LÂM SÀNG BỆNH PARKINSON Ở NGƯỜI GIÀ

1. Hội chứng run

   Run là những động tác bất thường, không hữu ý, do co nhịp nhàng luân chuyển của một nhóm cơ nhất định và các cơ đối động tưomg ứng. Run thường thấy rõ ở ngọn, đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân; cũng có thể ở mặt, nhất là ở mõi, lưỡi, có khi run cả hàm dưới và cằm. Run ở ngọn chi xuất hiện khá sớm rồi dần dần lan lên gốc chi và thường khu trú một bên cơ thể trong những năm đầu. Hiện tượng run thường khỏ’i phát lặng lẽ, âm thầm, có thể chỉ ở ngón chân hoặc ngón tay, thậm chí có khi chỉ riêng ngón tay cái. Run ở đây có biên độ nhỏ với tần số khoảng 4-8 lần trong 1 giây. Nếu run ở đầu ngón tay thì có động tác như cuộn thuốc lá, ở thân thì như gõ nhịp. Một đặc tính của run là xuất hiện ở tư thế nửa nghỉ vì khi làm động tác hữu ý, không run và khi nghỉ ngơi thoải mải, cũng không run. Tuy nhiên, dù nhất thời mất đi, chỉ một lát sau lại tái diễn. Cũng như khi bệnh nhân ngủ không thấy run nhưng khi xúc cảm, run tăng lên rõ rệt.

2. Hội chứng tăng trương lực

      Trương lực cơ tăng quá mức, thường thấy ở các cơ chống đối với trọng lực, do đó khi đứng, bệnh nhân thường cố gắng giữ mình trong một tư thế nào vững nhất, đó là tư thế nửa gấp, tăng phản xạ tư thế và khi đã có một tư thế nào đó thì khó buông thả ra. Sờ nắn bắp cơ bao giờ cũng thấy cứng và căng. Mức độ co duỗi của bắp cơ cũng giảm nhiều, có thể thấy rõ khi làm các động tác bị động, cỏ hiện tượng cưỡng lại động tác bị động, xảy ra đều nhau đối với các cơ động lực cũng như cơ đối lực. Biểu hiện lâm sàng thường rõ nhất đối với vận động ở khớp lớn như khớp khuỷu tay. Cũng do tăng phản xạ tư thế và giảm độ co duỗi nên có thể sinh ra hiện tượng (răng cưa), thường thấy ở khuỷu tay. Mặc dù đã có sẵn một tư thế nào, ta vẫn có thể tạo cho bệnh nhân một tư thế.

3. Hội chứng giảm động tác

   Ở bệnh nhân Parkison, các động tác tự động nguyên phát, mất đi hoặc bị rối loạn, gây trở ngại cho mọi hoạt động. Dáng bộ sững sờ bất động, không có cử động hồn nhiên, vẻ mặt như người đeo mặt nạ, ít chớp mắt, nhai nuốt chậm chạp, ngáp cười khóc cũng bị trở ngại. Nhìn chung, vẻ mặt không biểu lộ cảm xúc gì. Đối với những cử chỉ thỉ một mặt động tác hồn nhiên không có, mặt khác động tác tự động cũng ít đi. Đi thì khởi động rất chậm, có khi do dự khá lâu. Lúc đã bước đi thì đi rất nhanh như chạy theo trọng tâm của mình, muốn ngừng cũng khó Lời nói bắt đầu chậm chạp mất âm điệu; chữ viết càng ngày càng nhỏ đi, ăn cũng rất chậm

    Các động tác hữu ý cũng chậm chạp, có thể bị ngắt quãng hoặc ngừng lại, thể hiện tính thiếu nhịp nhàng trong vận động. Khi cảm xúc lại hay có những động tác nghịch thường có khi ngồi đứng không yên

4. Các triệu chứng khác

–   Rối loạn cảm giác. Hay có loạn cảm, có cảm giác căng cứng không chịu được nóng, ngồi đứng không yên.

 –     Các phản xạ gân xương thường tăng.

 –      Có thể gặp co mi mắt hoặc cơn quay mắt.

 –      Ra nhiều mồ hôi, tiết nước bọt, tăng tiết tuyến bã, tao bon, tim ngon

        –           Chức năng trí tuệ vẫn tốt tuy hoạt động tâm thần chậm chạp – có thể rối loạn tình cảm, nhất là phản ứng trầm cảm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Scroll to Top