MẤT TRÍ NHỚ

[toc]

Phân loại hợp lý rối loạn trí nhớ là một việc rất khó. Sau đây là vài loại mất trí nhớ thường gặp với những nguyên nhân chính của nó.

1. MẤT TRÍ NHỚ DO KHIẾM KHUYẾT

Mất trí nhớ xảy ra đúng vào lúc có tai nạn; “lỗ hổng” của trí nhớ lan ra sau một thời gian ngắn (“ngược”) và trước một thời gian ngắn (“thuận”).

Nguyên nhân bệnh:

  • Chấn thương sọ não, ngay cả khi tai nạn không nặng (chấn động não);
  • Cơn động kinh và những dấu hiệu tâm thần tương đương với động kinh;
  • Sốc điện xuyên não;
  • Lẫn tâm thần;
  • Bệnh nặng, sốt thương hàn, v.v…

mất trí nhớ

2. MẤT TRÍ NHỚ KORSAKOFF:

Là một rối loạn của việc ghi vào trí nhớ, quên dần dần (không loại trừ khả năng trí nhớ ngay tức khắc còn giữ được trong một thời gian rất ngắn).

Những hiểu biết về trình độ văn hóa và khả năng lý luận vẫn còn, trên nguyên tắc: đây không phải là lẫn tâm thần, cũng không phải sa sút trí tuệ mà là mất khả năng nhớ lại.

Hội chứng Korsakoff gồm có:

  • Mất trí nhớ những việc mới xảy ra;
  • Mất định hướng thời gian (không có lẫn tâm thần);
  • Bịa chuyện;
  • Nhận định sai;

Theo kinh điển hội chứng thường theo bệnh viêm nhiễm dây thần kinh do rượu.

Người ta thường thấy loại mất trí nhớ này trong những tình trạng suy dinh dưỡng: bệnh não Gayet – Wernicke, thường để lại di chứng là một hội chứng Korsakoff; hiếm khi gặp sau chấn thương sọ não: bướu trong sọ như u sọ hầu, u thần kinh đệm trong sâu; nhiễm độc oxyd carbon; hi hữu lắm mới tổn thương mạch não hai bên.

3. MẤT TRÍ NHỚ LƯU TRỮ: NHỚ ÍT KỶ NIỆM

Là dấu hiệu của:

  • Tuổi già: quên mất các kỷ niệm mới xảy ra, mất trí nhớ được tạm che giấu bằng thoái thác, bằng những câu trả lời bên cạnh những câu bông lơn…;
  • Hoặc vỏ não bị biến chất do tai biến mạch máu não (đôi khi với mất nhận thức, mất dùng động tác, mất ngôn ngữ);
  • Hoặc teo não.

4. MẤT TRÍ NHỚ GỢI LẠI:

Liên hệ đến khả năng gợi lại kỷ niệm:

  • Do tuổi già;
  • Hoặc chỉ là do mệt;
  • Hoặc do lo lắng;

Với phân ly tự động và cố gắng của trí nhớ: gợi lại những kỷ niệm dễ hơn trong một chuỗi tự động.

Loại này người ta cũng có thể xếp vào loại mất trí nhớ do loạn thần kinh (cũng có thể là một dạng của mất trí nhớ khiếm khuyết).

5. MẤT TRÍ NHỚ “TỔNG QUÁT”:

Không có khả năng thu thập được các kỷ niệm mới cộng với xóa nhòa các kỷ niệm xưa.

  • Đây là kết quả của sa sút trí tuệ:

. Sa sút trí tuệ não suy: có một giai đoạn thiếu trí nhớ được người bệnh che giấu vì ý thức được tình trạng mất trí nhớ của chính mình: đầu tiên quên những kỷ niệm mới; và sau đó là những kỷ niệm khác, và kế tiếp là bịa chuyện để bù vào;

. Sa sút trí tuệ trước lão suy: bệnh Pick, bệnh Alzheimer

. Liệt toàn thể.

  • Chấn thương sọ não nặng.
  • Nhiễm độc chất oxyd
  • Viêm não mất trí nhớ: herpès, zôna, viêm màng mạch – màng não (bệnh Harada)
  • Bướu thùy trán: thiếu trí nhớ kèm theo lãnh đạm hoặc ý thức u ám.

mất trí nhớ

6. MẤT TRÍ NHỚ ĐỘT QUỴ:

  • Tai nạn gây xúc động, nhưng nhẹ của tuổi trung niên.
  • Đột nhiên, bệnh nhân lơ láo, lạc phương hướng, lo lắng, không nhận định ra vật và người, quên ngay cả chính tên mình, thấy tất cả chung quanh đều lạ, luôn luôn hỏi đi hỏi lại một câu hỏi.
  • Khám không thấy bệnh. Tình trạng này chỉ kéo dài vài giờ sau đó biến mất chậm hay mau, để lại giai đoạn mất trí nhớ do khiếm khuyết.
  • Trong đa số trường hợp, giai đoạn mất trí nhớ này không tái phát.

7. GIẢ VỜ:

Mất trí nhớ hoàn toàn hoặc mất trí nhớ khiếm khuyết.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top