Đặc điểm khám thần kinh ở người già

     Người già thường khó tiếp xúc. Do đó, cần gây cho bệnh nhân sự tin cậy. Qua hỏi bệnh, đánh giá trí nhớ, tư duy, mức độ rối loạn tâm thần nếu có. Đồng thời cũng sơ bộ nhận xét xem bệnh nhân có những biểu hiện gì bất thường về thần kinh. Các động tác không tự chủ ỏ’ đầu môi, tay chân, tư thế bất thường của đầu và chi, điệu bộ.

    Đôi khi việc hỏi bệnh cần có mặt người nhà, vì bệnh nhân thường không trả lời được chính xác, hoặc cung cấp những tư liệu không đúng về triệu chứng chủ quan về tiền sử bản thân và gia đình, ở những bệnh nhân già điếc nặng, việc hỏi bệnh lại càng khó khăn nữa.

2. Khám thần kinh

        a. Về vận động. Người già hay tư thế gấp; những động tác thường chậm chạp, rõ ràng nhất là khi bảo bệnh nhân tự cởi quần áo

         b. Về trương lực cơ. Khó đánh giá, vì người già có xu hướng co quắp các cơ. Cần phân biệt tăng trương lực cơ thực thụ với tăng trương lực cơ đối lập hay gặp ở người già. Trạng thái đối lập biểu hiện bằng co cơ đối kháng với động tác thụ động. Loại tăng trưomg lực này có thể kèm theo sự làm trước động tác thụ động hoặc các hiện tượng nhắc lại động tác

 c. Teo cơ. Hay gặp ở các cơ nhỏ bàn tay. Trong đa số trường họp, ở người già, teo cơ do nguyên nhân thần kinh thuộc loại nhũn tủy xám của Dejerine.

 d. Phản xạ sâu. Hay gặp mất phản xạ gân gót ở người già (70,3%), không có bệnh thần kinh hệ thống. Theo Klawans mất phản xạ gân gót không phải là hiện tượng hóa già bình thường mà chứng tỏ có mối liên quan giữa mất phản xạ, vữa xơ động mạch ngoại vi, đái tháo đường và như vậy có thể phản ánh một bệnh của thần kinh.
        e. Phản xạ da. Trái với quan niệm phổ biến, phản xạ da gan bàn chân là gấp ở người già. Trên 1000 người già, Klawans chỉ gặp hai trường hợp có dấu hiện Babinski. Phản xạ da bụng phần lớn là mất và cũng không có ý nghĩa bệnh lí

 f. Cảm giác, ở tuổi già, có giảm phản ứng với các kích thích từ ngoài. Càng rõ khi làm một số nghiệm pháp như:

Nghiệm pháp âm thoa: đa số có giảm hoặc mất cảm giác rung. Trên 15,5% trường hợp có cảm giác rung ở chi dưới (Klawans). Nhiều tác giả cho các rối loạn đó là do một bệnh thần kinh nguyên nhân chưa rõ. Nghiệm pháp mặt tay (Bender): sờ đồng thời mặt và tay bệnh nhân bằng múp ngón tay trỏ. Bệnh nhân cần nói rõ cảm giác thế nào và ở vị trí nào. Trên 24% bệnh nhân già bình thường trả lời không đúng.

3.Về nhận thức

     Rối loạn nhận thức cũng như rối loạn vận động là những biến đổi rõ rệt nhất ở tuổi già. Các phương pháp đo tâm thần cần được sử dụng để đánh giá mức độ biến đổi về trí năng do hóa già bình thường hay bệnh lí (sa sút trí tuệ). Cần chú ý khi nhận định các kết quả đo tâm thần là: ở người già bình thường vẫn có biến đổi tính kích thích thần kinh, do đó cần phải một thời gian thêm vào đề cơ thể tích hợp được các thông tin và chương trình hóa các đáp ứng thích hợp.

 Nhận định về kết quả các nghiệm pháp do tâm thần cũng cần phải chú ý đến các điều kiện tâm lí xã hội của bệnh nhân.Hơn nữa, muốn nghiệm pháp có thể tiến hành được còn cần phải có sự cộng tác của bệnh nhân; điều này thường khó vì bệnh nhân không thích mọi sự thăm khám hỏi han phiền phức cho họ và cho là chẳng có ích lợi gì.

 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Scroll to Top