HỆ ĐỘNG MẠCH

Nội dung bài viết ẩn

1.Hệ động mạch

Chức năng chính của hệ động mạch là phân phối máu đến mao mạch toàn cơ thể .

Tiểu động mạch có chức năng điều hòa sự phân phôi máu vào mao mạch .

Hệ động mạch gồm các ống dẫn đàn hồi và có sức cản cao .

1.1.Đặc tính của động mạch

1.1.1.Tính đàn hồi

Đặc tính đàn hồi của thành động mạch có thể xác định rõ khi khảo sát mối tương quan giữa áp suất và thể tích trong động mạch chủ .

Trong thí nghiệm, người ta tiến hành giải phẫu tử thi ở những lứa tuổi khác nhau .

Tất cả các nhánh của động mạch đều cột lại. Bơm những thể tích dịch khác nhau và ghi sự thay đổi áp suất tương ứng .Đường cong liên quan giữa áp suất và thể tích cho nhóm tuổi trẻ có dạng sigmoid .

Ở bất cứ điểm nào trên đường cong độ dốc dV/dP diễn tả sức đàn hồi của động mạch chủ. Ở người trẻ tuổi, sức đàn hồi của động mạch chủ rất thấp ở các trị số áp suất cao và thấp, và sức đàn hồi cao nhất ở đoạn thay đổi bình thường cửa áp suất .

Đường cong càng thấp và độ dốc càng giảm khi tuổi càng cao. Do đó với bất cứ áp suất nào trên 80mmHg, sức đàn hồi giảm theo tuổi cho thấy có sự tăng độ cứng của thành mạch, do sự thay đổi từ thành phần collagen và elastin của thành mạch .

1.1.2.Tính co thắt

Thành động mạch có chứa cơ trơn, nên có thể chủ động thay đổi đường kính, nhất là ở các tiểu động mạch. Khi các sợi cơ trơn của thành mạch co lại, thể tích mạch sẽ giảm đi và áp suất mạch tăng lên; còn khi các sợi cơ trơn mạch giãn ra, thể tích mạch tăng lên, và áp suất mạch giảm đi .

Khi động mạch cứng, máu qua mao mạch lúc tâm thu, nhưng không qua mao mạch lúc tâm trường.
 

1.2.Huyết áp động mạch

Huyết áp động mạch là lực của máu tác động lên một đơn vị diện tích thành động mạch .

Người ta đo huyết áp động mạch thường xuyên ở các bệnh nhân, và cho biết tình trạng tim mạch của họ.

1.2.1. Huyết áp tâm thu

Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu, là giới hạn cao nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim .

1.2.2.Huyết áp tâm trương

Huyết áp tối thiểu, hay còn gọi là huyết áp tâm trương, là giđi hạn thấp nhất cua những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức cản của mạch

1.2.3.Các yếu tố quyết định huyết áp động mạch

  • Yếu tố vật lý
    • Thể tích máu trong đoạn mạch
    • Sức đàn hồi thành động mạch
  • Yếu tố sinh lý
    • Cung lượng tim
    • Sức cân ngoại biên

1.2.4.Huyết áp trung bình

Huyết áp trung bình là áp suất tạo ra với dòng máu chảy liên tục, và có lưu lượng bằng với cùng lượng tim (H.14.4) .

1.2.5.Hiệu áp hay áp suất đẩy

Hiệu áp hay áp suất đẩy là hiệu số giữa huyết áp tối đa và tối thiểu .

Các yếu tố ảnh hưởng trên áp suất đẩy:

  • Lượng máu do tim bơm ra trong một nhịp (stroke volume) tăng gấp đôi, trong khi nhịp tim và sức cản ngoại biên không đổi, thì hiệu áp sẽ tăng gấp đôi .
  • Sức đàn hồi của động mạch (arterial compliance): Tính đàn hồi cao làm giâm sức cản ngoại biên, thuận lợi cho sự bơm máu của tim. ở người già, tính đàn hồi của thành mạch giảm, thành mạch cứng lại, làm sức cản ngoại biên tăng, cản trở sự bơm máu của tim, và hiệu áp giảm
  • Tổng sức cản ngoại biên (TPR: total peripheral resistance) . Ảnh hưởng của lượng máu do tim bơm trong một nhịp trên áp suất đẩy. Độ tăng thể tích lớn hơn (V4 – V3 so với V2 – Vj) làm áp suất trung binh lớn hơn (PB so với PA) và áp suất đẩy lớn hơn (P4 – P3 so với P, – Pj) (Theo Berne R. M. và Levy M.N. Physiology. 3d ed., Mosby-Year Book, St Louis, USA. 1993, trang 460) .

 Ở người có đường biểu diễn áp suất – thể tích động mạch là một đường thẳng, nếu cung lượng tim không đổi, khi TPR tăng, huyết áp trung bình tàng (từ P2 lên P5). Nếu độ tăng thể tích bằng nhau (V2 – V1 và V4 – V3) thì áp suất đẩy ở hai mức TPR sẽ bằng nhau (P3 – P1và P6 – P4). Do đó huyết áp tâm thu P6 và tâm trương P4 tăng bằng nhau so với mức làm chứng (P3 và P1) .

Trong tăng huyết áp mạn tính (chronic hy- pertension) đường biểu diễn áp suất – thể tích của bệnh nhân có hình dạng như trong . Nếu cung lượng tim cũng không đổi, tăng TPR làm tăng huyết áp trung bình (từ P2 lên P5). Nếu độ tăng thể tích (V4 – V3) bằng với độ tăng làm chứng (V2– V1 ), áp suất đẩy (P6 – P4) khi TPR cao lại lớn hơn (P3 – P1 ) khi TPR bình thường. Độ tăng huyết áp thu tâm (P6 – P3) lớn hơn độ tăng huyết áp trương tâm (P4 – P1). Do đó tăng TPR sẽ làm tăng huyết áp thu tâm nhiều hơn là huyết áp trương tâm. Tổng sức cản ngoại biên phụ thuộc vào tình trạng của thành mạch; 3 yếu tố quyết định: (1) thành mạch dày lên và cứng lại, (2) lòng mạch hẹp lại, (3) lòng mạch gồ ghề, không trơn láng. Ba yếu tố trên làm sức cản ngoại biên tăng, và huyết áp tâm trương tăng .

1.3.Những biến đổi sinh lý của huyết áp

1.3.1.Tuổi

Tuổi càng cao, huyết áp càng tăng, mức độ tăng huyết áp song song với độ xơ cứng động mạch, tức là tăng huyết áp tâm trương, sau đó là tăng huyết áp tâm thu .

1.3.2.Trọng lực

Với độ đậm đặc bình thường của máu, ở vị trí đứng thẳng, huyết áp trung bình ở động mạch ( a) ngang tim là 100mmHg .

Pa của động mạch lớn ở đầu, cách tim 50cm: – (0,77 X 50) = 62mmHg „ Pa của động mạch lớn ở chân, cách tim 105cm:
100 + (0,77 X 105)= 180mmHg Do ảnh hưởng của trọng lực, động mạch cao hơn tim lem thì huyết áp giảm 0,77mmHg, động mạch thấp hơn tim thì huyết áp tăng 0,77mmHg .

1.3.3.Chế độ ăn

ăn mặn quá, huyết áp tăng .

ăn nhiều thịt, huyết áp tăng do protein trong máu nhiều làm tăng độ nhớt, giữ muối .

1.3.4.Vận động

Lúc đầu, huyết áp tăng do nhiều phản xạ xúc cảm trước vận động, sau đó huyết áp giảm dần, nhưng vẫn cao hơn bình thường .

Lao động nặng nhọc, huyết áp giảm là dấu hiệu tim không đáp ứng nổi nhu cầu, không đủ hiệu lực hoàn thành chức năng bơm máu .

1.4.Điều hòa huyết áp trung bình

Hệ tuần hoàn có nhiều hệ thống điều hòa huyết áp. Khi bị mất máu, huyết áp giảm, cơ thể có hai hệ thống can thiệp.

  • Hệ thống thứ nhất, đưa huyết áp tăng lên để khắc phục tình trạng tụt huyết áp đo mất máu .
  • Hệ thống thứ hai là đưa thể tích máu về bình thường, tái lập lại hệ thống tuần hoàn và giữ cho huyết áp ổn định lâu dài .

1.4.1.Hệ thống điều hòa huyết áp nhanh

1.4.1.1.Cơ chế thần kinh

  • Phản xạ thụ thể áp suất Các thụ thể áp suất nằm ở thành động mạch lớn vùng ngực và cổ, quan trọng là thụ thể áp suất ở động mạch chủ và động mạch cảnh .
    • Khi áp suất máu tăng kích thích các thụ thể áp suất, xung động từ xoang cảnh qua dây Hering, về dây thần kinh thiệt hầu (IX) đến hành não, xung động từ quai động mạch chủ theo dây thần kinh Cyon đến hành não, Các thụ thể áp suất ở xoang  chỉ bị kích thích với sự thay đổi p> 60mmHg, đáp ứng ngày càng nhanh, tối đa ở áp suất p = 180mmHg .
    • Các thụ thể áp suất ở quai động mạch chủ thì giống động mạch cảnh nhưng đáp ứng ở áp suất trên 90mmHg. Các xung động từ thụ thể áp suất theo các thần kinh đệm về hành não, ức chế trung tâm co mạch ở hành não, hậu quả:
      • Giãn mạch ngoại biên
      • Tim đập chậm
      • Huyết áp giảm
      • Giảm co bóp tim
    • Phản xạ thụ thể áp suất có vai trò đệm làm huyết áp ít thay đổi theo hoạt động trong ngày .
  • Phản xạ thụ thể hóa học:
    • Thụ thể hóa học là các thể nhỏ ở quai động mạch chủ và xoang cảnh. Các thụ thể hóa học bị kích thích bổi sự giảm oxy trong máu, tăng COz trong máu, và tăng H+ trong 160
      máu .
    • Khi thụ thể hóa học bị kích thích do các khí trong máu (02 giảm, C02 và H+ tăng, pH giảm), sẽ gây giãn mạch, ngược lại 02 tăng, C02 và H+ giảm, pH tăng sẽ gây co mạch .
  • Phản xạ đo thụ thể ở phổi và nhĩ ở tâm nhĩ có các thụ thể với sự căng làm giảm áp suất (low pressure receptor). Khi lượng máu về nhĩ nhiều sẽ kích thích các thụ thể này. Hậu quả là áp suất máu trong tâm nhĩ tăng ít hơn là khi không có các thụ thể này .
    • Đồng thời, khi tâm nhĩ giãn ra gây giãn mạch nhẹ ở tiểu động mạch ngoại biên, làm huyết áp giảm .
    • Ngoài ra, giãn nhĩ cũng gây phản xạ giãn tiểu động mạch vào tiểu cầu thận, tín hiệu được truyền nhanh đến vùng dưới đồi làm giảm bài tiết ADH .
  • Phản xạ Bainbridge Tăng áp suất trong nhĩ làm tăng nhịp tim, cớ khi tăng đến 75% do :
    • Tác dụng trực tiếp làm căng nút xoang .
    • Do phản xạ Bainbridge (40 – 60%) .
  • Phản xạ do thiếu máu ở hệ thần kinh trung ương Khi lưu lượng máu tới não giảm, kích thích các nơrôn trong trung tâm vận mạch, gây co mạch và làm tăng huyết áp. Đáp ứng này do:
    • Kích thích hệ giao cảm và tủy thượng thận .
    • Tăng axít lactic và những chất axít khác kích thích trung tâm vận mạch .
    • Đáp ứng này rất mạnh có thể làm huyết áp tăng đến 270mmHg .
    • Phản xạ này chỉ có khi huyết áp giảm dưới 50mmHg, và mạnh nhất khi huyết áp giảm còn 20mmHg. Đây là cơ chế điều hòa khẩn cấp> nhanh, mạnh .
  • Co tĩnh mạch Khi huyết áp giảm, phản xạ giao cảm gây co tĩnh mạch, máu đồn qua hệ thống tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới về tâm nhĩ phải làm cung lượng tim tăng, huyết áp tăng .
  • Co cơ xương Phản xạ ép bụng: khi có kích thích thụ thể áp suất, thụ thể hóa học, kích thích giao cảm co mạch, trung tâm vận mạch và các vùng khác của chất lưđi ở não truyền xung động một cách ngẫu nhiên đến cơ, nhất là cơ bụng, gây co cơ bụng làm tăng cung lượng tim và tăng huyết áp .
    • Co cơ khi vận động cũng làm máu chảy về tim,

1.4.1.2. Cơ chế thể dịch

  • Tủy thượng thận tiết catecholamin gồm:
    • Norepinephrin: làm tăng huyết áp tâm thu, tâm trương, giảm nhịp tim do phản xạ thụ thể áp suất, co mạch hầu hết các cơ quan, làm tăng sức cản ngoại biên .
    • Epinephrin: làm tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim, tăng huyết áp tâm thu, giãn mạch tại cơ vân và cơ tim .ở liều cao, epinephrin sẽ gây co mạch tại cơ, làm tăng sức cản ngoại biên, tăng huyết áp tâm trương .
  • Hệ thống renin – angiotensin
    • Khi thể tích dịch ngoại bào giảm, huyết áp giant) tăng hoạt động của hệ giao cảm kích thích tế bào cận tiểu cầu tiết ra renin .
    • Renin biến đổi angiotensinogen trong máu thành angiotensin I được men chuyển biến đổi thành angiotensin II. Chất này gây co tiểu động mạch và làm tăng huyết áp, đồng thời angiotensin II tác dụng trực tiếp lên vỏ thượng thận làm tăng tổng hợp và bài tiết aldosteron, tác dụng trên não làm tăng huyết áp, tăng lượng nước uống vào, tăng bài tiết vaso- pressin và ACTH. Angiotensin II chịu tác dụng của amino-peptidaz trở thành angio- tensin III có tác dụng co mạch yếu hơn và kích thích bài tiết aldosteron .
  • Vasopressin (ADH) Được bài tiết ở vùng dưới đồi và dự trữ ở hậu yên. ADH có tác dụng làm tăng tái hấp thu nước tại thận. Ở liều sinh lý không ảnh hưởng đến huyết áp, nhưng ở liều cao sẽ làm tăng huyết áp do gây co mạch .

1.4.1.3. Cơ chế tại chỗ

  • Di chuyển dịch tại mao mạch Khi huyết áp thay đổi, áp suất của mao mạch cũng thay đổi cùng chiều, do đó sẽ gây thay đổi trao đổi dịch ở mao mạch. Cơ chế này giúp đem huyết áp trở về bình thường, nhưng chậm hơn cơ chế thần kinh .
  • Cơ chế thích ứng của mạch Khi huyết áp giảm, áp suất cũng giảm ở những nơi dự trữ máu như tĩnh mạch, gan, lách, phổi. Sự thay đổi áp suất làm mạch máu thích ứng với độ tăng thể tích Khi truyền dịch, huyết áp tăng đáng kể lúc đầu, nhưng do cơ chế thích ứng này, xảy ra trong 10 phút đầu đến 1 giờ, huyết áp có khuynh hướng trở về bình thường dù thể tích máu tăng đến 30% .
  • Sau xuất huyết nặng, mạch máu có khuynh hướng co hẹp lại, giúp vào việc tái lập động học của hệ tuần hoàn. Cơ chố thích ứng này có hiệu quả trong giới hạn lượng máu tăng hay giảm cấp tính (tăng dưới 30% và giảm dưới 14%) .

1.4.2.Hệ thống điều hòa huyết áp lâu dài

Cơ chế lâu dài điều hòa huyết áp hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng .

1.4.2.1.Vai trò cửa hệ thống dịch cơ thể và thận

Tăng áp suất máu làm tăng thải nước và Na+ ở thận .

Khi áp suất máu 50 – 60mmHg, lượng nước tiểu thải ra bằng 0 .

Khi áp suất máu l00mmHg, lượng nước tiểu thải ra bình thường.

Khi áp suất máu 200mmHg, lượng nước tiểu tăng 6-8 lần .

Trong trường hợp này có hiện tượng lợi tiểu do tăng áp suất và do đái Na+ .

1.4.2.2. Tăng cung lượng tim

làm co mạch vài ngày đến vài tuần. Lúc đầu huyết áp tăng do tăng cung lượng tim, sau vài tuần 80 – 90% sự tăng áp suất là do tăng tổng sức cản ngoại biên, 10 – 20% là do tác dụng trực tiếp .

1.4.2.3. Vai trò của thận

trong điều hòa nước và muối với các cơ chế renin-angio- tensin, ADH, aldosteron và hệ giao cảm .

1.4.2.4.Điều hòa lượng muối và nước từ ngoài cơ thể .

1.5.Phương pháp đo huyết áp

1.5.1.Đo trực tiếp

Cho ống thông vào động mạch, đo áp suất máu bằng máy dao động hoặc bằng huyết áp kế thủy ngân (Ludwig). Đồ thị huyết áp ghi ở chỗ có 3 sóng :

  • Sóng alpha : do tim co bóp tạo nên. Đỉnh sóng là huyết áp tối đa, chân sóng là huyết áp tối thiểu. Thường huyết áp kế thủy ngân (Ludwig) có quán tính cao nên chỉ ghi được huyết áp trung bình .
  • Sóng beta: do dao động huyết áp theo hô hấp. Ở người, huyết áp tăng lúc hít vào và giảm lúc thở ra .
  • Sóng gamma: do thay đổi xung giao cảm từ trung tâm vận mạch xuống mạch, Sóng gamma chậm và kéo dài từ một đến nhiều phút .

1.5.2.Đo gián tiếp

Bằng máy đo huyết áp. Có hai phương pháp:

  • Phương pháp nghe
    • Huyết áp thường được đo bằng phương pháp nghe. Dùng túi hơi của máy đo huyết áp bao quanh chi muốn đo huyết áp, thường là cánh tay và dùng mặt phẳng của ống nghe để trên động mạch cấuh tay cách nếp khuỷu 2 cm. Bơm khí vào túi nhanh cho đến khi áp suất trong túi cao hơn huyết áp cực đại hay huyết áp tâm thu. Giảm áp suất trong túi từ từ. Khi áp suất trong túi khí lớn hơn áp suất tâm thu, tai không nghe tiếng động. Đúng lúc áp suất trong túi khí bằng áp suất tâm thu trong động mạch, máu vượt qua được chỗ bị nghẽn lúc tâm thu, dội vào cột máu đang yên tĩnh ở dưới, gây nên tiếng động đầu tiên, đó là áp suất tâm thu.Khi áp suất trong túi khí tiếp tục giảm, mỗi kỳ tâm thu lại nghe một tiếng động, những tiếng này ngày càng to ra sau đó giảm rồi mất hẳn. Đó là tiếng động Korotkoff. Trị số áp suất lúc tiếng động mất là huyết áp tâm trương. Tiếng động Korotkoff do máu chảy xoáy trong động mạch cánh tay .
  • Phương pháp bắt mạch
    • Huyết áp tối đa có thể đo được bằng phương pháp bắt mạch. Bơm hơi bằng túi khí như trường hợp trên, rồi vừa giảm áp suất trong túi từ từ vừa bắt mạch tay quay.Trị số áp suất lúc tay nhận được mạch đầu tiên là áp suất tâm thu Vì khó xác định chính xác nhịp mạch sờ đầu tiên, nên huyết áp tâm thu đo được bằng phương pháp bắt mạch thường thấp hơn huyết áp tâm thu bằng phương pháp nghe từ 2 – 5mmHg

  1.6. Mạch đập

Máu bị đẩy đi vào động mạch chủ trong lúc tâm thu, không những đẩy máu đi ra trước, nhưng cũng gây ra sóng áp suất lan dọc theo động mạch. Sóng áp suất làm căng thành động mạch khi nó đi qua, và có thể sờ được gọi ỉà mạch đập. Nhịp lan truyền của sóng áp suất độc lập và cao hơn vận tốc của dòng máu, khoảng 4m/giây trong động mạch chủ, 8m/giây trong động mạch lớn và 16m/giây trong động mạch nhỏ ở người trẻ tuổi. Do đó mạch sờ được ở cổ tay xảy ra 0,1 giây sau đĩnh của kỳ bơm máu lúc .thu tâm thất. Tuổi càng cao, thành mạch càng cứng, nên sóng mạch di chuyển nhanh hơn .

Lực của mạch tùy thuộc hiệu áp. Mạch mạnh khi lượng máu do tim bơm trong một nhịp lớn, khi vận động. Mạch yếu khi bị choáng (shock) .

2.Hệ mao mạch

Ở một thời điểm nhất định, chỉ có 5% máu tuần hoàn là trong mao mạch, nhưng 5% này là phần quan trọng nhất vì tại mao mạch có sự trao đổi các chất dinh dưỡng, oxy, C02 giữa máu và mô. Có khoảng 10.000 triệu mao mạch (10 tỷ) và tổng diện tích trao đổi vào khoảng 500 – 700 m2. Rất hiếm khi một tế bào có chức năng của cơ thể mà ở cách xa mao mạch .

2.1.Cấu trúc mao mạch

Các tiểu động mạch phân nhánh thành các mạch nhỏ, thành không có cơ trơn, đường kính mao mạch vào khoảng 5 – 10pm, câu trúc thay đổi tùy mô. Đầu mao mạch có cơ vòng tiền mao mạch có thể co thắt, làm đóng hoặc mỡ mao mạch .

Thành mao mạch có một lớp tế bào nội mô, bên ngoài là màng đáy giữa các tế bào nội mô có những khe nhỏ thông giữa trong và ngoài mao mạch. Các khe chiếm khoảng 1/1000 tổng diện tích của mao mạch. Hầu hết nước và điện giải có thể xuyên qua khe .

Trong tế bào nội mô mao mạch đôi khi có những không bào ẩm bào . Các không bào này được thành lập ở một mặt của tế bào và di chuyển về phía đối diện. Đôi khi các không bào hòa vào nhau thành một kênh liên tục qua màng gọi là kênh ẩm bào (pinocytic channel).

Trong một vài màng mao mạch như ở tiểu cầu thận, các khe có hình trứng (oval) giCíạ các tế bào nội mô, cho phép một lượng vật chất khá lớn đi qua .

Ngoài mao mạch, còn có các mạch nốì thẳng từ tiểu động mạch sang tiểu tĩnh mạch mà không qua mạng lưới mao mạch .

Tại mao mạch, máu không qua liên tục mà từng đợt, do sự co thắt các cơ vòng tiến mao mạch và cơ trơn thành các mạch nối thẳng, các cơ này co giãn với chu kỳ 5 – 10 lần/phút. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự đóng mở của mao mạch là nồng độ oxy của mô. Nhu cầu tiêu dùng của mô càng lớn, thì lượng máu đến mô càng lớn. Đó là hiện tượng tự điều chỉnh tại mao mạch .

2.2.Chức năng chính ciỉa mao mạch

Chức năng chính của mao mạch là trao đổi vật chất .

Sự trao đổi chất giữa máu và mô tại mao mạch được thực hiện qua 3 cơ chế:

2.2.1. Cơ chế khuếch tán

Quan trọng nhất. Khi máu qua mao mạch,
một lượng nước và chất hòa tan khuếch tán qua thành mao mạch, tạo nên một sự trộn lẫn liên tục giữa máu và dịch mô .

Sự khuếch tán là do các chuyển động nhiệt của phân tử nước và chất hòa tan di chuyển theo hai chiều, chủ yếu do hai áp suất chi phối: áp suất thủy tĩnh của mao mạch, có tđc dụng đẩy nước và các chất hòa tan trong nước ra khỏi mao mạch vào dịch khe và áp suất keo của protein huyết tương có tác dụng giữ nước và các chất hòa tan ở lại trong mao mạch .

  • Các chất tan trong mỡ: khuếch tán trực, tiếp qua màng không cần qua các khe hở, 02, C02… di chuyển qua cơ chế này .
  • Nước: nước khuếch tán nhanh theo hai chiều qua màng và các khe ở màng .Có nhiều chất cần cho mô, tan trong nước, nhưng khó qua màng lipit của tế bào nội mô như Na\ Ch, glucoz… Chúng khuếch tán qua khe .
  • Nhịp độ di chuyển nước qua màng mao mạch gấp 80 lần nhịp độ huyết tương chây dọc mao mạch. Sự khuếch tán qua màng mao mạch ngoài hai loại áp suất trên còn tùy thuộc: ^ Cỡ lớn của vật chất .
  • Tính thấm của thành mao mạch: khác nhau tùy loại mô .
  • Bậc thang nồng độ và nhịp độ khuếch tán chính qua màng mao mạch .

2.2.2.Cơ chế ẩm bào

Nhiều chất có trọng lượng phân tử lớn (lớn hơn 7nm) như,phân tử lipoprotein, các phân tử polysacarit (polysaccharide) lớn như Dextran, proteoglycan không thể qua các khe. Chúng thường có thể qua màng một ít bằng cơ chế ẩm bào .

2.2.3.Cơ chế siêu lọc

Tại mao mạch, có nhiều lực tác dụng trên thành mao mạch. Các lực này ảnh hưởng trên sự trao đổi vật chất qua màng.

Sự di chuyển dịch tại mao mạch được tính theo phương trình sau : Sự chuyển dịch = k [(Pc + pi) – (Pj + pic)] K = 0.08 – 0,015 ml/phút/mmHg/lOOg mô (hệ số lọc của mao mạch) Pc = áp suất máu tại mao mạch. Áp suất này thay đổi từ 32mmHg ở đầu động mạch đến 15mmHg ở đầu tĩnh mạch của mao mạch .

Hiệu áp là 5mmHg ở đầu động mạch và 0 mmHg ở đầu tĩnh mạch,

p. = áp suất thủy tĩnh của mô kẽ. Áp suất này thay đổi tùy cơ quan, đôi khi có thể âm so với áp suất khí trời (thí dụ -2mmHg ở mô dưới da) .

(pi)i = áp suất keo tại mô kẽ. Trị số này bình thường không đáng kể

(pi)c = áp suất keo tại mao mạch. Bình thường từ 25 – 28mmHg .

Kết quả: dịch và vật chất đi chuyển từ mao mạch vào mô ở đầu động mạch của mao mạch, và di chuyển từ mô vào mao mạch ở đầu tĩnh mạch của mao mạch .

Trung bình khoảng 24 lít dịch được lọc qua mao mạch mỗi ngày, chiếm khoảng 0,3% cung lượng tim .85% dịch lọc được tái hấp thu trở lại mao mạch, và phần còn lại qua hệ mạch bạch huyết .

Tại mao mạch phổi:

  • Áp suất máu tại mao mạch phổi vào khoảng 7 – 10mmHg .
  • Áp suất dịch kẽ ở mô phổi -8mmHg .
  • Mao mạch phổi có tính thấm đối với protein nhiều hơn các mao mạch khác nên nồng độ protein qua mạch bạch huyết ở phổi nhiều hơn (4g% thay vì 2g%) .
  • Mô kẽ giữa các phần phế nang của phổi hẹp, có ít khoảng trao đổi giữa nội mô mao mạch và phế nang.

Do những đặc điểm trên, nước được hút từ phế nang vào mô kẽ và vào mao mạch do áp suất keo (25 -28mmHg) và phế nang luổn giữ khô. Ngoài ra, một lượng dịch cũng được hút từ phế nang vào mô kẽ do áp suất âm trong mô kẽ .

Những yếu tố nào làm tăng áp suất máu trong mao mạch phổi (cao hơn áp suất keo) hoặc làm tăng áp suất kẽ ở phổi, sẽ làm dịch vào phế nang và phế nang bị ứ nước, gây phù phổi .

2.3.Mạch bạch huyết

Phần cuối của hệ bạch huyết cũng phân phối thành một mạng mao mạch bạch huyết, giống như các mao mạch khác. Tuy vậy, mạng mao mạch này thiếu các liên kết chặt (tight junction) giữa tế bào nội mô, và có các sợi tơ (filament) mỏng móc chúng vào mô liên kết chung quanh. Khi các sợi này co lại sẽ làm các mạch bạch huyết biến dạng, khiến cho các khoảng hở giữa các tế bào nội mô mở ra, cho phép protein và các phân tử lớn đi qua. Các mao mạch bạch huyết dẫn bạch huyết về các mao mạch lớn hơn, rồi đổ vào tĩnh mạch dưới đòn phải và trái .

Thể tích địch qua mạch bạch huyết trong 24 giờ bằng thể tích huyết tương, và lượng protein trở về bằng mạch bạch huyết thì bằng 1/2 đến 1/4 protein trong máu tuần hoàn .

Đó là lý do tại sao protein (albumin) đã rời mao mạch có thể trở lại vào máu, mặc dù chứng không thể khuếch tán trở lại vào mao mạch ngược với bậc thang nồng độ lớn của albumin giữa hai bên màng .

Khi protein không bị lấy vào cấc mao mạch bạch huyết, chúng tụ lại trong dịch kẽ tạo áp suất keo và gây phù. Ngoài sự trở về của dịch và protein, mạng mao mạch và mạch bạch huyết thật sự là một hệ thống lọc và lây đi các phân tử lạ như vi trùng. Cuối cùng bạch huyết từ các chi dưới về ống ngực rồi về hệ tuần hoàn .

Lưu lượng bạch huyết rất thay đổi. Những cơ chế nào làm tăng nhịp độ lọc máu ở các mao mạch, sẽ làm tăng lưu lượng bạch huyết (tăng áp suất mao mạch, làm giảm áp suất keo). Khi thể tích dịch kẽ vượt quá khả năng lọc của mạch bạch huyết, hay khi mạch bạch huyết bị nghẽn tắc, dịch kẽ sẽ tụ lại và gây phù .

3.Hệ tĩnh mạch

3.1.Cấu trúc tĩnh mạch

Tĩnh mạch có cấu tạo khác hẳn động mạch. Thành có ít cơ trơn hơn động mạch, do đó tĩnh mạch không thay đổi đường kính một cách chủ động như ở động mạch, nhưng lớp mô đàn hồi nhiều nên tĩnh mạch có thể nở lớn yà chứa một lượng máu đáng kể .

3.2.Huyết áp tĩnh mạch

Áp suất trong tĩnh mạch vào khoảng 12 – 18mmHg, áp suất này giảm dần ở các tĩnh mạch lớn, vào khoảng 5,5 mmHg (tĩnh mạch lớn ngoài lồng ngực). Áp suất trong các tĩnh mạch lớn và ở nơi tĩnh mạch chủ đổ vào nhĩ phải (áp suất tĩnh mạch trung ương) trung bình vào khoảng 4-6 mmHg, trị số này dao động theo hô hấp và hoạt động của tim. Giống như áp suất động mạch, áp suất tĩnh mạch ngoại biên chịu ảnh hưởng của trọng lực. lem dưới nhĩ phải, áp suất tăng 0,77mmHg. 1cm trên nhĩ phải, áp suất giảm 0,77mmHg Khi máu chảy từ các tiểu tĩnh mạch về các tĩnh mạch lớn, vận tốc trung bình tăng lên do tổng thiết diện mạch giảm. Trong các tĩnh mạch lớn, vận tốc máu vào khoảng l0cm/giây .

Đo áp suất tĩnh mạch Có thể đo trực tiếp áp suất tĩnh mạch trung ương bằng cách cho một ống thông vào tính mạch lớn trong lồng ngực. Trong đa số các trường hợp, có sự tương quan giữa áp suất
 tĩnh mạch ngoại biên và áp suất tĩnh mạch trung ương .

Để đo áp suất tĩnh mạch ngoại biên, dùng hệ thống huyết áp kế nước. Một kim được gắn vào huyết áp kế nước muối, kim này được ghim vào tĩnh mạch cánh tay .

Tĩnh mạch ngoại biên phải được để mức ngang nhĩ phải (cách lưng l0cm hoặc ở giữa khoảng cách ngực – lưng). Trị số đo được tính bằng mm nước, và chuyển đổi sang mmHg bằng cách chia cho 13,6 .

Áp suất trung bình trong tĩnh mạch ở mặt trước cánh tay bình thường vào khoáng 7,lmmHg, và ở tĩnh mạch trung ương là 4,6mmHg .

Trên lâm sàng, có thể ước tính áp suất tĩnh mạch bằng cách cho người được đo nằm đầu hơi cao hơn tim. Khoảng cách thẳng đứng từ nhĩ phải đến vị trí xẹp của tĩnh mạch cảnh ngoài (áp suất bằng 0) là áp suất-tính bằng ram nước .

Áp suất tĩnh mạch trung ương giảm khi thở nhân tạo với áp suất âm và khi bị choạng .

Áp suất này tăng khi thở nhân tạo với áp suất dương, khi vận động, tăng thể tích máu và suy tim. Trong suy tim ứ huyết hay nghẽn tĩnh mạch chủ trên, áp suất ở tĩnh mạch trước cánh tay cớ thể đến 20mmHg hay hơn .

Đường biểu diễn áp suất tĩnh mạch gồm các sóng

a : do tâm nhĩ thu, áp suất nhĩ tăng dội lên tĩnh mạch chủ, máu dừng lại không về tim .

c: áp suất trong nhĩ tăng do van nhĩ thất phải bị đẩy về nhĩ trong kỳ thu thất đẳng trường,

v : áp suất trong nhĩ tăng trước khi van nhĩ thất mở lúc tâm trương .

3.3.Các yếu tố giúp máu về tim

Máu về tim được là do : Các van có trong các tĩnh mạch ở chi chỉ cho phép máu cháy một chiều về tim .

Các van là những nếp lớn trong thành tĩnh mạch. Các tĩnh mạch lớn, các tĩnh mạch rất nhỏ, tĩnh mạch từ não về và tĩnh mạch nội tạng không có van .

3.3.2.Cử động hô hấp

Khi hít vào, áp suất trong màng phổi giảm từ -2,5 mmHg đến -6 mmHg. Áp suất âm này được truyền về các tĩnh mạch lớn và đến nhĩ, làm áp suất tĩnh mạch trung ương dao động từ 6 mmHg khi thở ra đến gần 2 mmHg khi hít vào. Sự giảm áp suất tĩnh mạch khi hít vào, giúp máu trở về tim. Ngoài ra, khi hít vào, cơ hoành hạ xuống, áp suất trong bụng tăng và ép máu về tim .

3.3.3.Lực bơm, hút của tim

Trong giai đoạn tâm thất thu, áp suất tâm nhĩ giảm đột ngột do van nhĩ – thất bị kéo xuồng làm tăng dung tích của nhĩ. Tác dụng này làm hút máu từ tĩnh mạch ngoại biên về nhĩ, đóng góp một phần đáng kể vào việc hút máu về tim, nhất là khi nhịp tim nhanh .

Khi tâm thu, lực co bóp đẩy máu của tim qua hệ động mạch, mao mạch và cả hệ tĩnh mạch. Khi tâm trương, áp suất trong các buồng tim giảm, có tác đụng hút máu từ các tĩnh mạch đổ về tim.; Gần tim, lưu lượng tĩnh mạch trở nên dao động. Khi nhịp tim chậm, có hai đĩnh lưu lượng, một xảy ra lúc tâm thất thu do van
 nhĩ thất bị kéo xuống, và một xảy ra lúc tâm trương trong kỳ tim hút máu về nhanh .

3.3.4.Co thắt cơ

Ở chi, tĩnh mạ ch được cơ xương bao bọc, khi cử động, các cơ co lại ép vào tĩnh mạch, ép máu chảy về tim. Khi đứng yên, dưới ảnh hưởng của trọng lượng, áp suất tĩnh mạch ở chân là 85 – 90mmHg, do đó cung lượng tim giảm, đôi khi gây ngất. Các co thắt nhịp nhàng của cơ chân khi đứng, sẽ làm áp suất tĩnh mạch ở chân thấp hơn 30mmHg, do đẩy máu về tim .

Trong trường hợp các van yếu, có ứ máu ở các tĩnh mạch gây phù, và nếu ứ thường xuyên sẽ gây giãn các tĩnh mạch bắp chân

3.4.Áp suất tĩnh mạch trong đầu

Ở vị trí đứng, áp suất các tĩnh mạch ở đầu trên tim đều giảm do trọng lực. Ở trên vị trí áp suất bằng 0, các tĩnh mạch nông đều xẹp, và phía trên điểm này áp suất tĩnh mạch bằng 0, hoặc thấp hơn áp suất khí trời. Mức độ âm tỉ lệ với khoảng cách thẳng đứng trên điểm xẹp của tĩnh mạch cổ nông ở cổ, và áp suất trong xoang tĩnh mạch giữa trên có thể là -10mmHg .

Trong giải phẫu thần kinh, đôi khi mổ bệnh nhân ở tư thế ngồi, khi chạm vào các xoang tĩnh mạch, có thể gây nghẽn tắc do bọt khí vào trong hệ tuần hoàn.

Scroll to Top