Đồi thị

1.Khái niệm về đồi sự phân các nhóm nhân

1.1.Khái niệm về đồi thị

Đồi thị là một cấu trúc kép, có dạng hình bầu dục. Nó là phần lưng của não trung gian và tạo thành khối lượng cơ bản của phần này.

Ở người trưởng thành đồi thị có thể tích là 19cm3 và bằng 1,43% thể tích của cả bán cầu.

Đồi thị nhận nhiều xung động khác nhau từ ngoại vi và từ các phần khác nhau của não bộ (tiểu não, vỏ não, thể vân…). Trong đồi thị có đủ mọi điều kiện để cho các luồng xung động thần kinh tác động lẫn nhau và thực hiện chức năng tích hợp dưới vỏ. Như vậy, đồi thị là nơi trung gian, nơi tập trung tất cả các kích thích bên ngoài, các xung động do kích thích được biến đổi tại đồi thị, và sau đó được truyền đến các trung khu dưới vỏ và vỏ não, để cơ thể có thể đáp ứng và thích ứng với những điều kiện của môi trường sống. Cùng với thể vân, đồi thị hoạt động ngay từ giờ đầu khi đứa trẻ ra đời, để thực hiện các phản xạ không điều kiện. Trong quá trình phát triển cá thể, cùng với các phần não khác nhau, đồi thị ngày càng phát triển và tăng cường vai trò của nó trong các cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp.

1.2.Sự phân chia các nhóm nhân

Hiện nay có nhiều cách phân chia các nhân của đồi thị: hoặc phân chia theo nguyên tắc phát triển chủng loại, hoặc phân chia theo các tiêu chuẩn giải phẫu định khu, hoặc theo các đặc điểm liên hệ giải phẫu và chức năng giữa đồi thị – vỏ não. Sau đây chúng tôi sẽ nêu lên ba cách phân chia các nhân đồi thị được sử dụng rộng rãi trong sinh lý học và thần kinh học.

1.2.1.Theo Hassler thì trong đồi thị có gần 150 nhân phụ thuộc vào sự có hoặc không có các đường liên hệ giải phẫu giữa các nhân đồi thị vổi vỏ não. Tác giả đã chia các nhân của đồi thị thành hai nhóm:

* Nhóm 1: nhóm pathiothalamicus: có các sợi ly tâm chạy lên vỏ bán cầu đại não. Nhóm này gồm các nhóm nhân:

  1. Nhóm nhân trước
  2. Nhóm nhân giữa
  3. Nhóm nhân bên
  4. Thể gối trong
  5. Thể gối ngoài
  6. Khối pulvinar (khối sau)

* Nhóm 2: nhóm trunco: Nhóm này không có các sợi ly tâm chạy đến vỏ não. Gồm:

  1. Chất xám trung tâm .
  2. Các nhân nhỏ nằm trong các thể gối và nhân lưng.

1.2.2.Phân chia các nhân đồi thị theo nguyên tắc định khu (Topographia)

Theo cách phân chia này thì các nhân đồi thị có thể chia thành các nhóm sau :

  1. Nhóm trước
  2. Nhóm nhân đường giữa
  3. Nhóm nhân giữa
  4. Nhóm bụng trên
  5. Nhóm sau
  6. Nhóm trước nóc

1.2.3. Hai cách phân chia các nhóm nhân đồi thị trình bày trên đây đều được dựa trên cơ sở hình thái giải phẫu học. Nhưng xét về mặt chức năng người ta có thể phân chia thành ba nhóm nhân:

  1. Nhóm nhân đặc hiệu (còn gọi là nhóm nhân chuyển tiếp)  trình phân tích các tín hiệu tạo ra các cảm giác.
  2. Nhóm nhân không đặc hiệu
  3. Nhóm nhân liên hợp

Mặc dù tất cả các nhân của đồi thị đều có cả ba chức năng là chuyển tiếp, tích hợp và biến đổi các xung động thần kinh. Tuy vậy mỗi nhóm có một chức năng chuyên biệt của nó. Các nhân đặc hiệu thực hiện chức năng chủ yếu của nó là chuyển tiếp các xung động thần kinh, các nhân không đặc hiệu là biến đổi và gây hoạt hóa, còn các nhân liên hợp là tích hợp.

Các nhân đặc hiệu cùng với các vùng chiêu của chúng ở vỏ não tham gia vào quá trình phân tích các tín hiệu tạo ra các cảm giác.

  • Các nhân không đặc hiệu cùng với thể lưới thân não làm biến đổi và gây hoạt hóa nhiều vùng vỏ não, tạo điều kiện cho vỏ não tiếp nhận các tín hiệu, và hình thành các phản ứng đối với các kích thích.
  • Các nhân liên hợp tham gia vào cơ chế điều hòa bên trong vào hoạt động tích hợp của các nhân đồi thị và các vùng chiếu của chúng ở vỏ não, bảo đảm cho việc tiếp nhận các kích thích một cách nguyên vẹn và đầy đủ.

2.Chức năng của các nhóm nhân đồi

2.1.Chức năng của các nhóm nhân đặc hiệu.

Chức năng chính của nhóm nhân đặc hiệu là truyền các xung động thần kinh từ các nơi gởi đến lên vùng chiếu vỏ não, sau khi đã diễn ra quá trình tổ chức và tích hợp các xung động một cách sơ bộ.

Các nhân này đồng thời nhận các xung động từ các vùng chiếu vỏ não.

Do đó giữa các nhân đặc hiệu của đồi thị và các vùng chiếu của chúng ở vỏ não có sự liên hệ chức năng hai chiều dưới dạng những vòng nơrôn khép kín.

Các nơrôn thuộc các nhân đăc hiêu của đồi thị gồm:

  1. Các nơrôn chuyển tiếp đồi thị – vỏ não: đó là các tế bào đa cực, sợi trục của chúng chạy đến các lớp tế bào thứ III, IV của vỏ não, và kết thúc trên thân các tế bào thần kinh vỏ não.
  2. Các nơrôn tích hợp có sợi trục dài, chia nhánh chạy đến hệ lưới não giữa và đến các nhân khác. Trong đồi thị, các nơrôn có sợi trục ngắn chi liên hệ trong đồi thị. Đa số các nơrôn thuộc các nhân đặc hiệu đáp ứng với một loại kích thích, nhưng cũng có một số ít các nơrôn đa cảm.

Các nhân đặc hiệu có thể chia thành 2 loại: cảm giác và không cảm giác.

2.1.1.Các nhân chuyển tiếp các xung động thần kinh thuộc loại cảm giác

  • Các nhân chuyển tiếp các xung động thần kinh thuộc loại cảm giác Các nhân chuyển tiếp loại này nhận những luồng xung động trực tiếp từ các phần ngoại vi của các cơ quan phân tích và truyền đến các vùng chiếu của chúng trên vỏ não.

Ví dụ: Nhân chuyển tiếp nhận các xung động mang thông tin thị giác là thể gối ngoài, sau đó chiếu thẳng đến vỏ não thị giác vùng 17.

  • Hay nhân chuyển tiếp nhận xung động mang thông tin thính giác là thể gối trong, chiếu thẳng lên vỏ não thích giác là vùng 41 và 42.
  • Nhân bụng sau (n. ventralis posterior = VP): là một nhân lớn và phức tạp trong các nhân chuyển tiếp cảm giác, nằm trong phần bụng và sau của đồi thị. Nó là khâu chuyển tiếp các luồng xung động về xúc giác, nhiệt độ và đau (đau nhói khu trú), cảm giác vị giác, vận động và nội tạng. Hiện nay nhân bụng sau được coi là một cái đích định vị quan trọng, được sử dụng để loại trừ những cơn đau nhói khu trú, hoặc loại trừ những hội chứng đau “ma”, nhưng không làm mâ’t cảm giác xúc giác và cảm giác sau (nếu phá hủy nhân VP ở mức độ nhất định)

2.1.2.Các nhân chuyển tiếp các xung động thần kinh không thuộc loại cảm giác

Các nhân chuyển tiếp thuộc loại này thực hiện quá trình chuyển lên vỏ não các luồng xung động từ các cấu trúc não nằm ngoài đồi thị truyền đến chúng.

Các nhân trước của đồi thị (gồm n. anteroventralis=AV, n. anterodorsalis = AD và n. anteromedialis = AM).Các nhân này ngoài chức năng chuyển tiếp còn có chức năng hoạt hóa.

  • Các vùng chiếu ở vỏ não của các nhân này là các vùng nằm trong hệ viền. Các nơrôn của các nhân này kết hợp với các cấu trúc của hệ viền thành một vòng khép kín gọi là “vòng cảm xúc Papez” . Vòng này được coi như một cơ sở câu trúc chức năng của hoạt động cảm xúc. Do nằm trong vòng Papez, cho nên các nhân trước của đồi thị được sử dụng như một cái đích định vị trí, để loại trừ các rối loạn về cảm xúc ở những người bệnh nhân tâm thần.
  • Nhân bụng trước (n. ventraiis anterior = VA). Nhân này nhận luồng thần kinh hướng tâm từ hạch nền, do đó người ta coi nó như một khâu chuyển tiếp thuộc hệ ngoại tháp, trong đó có những đường chạy từ nhân đuôi (n. caudalis) qua nhân bèo nhạt (n. globus pallidus) đến vỏ não. Nhân VA còn nhận cả những xung động phát sinh từ tiểu não.
  • Từ nhân bụng trước có những sợi ly tâm trực tiếp đến vỏ não vùng trán và câu trúc lưới thân não. Do đó nhân VA được coi p như nơi xuất phát của những đường không đặc hiệu chạy đến vỏ não, cho nên người ta sử dụng nó như một cái đích định vị, để điều trị bệnh động kinh và bệnh Parkinson.

Tuy nhiên phương pháp sử dụng nhiều nhân này như đích định vị không được áp dụng rộng rãi, vì nó gây ra hậu quả không được tốt (làm phát sinh hội chứng vùng trán do cắt đứt đường từ n. dorsomedialis đến vỏ não).

  • Nhân bụng bên (n. ventralis lateralis = VL): Nhân này nhận những sợi thần kinh từ cầu nhạt, nhân đỏ, nhân răng của tiểu não, hệ lưới thân não và từ các cơ quan phân tích thị giác thính giác.

Các sợi ly tâm của nhân này chạy đến vỏ não vùng 4,6.

VL là khâu chuyển tiếp đặc hiệu truyền các ảnh hưởng từ tiểu não lên vỏ bán cầu đại não có tác dụng làm tăng tính hưng phấn của các nơrôn vỏ não. VL cũng là khâu chuyển tiếp các xung động từ hạch nền lên vỏ não. Do đó VL là một phần quan trọng của hệ thông điều hòa cơ quan phân tích.

2.2.Các nhân liên hợp

Các nhân liên hợp chi nhận các sợi hướng tâm từ các nhân khác trong phạm vi đồi thị. Còn các sợi ly tâm thì lên tới vỏ não liên hợp: xung động phát sinh từ các thụ quan, trước tiên chạy đến các nhân chuyển tiếp cảm giác và không đặc hiệu của đồi thị, rồi từ đó chúng được chuyển sang các nơrôn của các nhân liên hợp. ớ đây sau khi có sự tổ chức và tích hợp với các luồng xung động từ các nơi khác đến chúng sẽ chuyển lên các vùng vỏ não liên hợp.

  • Khối sau: nhận các sợi hướng tâm từ các nhân bên cạnh, thể gối trong thể gối ngoài và nhận các nhánh sợi thần kinh xuất phát từ giải thị giác và thính giác.

Các sợi ly tâm hầu hết chạy lên vỏ não vùng đinh chẩm. Khôi sau tham gia vào cơ chế tích hợp tiếng nói và hình ảnh thị giác.

  • Nhân sau bên (n. lateralis posterior = LP): nhân này liên hệ chặt chẽ với khối sau. Nó nhận các sợi thần kinh từ các nhân chuyển tiếp cảm giác của đồi thị, từ củ não sinh tư, từ hệ lưới thân não và từ thể gối ngoài, thể gối trong.

Các sợi ly tâm hướng lên vùng vỏ não liên hợp, vùng đinh, vùng thái dương và vùng tiền vận động.

Phá hủy từng phần LP làm giảm khả năng thành lập phản xạ có điều kiện đối với phức hợp kích thích thị giác, thính giác. Do đó nhân này có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế trung ương tiếp nhận các tín hiệu thị giác và thính giác.

  • Nhân lưng giữa (n. dorsomedialis = MD): có kích thước lớn liên hệ chặt chẽ với vỏ não (Vùng 8, 9, 10, 11, 12, 45, 46, 47) Phá hủy nhân MD cả hai bên có thể loại trừ những rối loạn cảm xúc (sợ hãi, lo lắng, căng thẳng) ở các bệnh nhân bị tâm thần phân lập, còn ở những người bị suy nhược tâm thần, thì có thể làm giảm bớt những ý nghĩ, hành động có tính chất định kiến, quây rối.

Kết quả là người bệnh trở nên dịu dàng hơn, dễ tiếp xúc với mọi người, và yên tĩnh hơn, nhưng ở họ thường phát sinh hội chứng vùng trán (giảm sáng kiến, ít hoạt động, bàng quan…) giống như ở người bị cắt bỏ vùng trán.

Phá hủy MD ở cả hai bên làm người bệnh mất khả năng đánh giá thời gian, rối loạn trong hoạt động trí óc, suy giảm về cảm xúc.

Như vậy MD là một trung khu liên hợp rất quan trọng, trong nó diễn ra quá trình tích hợp các luồng xung động thần kinh từ các nguồn khác nhau, và sau đó truyền trực tiếp lên vỏ não vùng trán, vỏ của hệ viền và qua các nhân liên hợp khác của đồi thị truyền đến vùng vỏ não liên hợp khác. Do đó MD được coi là một khâu tích hợp trong các cơ chế điều hòa các phản ứng tập tính phức tạp, trong đó có các quá trình cảm xúc, và có thể có các quá trình có liên quan đến quá trình ghi nhận trí nhớ.

2.3.Các nhân không đặc hiệu

Các nhân không đặc hiệu của đồi thị đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế điều hòa hoạt động của não bộ, trong các quá trình thích nghi của cơ thể đối với các điều kiện của môi trường bên ngoài và bên trong các quá trình phục hồi, bù đắp các chức năng trong các chứng bệnh của não bộ.

Các nhóm nhân không đặc hiệu gồm nhóm nhân trong lá (n. intralaminaris) và nhân lưới (n. reticularis).

  • Nhóm nhân trong lá: nhận nhiều loại xung động thần kinh hướng tâm khác nhau. Vì vậy người ta coi nó như một bộ phận chuyển tiếp chủ yếu của nhiều đường hướng tâm trong não bộ, sau đó đưa lên vỏ não những xung động đã được chế biến và tổ chức lại.

Các nhân trong lá trước là khâu chuyển tiếp truyền cảm giác đau. Do đó người ta sử dụng các nhân này như các đích định vị để chữa các hội chứng đau buốt, các bệnh tăng vận động, các bệnh tâm thần.

  • Nhân lưới: Phần trước của nhân lưới nhận các sợi thần kinh từ các nhân khác của đồi thị tới. Các sợi ly tâm tạo thành hình rẽ quạt chạy đến nhiều vùng trên vỏ não. Phần sau nhân lưới nhận các sợi thần kinh chủ yếu từ các nhân bên cạnh của nó, nằm trong đồi thị và gởi các sợi lên vỏ não, đồng thời nó nhận rất nhiều sợi thần kinh từ các vùng vỏ não khác nhau.

Hiện nay, nhân lưới (đặc biệt là phần trước) được coi như một nguồn quan trọng của các đường chiếu đồi thị vỏ não không đặc hiệu. Qua nó các nhân không đặc hiệu khác truyền các ảnh hưởng của chúng lên vỏ não.

Tóm lại đồi thị là một trung tâm dưới vỏ của mọi cảm giác của cơ thể. Đồi thị nhận của cơ thể chuyển lên và chiếu lên các vùng khác nhau của vỏ não. Tại vỏ não nhờ hoạt động phân tích và tổng hợp sẽ cho người ta có được những cảm giác thực sự.

Đồi thị còn phối hợp với thể vân của nhân xám trung ương để tham gia điều khiển các tác đã thành thói quen.

3.Rối loạn do đồi thị tổn thương

Khi đồi thị bị tổn thương sẽ đưa đến những rối loạn sau:

3.1.Mất cảm giác

Những cảm giác bình thường của cơ thể bên đối diện giảm xuống nhiều hay mất hẳn vì trạm trung gian dẫn truyền bị tổn thương.

3.2.Loạn cảm giác

Bệnh nhân có thể bị chứng tăng cảm giác “tự phát“ xuất hiện, do những tổn thương kích thích vào những trung tâm của đồi thị.

3.3.Run

Triệu chứng run xuất hiện khi đồi thị bị tổn thương có lẽ do tác dụng điều hòa các tác có ý thức bị tổnSẽ gây nên những phản ứng vận động liên quan đến những biểu hiện cảm xúc (thay đổi nét mặt, nhai, nuốt…)

Trong trương hợp kích thích đồi thị, nhận thấy

  • Sẽ gây nên những phản ứng vận động liên quan đến những biểu hiện cảm xúc(thay đổi nét mặt,…)
  • Tăng cảm giác đau.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động của một số cơ quan nội tạng như co bóp cơ trơn, ống tiêu hóa, tim đập nhanh, thở nhanh, chảỳ nước mắt.
  • Trong trường hợp phá hủy một bên đồi thị thì nửa thân bên đối diện bị giảm cảm giác nóng, mất cảm giác sâu có ý thức, do đó gây thất điều vận động, các giác quan (thị giác, thính giác) bị rối loạn.
  • Trên lâm sàng hội chứng Dejerin Roussy do đồi thị tổn thương gây ra. Tê nửa thân, thất điều vận động. Có những cơn đau tự phát dữ dội không làm dịu được bởi các thuốc giảm đau. Chi cần một kích thích nhẹ cũng gây đau đớn cho bệnh nhân.
Scroll to Top