MÓNG TAY – MÓNG CHÂN

[toc]

1. Vài loại tổn thương ở móng có nhiều NGUYÊN NHÂN TẠI CHỖ:

  • Bọc máu dưới móng;
  • Viêm quanh móng do cầu khuẩn mủ
  • Móng không dung nạp vẹc ni
  • Tác dụng ăn mòn của thuốc diệt cỏ và thuốc sát trùng
  • Viêm da do tia X-quang
  • Tổn thương do nghề nghiệp: người làm mứt, kẹo; người làm nghề rửa chén, rửa xe…

2. Bệnh ở móng có liên quan đến vài BỆNH DA:

  • Eczema: sướt, nổi đốm, nứt;
  • Bệnh vẩy nến: sướt lốm đốm “hình đê thợ may”, tróc móng: bong móng, móng tróc ra do tăng sừng hóa dưới móng;
  • Viêm da đầu chi kéo dài Hallopeau;
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin ở da xảy ra muộn.

3. BỆNH NẤM dưới móng, móng dài và tróc ra, bở “dạng tủy cây tim bức”:

  • Bệnh trichophyton (móng bị ăn từ ở phía đầu);
  • Bệnh Candida (viêm móng cộng với viêm quanh móng và đau).

4. Móng bị BIẾN CHẤT DO DINH DƯỠNG (nứt, dày, bong, cong) trong suy tuần hoàn:

  • Viêm động mạch;
  • Bệnh thần kinh ngoại vi mạn;
  • Bệnh thấp khớp mạn, nhất là bệnh thấp khớp vẩy nến.

5. MÓNG BIẾN CHẤT TRONG MỘT SỐ BỆNH CHUNG:

  • Ngón tay dùi trống, móng phồng lên như “mặt kính đồng hồ”, ngón tay dạng “dùi trống” (xem: Ngón tay dùi trống).
  • Móng lõm ở giữa (móng lõm vào, lõm hình đáy chén).

. Thiếu máu thiếu sắt;

. Nhiễm sắc tố sắt;

. Rối loạn chuyển hóa porphyrin ở da xảy ra muộn;

. Thiếu vitamin c.

  • Bong móng (bong từng lá mỏng):

. Giảm năng tuyến giáp;

. Thiếu máu;

. Lupus ban đỏ.

  • Suy nhược: móng không có liềm móng;
  • Thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin: móng mỏng, dễ gãy;
  • Giảm năng tuyến giáp: móng dạng từng phiến mỏng, có vân ngang, tái xanh, dễ gãy; đôi khi móng teo lại;
  • Tăng năng tuyến giáp: móng bị nứt dọc, dễ gãy hoặc có đường rãnh;
  • Giảm năng tuyến cận giáp: móng mềm;
  • Dày sừng đầu móng Bazex: tăng sừng hóa dưới móng kèm với dày sừng da ngón tay kết hợp với ung thư tiêu hóa hoặc ung thư tai – mũi – họng (Xem: Bệnh da cận ung thư).
  • Giãn mao mạch quanh móng: viêm da cơ, bệnh cứng bì,

6. MÓNG THAY ĐỔI MÀU:

  • Đốm trắng (móng đốm trắng): bình thường, nhưng có thể tương ứng với giai đoạn bệnh cấp;
  • Đốm đỏ dưới móng: viêm màng trong tim Osier; ở bệnh nhân thẩm phân lọc máu;
  • Nhiễm sắc đen hoặc nâu: do Chỉoroquin, Nivaquin, Quinercyl, Misulban;
  • Nhiễm độc mạn tính asen: nhiễm sắc từng dải dọc và dải trắng phía trên liềm móng;
  • Nhiễm độc bạc: giường móng tay nhiễm sắc nâu;
  • Móng vàng: do Quinacrin, tetracyclin;
  • Hội chứng Samman – White (móng vàng và dày, phồng ngang móng kèm với phù bạch huyết và tràn dịch màng phổi);
  • Nhiễm sắc đen: do muối vàng;
  • Nhiễm sắc xám: do phenolphtalein;
  • Móng xanh lá cây: nhiễm khuẩn mủ xanh;
  • Liềm móng xanh dương lợt: bệnh Wilson;
  • Cảm quang: do tetracyclin, mexocin.

7. KHỐI U DƯỚI MÓNG:

  • Mụn cóc;
  • Khối u do melanin;
  • Khối u cuộn mạch kèm với đau lan tỏa khi ấn trên móng tay;
  • Xơ cứng não củ Boumeville.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top