NHỮNG ĐIỀU KIỆN DỄ MẮC BỆNH TIM MẠCH Ở TUỔI GIÀ ( PHẦN 2)

[toc]

3. Tăng cholesterol máu
:

Vai trò của tăng cholesterol máu trong vữa xơ động mạch đã biết từ lâu. Người ta đã biết, mảng vữa xơ gồm chủ yếu cholesterol. Cho thỏ ăn nhiều cholesterol đã gây vữa động mạch thực nghiệm. Bệnh vữa xơ động mạch xảy ra chủ yếu ở những vùng dùng nhiều mỡ động vật chứa nhiều cholesterol.

Tuy nhiên, cholesterol máu cao không phải là điều kiện bắt buộc trong bệnh sinh của vữa xơ động mạch. Nó chỉ đóng vai trò là một yếu tố thuận lợi cho việc gây bệnh.

Có sự song hành khá rõ rệt giữa nồng độ cholesterol và bệnh động mạch vành. Cholesterol máu càng cao, bệnh động mạch vành càng nhiều, ở nhóm những người có vữa xơ động mạch vành, nồng độ trung bình cholesterol máu đều cao hơn nhóm người bình thường.

Ngay ở người trẻ tuổi có nồng độ cholesterol trên 260mm%, nguy cơ động mạch vành gấp 6 lần người chỉ có cholesterol máu dưới 220mm% (Framingham). Các tác giả khác cũng có những nhận xét tương tự: nếu cholesterol máu trên 245mm% thì nguy cơ mạch vành tăng 3,4 so với người có cholesterol bình thường.

Trong bệnh tăng cholesterol máu bẩm sinh gia đình (có u vàng ở da, gân xương, gót chân, gân khớp to: đầu gối, khuỷu tay…), bệnh động mạch vành rất nhiều mặc dù tuổi còn trẻ.

Không phải thành phần nào của mỡ trong máu cũng có tác động gây vữa xơ động mạch vành như nhau. Fredrickson chia mỡ máu cao ra làm 5 týp tùy theo thành phần của mỡ trong máu.

Týp I. Chylomicron tăng triglyxerit máu ngoại lai, tùy thuộc mỡ ăn; huyết thanh đục, cholesterol máu không cao. Loại này không gây vữa xơ động mạch vành.

Týp II. Tăng beta lipoprotein ( tăng cholesterol tự phát). Cholesterol máu tăng rất nhiều, tryglyxerit không tăng, Bệnh bẩm sinh có hiện tượng u mỡ da quanh khớp, gân,… Loại này gây vữa xơ động mạch vành nhanh nhất và sớm nhất.

Týp III. Tăng prêbêta và bêta lipoprotein. Cholesterol và triglyxerit tăng ít. Loại này ít gặp và cũng ít gây vữa xơ động mạch vành.

Týp IV. Tăng prêbêtalipoprotein (tăng triglyxerit nội sinh). Cholesterol tăng ít, do rối loạn chuyển hóa gluxit. Loại này cũng gây vữa xơ động mạch vành nhưng ít hơn loại II và III.

Týp V. Phối hợp loại I và II, rất ít gặp, có gây vữa xơ động mạch vành nhưng không bằng loại II. Ngày nay người ta lưu ý nhiều hơn đến tryglixericl, LDL-C,VLDL-C và một số apo. Protein B. E trái lại HDL-C có tiên lượng tốt.

điều kiện mắc bệnh tim

4. Tăng đường máu:

Do rối loạn chuyển hóa gluxit, cụ thể là giảm thu nạp gluxit. Thường chưa có biểu hiện lâm sàng gì và phát hiện chủ yếu bằng xét nghiệm. Làm nghiệm pháp cao đường máu bằng cách cho uống 50g glucoza và định lượng đường máu cách 30 phút một lần, làm 6 lần.

Bình thường đường máu sau 1 giờ không quá 160mg%, sau đó xuống dần. Ở người trên 50 tuổi con số đó thường tăng. Nhiều tác giả nhận xét nếu ở người bình thường tỉ lệ mắc động mạch vành là 0.8% thì ở người có nghiệm pháp tăng đường máu dương tính (sau 45 phút đường máu trên 200mg%), tỉ lệ đó là 1,5%.

Ở nam giới, tuổi từ 30 đến 60, số người bị bệnh động mạch vành có đái tháo đường nhiều gấp đôi số không có đái tháo đường. Đa số tác giả đã cho rằng tăng đường máu làm cho vữa xơ động mạch diễn biến nhanh hơn.

Chỉ thu nạp gluxit cũng đã có thể gây tổn thương vữa xơ động mạch vành không đợi đến thời kì lâm sàng rõ của bệnh đái tháo đường.

mất hồng cầu

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top