phương diện bệnh học, người ta tìm thấy sự tích tụ những mảng amyloit có kích thước từ 10mm đến vài trăm micromét ở những vùng rộng lớn của não, gồm có vỏ não, hồi hải mã, hạch nền, đồi thị, và ngay cả tiểu não. Như vậy, bệnh Alzheimer dường như là một bệnh thoái hóa do rối loạn chuyển hóa, các công trình nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân có sự bất thường về gen điều khiển sự sản xuất ra apolipoprotein E là một protein trong máu vận chuyển cholesterol đến mô.

Sự thay đổi sớm nhất ở bệnh Alzheimer là sự giảm chuyển hóa và lưu lượng máu của vùng thùy thành trên ở cả hai bên. Có sự mất những sợi thần kinh cholinergic và sợi thần kinh khác ở vỏ não, ngoài ra còn có sự mất trầm trọng những tế bào thần kinh cho- linergic ở nhân đáy não Meynert, nằm gần nhân bèo nhạt. Những tế bào thần kinh của nhân Meynert cho nhánh tới hồi hải mã, thể hạnh nhân và tất cả những vùng của vỏ não mới, đầu tận cùng của các nhánh này tiết ra acetylcholin hoạt hóa cơ chế thần kinh để tồn trữ và gợi lại trí nhớ. Do đó bệnh nhân bị mất trí nhớ dần dần và bi sa sút tâm thần.

Scroll to Top