ĐIỀU TRỊ BỆNH BÉO PHÌ

Những thuốc nhằm làm cho gầy, gây chán ăn, các hóc môn và các hóa chất khác, thường không đem lại kết quả, có khi còn nguy hiểm

1. Chế độ ăn

Những nguyên tắc cơ bản:

  • Giảm lượng calo, không được làm mất cân bằng thề chât cũng như tâm lý người bệnh. Không nên áp dụng chế độ nhịn ăn kéo dài hoặc chế độ dưới 10OOKcal mỗi ngày. Chế độ khắc nghiệt như vậy có thê gây những biến chứng như trạng thái trầm cảm, cơn gút, có khi chết đột ngột do loạn nhịp tim.
  • Giảm cung cấp calo dưới dạng gluxit và lipit. Protit có the vân giữ như bình thường, không dưới 60g mỗi ngày. Phải giảm nhiệt lượng, khoang 800 Kcal mới bớt được lOOg trọng lượng với người béo phì.
  • Muốn kê một chế độ ăn uống làm cho gầy bớt, không thể không nắm kĩ bệnh nhân nhất là về phương diện dinh dưỡng từ trước đến nay, hoạt động nghề nghiệp, những hình thức giải trí, tình trạng tâm lý. Không thể chỉ dựa vào lời khai bệnh nhân theo mẫu đã in sẵn.
  • Hoạt động thể lực. Nên khuyên bệnh nhân tập luyện đề đảm bảo sức khỏe chung nhưng không hy vọng giảm được nhiều cân nặng vì việc đó đòi hỏi cường độ gắng sức quá lớn.
  • Không được dùng các chất gây chán ăn, lợi niệu, hóc môn giáp trạng, một số thuốc có thể dùng dưới dạng thức ăn “Ballast” gòm các chất nhầy, chất gel thực vật, nhằm mục đích gây tình trạng đầy trong dạ dày. Các chất làm dịu vị (édulcorants) nhân tạo có thể được dùng. Người béo phì chỉ nên uống nước đun sôi để nguội. Trong bữa ăn và trong suốt cả ngày nên uống nhiều nước (1 đến 2 lít trong một ngày). Không dùng các thức uống có rượu. Dùng ít muối. Thời gian đầu khi dùng chế độ ăn gây gầy, bệnh nhân cần biết định lượng thức ăn và mỗi tuần phải cân một lần, buổi sáng lúc đói, không mặc quần áo.

Ví dụ chế độ ăn 1250 Kcal mỗi ngày.

Chế độ này gây gầy, áp dụng cho những người béo phì, hoạt động vừa phải. Chứa 85g protit, 40g lipit và 115g gluxit. Có đủ vitamin và muối khoáng.

Điểm tâm: Bánh mỳ 30g (hoặc cơm).

Sữa + cafe hoặc nước chè không đường 240g

Bơ 5g

Bữa ăn nhẹ lúc 10 giờ.

Sữa chua 1 cốc

Bữa trưa:  
Súp thịt không mỡ 1 bát (hoặc canh)
Thịt nướng không mỡ 125g
Rau tươi 150g
Khoai tây luộc 100g
Dầu thảo mộc 10g
Hoa quả 150g
Bữa ăn nhẹ lúc 16 giờ:  
Sữa 150g
Bữa ăn chiều:  
Trứng 1 quả
Rau tươi 150g
Dầu thảo mộc 5g
Bánh mỳ 30g (hoặc cơm)
Hoa quả 150g

Ví dụ chế độ ăn 1500Kal/ngày

Chế độ này cung cấp 90g protit, 170m gluxit và 50g lipit. Có đủ vitamin và muối kháng
Điểm tâm : sữa + cafe hoặc nước chè không đường

5g
Bánh mì40g
Bữa trưa :
Súp thịt không mỡ125g
Thịt nướng không mỡ125g
Rau tươi150g
Khoai tây luộc100g
Dầu thảo mộc10g
Hoa quả150g
Bữa chiều :
Trứng1 quả
Rau tươi200g
Pho mát ( hoặc sữa)40 ( 250g )
Bánh mì50g ( hoặc cơm )
Hoa quả200g

Chú thích:

Điều trị chứng béo phì căn bản dựa vào chế độ ăn, nhằm giảm cung cấp calo cho cơ thể dưới mức nhu cầu về nhiệt lưọrng.

Giảm calo hàng ngày xuống dưới 500 calo so với nhu cầu nhiệt lượng sẽ làm giảm cân nặng đi 0,5kg mỗi tuần. Kết quả lệ thuộc vào tuổi người bệnh (chứng béo phì ở người trẻ phải được chữa trị rất sớm) và quyết tâm của người bệnh. Những bệnh nhân quen ăn nhiều và ăn ngon, rất khó thực hiện chế độ ăn này trong suốt cuộc đời. Đối với người trung niên có thể cho chế độ ăn có 1200 calo mỗi ngày và có thê giảm trọng lượng đi 0,5 g mỗi tuần.

Chế độ nhịn ăn :

Chế độ này gây những nguy hiểm nhất định và chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện và chỉ dùng trong điều kiện đặc biệt (khi các phương pháp điều trị khác nhau đều không tác dụng). Chế độ nhịn ăn gây dị ứng hóa chất mỡ và protein, giảm natri máu và do đó có thể gây các tổn thương nặng ở gan (có trường hợp tử vong).

2. Các phương pháp khác

Trừ khi có các chống chỉ định rõ rệt, còn bao giò’ cũng phải phối hợp điều trị bằng vận động với điều trị bằng chế độ ăn giảm calo. Vận động thể lực làm tăng tiêu thụ năng lượng của cơ thể nhưng cũng có nhược điểm là lại làm ăn ngon miệng hơn. Cũng cần lưu ý là đi bộ 5km chỉ làm tăng tiêu thụ năng lượng khoảng 200 calo.

  • Điều trị bằng tâm lý

Phương pháp này cũng cần để cho bệnh nhân thêm quyết tâm thực hiện chế độ ăn uống, nhưng thường ít kết quả và ít khi có thể thay đổi được tập quán ăn uống nếu phải sống chung trong một gia đinh có chế độ ăn bất hợp lý. Giảm trọng lượng cơ thề chỉ là bền vững nếu thực hiện dần từng bước. Nếu tìm mọi cách để gầy thật nhanh thì thường nguy hiểm và có đạt được kết quả nào thì cũng không bền, có những trường hợp bị rối loạn chuyển hóa nặng hoặc rối loạn tâm thần nhắt lả loại trầm cảm nặng.

  • Các thuốc nên tránh dùng

Do nguyên nhân cơ chế béo phi chưa hoàn toàn sáng tỏ, nên cũng khó lòng mà cỏ thuốc đặc trị chữa chứng này.

Các thuốc gây chán ăn thường không có tác dụng gì về lâu dài. Không những thế phần lớn các thuốc này có tính chất như amphetamine nên bệnh nhân dễ lạm dụng.

Cầm chú ý là tinh trạng giảm chuyển hóa cơ bản ở bệnh nhân béo phì rất ít khi do nguyên nhân giáp trạng vì vậy nếu không có những thăm dò khẳng định là có suy giáp thì không nên dùng tính chất giáp trạng vì có thể ức chế chức năng tuyến giáp.

Chỉ dùng lợi niệu khi có ứ nước. Nên nhớ là cho nhiều lợi niệu sẽ gây rối loạn nước điện giải có khi nặng.

  • Điều trị ngoại khoa

Rất ít khi dùng đến và thường chỉ áp dụng trong những trường hợp béo phì nặng đe dọa tính mạng người bệnh (trọng lượng cơ thề quá 50kg so với trọng lượng lý tưởng) ở người dưới 40 – 50 tuổi.

Kĩ thuật nối hỗng tràng với hòi tràng tạo giảm hấp thụ nhân tạo-tỉ lệ tử vong cao. Nhiều biến chứng nặng như xơ gan, sỏi túi mật, viêm đa khớp, kém hấp thu, rối loạn thăng bằng nước điện giải.

Kĩ thuật chỉnh hình dạ dày, thu hẹp dung tích dạ dày. ít biến chứng hơn phẫu thuật trên.

Chú thích: Chứng béo phì có thề do bệnh ăn vô độ nguyên nhân thần kinh (boulimie nerveuse). Bệnh nhân lúc nào cũng thèm ăn không cưỡng lại được, không biết đói, ăn vào cũng không thấy ngon. Có cảm giác xấu hổ và bất lực do có thói ăn như vậy. Các cơn ăn vô độ có thể kèm theo nôn và trầm cảm nặng.

Scroll to Top