Sinh lí tủy sống

Tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương nằm trong ống xương sống. Nó tham gia chi phôi nhiều phản xạ, đồng thời nó cũng là một bộ phận dẫn truyền xung động thần kinh, mang những xung động cảm giác lên vỏ não và tiểu não, và đưa những xung động vận động từ não và các trung tâm dưới vỏ xuống.

Nội dung bài viết ẩn

1.Sơ lược cấu tạo của tủy sống

1.1.Cấu tạo từng đoạn của tủy sống

Tủy sống chia thành 31 đoạn, mỗi đoạn tương ứng với một đốt sống. Từ mỗi đoạn và mỗi bên xuất phát một đôi rễ dây thần kinh sống, chi phối vận động và cảm giác ở một vùng nhất định của cơ thể. Sự phân phối thần kinh theo từng đoạn của tủy sống rất thuận tiện cho việc thăm dò chức năng tủy sống.

1.2.Liên hệ giữa cấu tạo và chức năng

1.2.1.Luật Magendie

Magendie làm thí nghiệm trên chó, bộc lộ những rễ dây thần kinh sống để thăm dò chức năng sinh lý, nhận thấy:

  • Cắt những rễ trước thì dẫn đến liệt cử động, nếu kích thích đầu ngoại biên của rễ trước sẽ gây co những cơ thuộc rễ nầy chi phối, kích thích đầu trung tâm thì không có tác dụng.
  • Cắt những rễ sau thì dẫn đến mất cảm giác, kích thích đầu trung tâm rễ sau sẽ gây đau, và kèm theo những cử động phản xạ, kích thích đầu ngoại biên thì không có tác dụng.

Từ đó Magendie rút ra kết luận: rễ trước chi phổi vận tâm, còn những rễ sau chi phối cảm giác và theo chiều hướng tâm.

1.2.2.Nơrôn vận động sừng trước

Nơrôn vận động alpha dẫn xung động qua bó Aalpha kiểm soát chức năng co của bó cơ xương.

  • Nơrôn vận động Gama truyền xung động qua bó AGama vào thoi cơ. Từ cấu trúc lưới của thân não, xung động thần kinh luôn truyền xuống tủy sống, hoạt hóa các nơrôn vận động gamma, qua đó tham gia vào việc duy trì trương lực cơ xương.

2.Chức năng của tủy sống

2.1.Chức năng phản xạ của tủy sống

Động vật tủy và trương lực tủy

Để nghiên cứu các phản xạ tủy một cách thuần túy, người ta phải làm cho tủy thoát khỏi ảnh hưởng của những trung ương thần kinh ở trên. Muốn vậy, người ta phải cắt ngang tủy ở phía dưới hành não con vật (thường người ta dùng ếch hoặc cóc để thí nghiệm), động vật như vậy gọi là tủy. Động vật tủy sẽ không còn những cử động (co cơ) tự chủ, nhưng các cơ của nó cũng không giãn hoàn toàn mà ở tình trạng hơi co, người ta có thể sờ nắn để nhận thấy nó nổi lên, đó là hiện tượng Trương lực tủy bản chất là một phản xạ, điều này đã được chứng minh bằng thí nghiệm cổ điển của Brondgest: cắt đầu một con ếch và treo lên giá, chân của nó hơi gập lại, nếu cắt dây thần kinh hông, thì ếch sẽ mất phản xạ gập, và chân của nó sẽ lủng lẳng một cách thụ động. Nếu cắt hết những nhánh sau của dây thần kinh tủy, ta cũng có những kết quả tương tự như vậy.

2.1.1.Những qui luật phản xạ tủy

Phản xạ tủy tuân theo những qui luật chung của các phản xạ khác. Ngoài ra do cách sắp xếp giải phẫu của những tế bào thần kinh tủy có những đặc điểm riêng, nên phản xạ tủy có những tính chất đặc biệt:

  • Qui luật một bên: một kích thích yếu chi tạo ra phản xạ tại chỗ bị kích thích.
  • Qui luật đối xứng: Nếu tăng cường độ kích thích, sẽ gây phản xạ bên đối diện bị kích thích.
  • Qui luật khuếch tán: Nếu tiếp tục tăng cường độ kích thích lên nữa, thì phản ứng sẽ đi từ sau ra trước của cùng bên bị kích thích.
  • Qui luật toàn thể: Nếu kích thích với cường độ quá mạnh, phản ứng sẽ lan truyền khắp cơ thể, tất cả các cơ đều co.

2.1.2.Phân tích một cung phản xạ tủy

Một cung phản xạ tủy gồm 5 phần:

  • Bộ phận nhận cảm (da, gân, niêm mạc…)
  • Sợi thần kinh dẫn truyền vào, là sợi cảm giác vào tủy sống qua rễ sau.
  • Trung ương thần kinh là chất xám của tủy sống.
  • Sợi thần kinh dẫn truyền ra, là sợi vận động từ rễ trước tủy sống đi ra.
  • Cơ quan đáp ứng (cơ, tuyến).

Cung phản xạ tủy sống gồm 2 hoặc 3 nơrôn:

2.1.2.1. Loại cung phản xạ 2 nơrôn (một xináp): hay còn gọi là phản xạ một xináp. Thời gian tiềm tàng ngắn (0,5 – 0,9ms). Những loại phản xạ một xináp thường là những phản xạ bắt nguồn từ những thụ thể thoi cơ, ở ngay bên trong cơ, và ở thụ thể Golgi ở gân.

Loại cung phản xạ này gồm: nơrôn cảm giác hình chữ T có đuôi gai xuất phát từ bộ phận nhận cảm có thân nằm hạch gai, và sợi trục đi vào sừng sau của tủy sống, đến sừng trước cùng bên thì tiếp xúc với thân nơrôn vận động vốn có sợi trục đi đến cơ quan đáp ứng.

 2.1.2.2. Cung phản xạ 3 nơrôn (phản xạ đa xináp): Thời gian tiềm tàng của loại phản xạ này tương đối dài (3 – 5ms).

Các sợi thần kinh hướng tâm của loại phản xạ đa xináp là các sợi bắt nguồn chủ yếu từ các thụ thể nông ngoài da, và từ thụ thể da và cơ, hoặc các sợi không có myelin đi từ da và cơ.

2.1.3.Một số phản xạ tủy

2.1.3.1. Phản xạ gân

Phản xạ này gây ra bởi sự căng của lớp cân cơ: do tính mẫn cảm và áp lực của lớp cân cơ, nên khi gõ ngang vào gân, gây tác dụng làm căng đột ngột lớp cân làm cơ co. Người ta đã làm thí nghiệm trên chó, cắt mất lớp cân cơ, thì phản xạ gân của cơ đó không còn nữa. Phản xạ gân thuộc loại cung phản xạ 2 nơrôn, do đó thời gian tiềm tàng của các phản xạ gân rất ngắn. Ví dụ như thời gian tiềm tàng của cơ tứ đầu đùi không quá 0,04sec. Phản xạ gân động vật tủy không hoàn toàn giống như ở động vật bình thường. Nếu ghi co cơ, người ta nhận thấy: phản xạ gân ở động vật tủy mạnh hơn, biểu hiện biên độ cao hơn, và chỉ có một lần co, còn phản xạ gân ở động vật bình thường, thì biên độ thấp hơn, và có một lần co trương lực thứ hai. Sự co này là do phản xạ tư thế xuất phát từ não giữa, nó ngăn cản tính đáp ứng của cơ.

2.1.3.2. Phản xạ da

Phản xạ này xuất hiện do kích thích da (bằng cách gãi lên da). Cung phản xạ gồm 3 nơrôn và 2 xináp, sợi trục nơrôn trung gian nằm trong bó tủy – đồi thị trước, cắt bỏ sợi này thì mất phản xạ. Một số phản xạ da thường ứng dụng trong lâm sàng (Bảng 52.2)

Tên phản xạCách tìmĐáp ứngThần kinh chi phối
Phản xạ cơ 2 đầuGõ lên gân cơ 2 đầuCơ 2 đầu co, cánh tay gấp vàoCổ 5, 6
Phản xạ cơ 3 đẩuGõ lẽn gân cơ 3 đẩuCơ 3 đầu co, cánh tay duỗi raCổ 7, 8
Phản xạ gân bánh chèGõ lên gân xương bánh chèCơ 4 đầu dùi co lại, cẳng chân duỗi raThắt lưng 3, 4
Phản xạ gân gótGõ lên gân gótCơ 3 đầu của bắp chân co lại, bàn chân duỗi raCùng 1,2

2.1.3.3.Phản xạ gấp

Đây là phản xạ co các cơ gấp, do kích thích vào các thụ thể của cơ khi cơ bị căng.

Phản xạ gấp rất dễ tạo ra. Trong thực nghiệm chi cần gây giãn cơ một chút, thì cơ sẽ gấp lại, hoặc kích thích vào đầu gân, hoặc kích thích đau đớn trên da thì cũng làm cơ co lại, làm cho các đoạn của các chi lần lượt gấp đoạn này vào đoạn kia. Kích thích càng mạnh thì phản xạ gấp càng mạnh, nhưng cường độ co cơ không đạt tối đa như khi kích thích dây thần kinh vận động trực tiếp đi tới cơ, Khi gây phản xạ gấp bằng cách căng cơ, thì xung động tối đa của cơ cũng chi đạt tới 200 – 280 lần/giây. Điều đó chứng tỏ các xung động thần kinh (được truyền theo các sợi thần kinh khác nhau) không được truyền tới cơ cùng một lức và tất cả các sợi ly tâm đi tới cơ đều được huy động. Vì vậy người ta gọi các phản xạ gấp là những phản xạ không toàn phần.

Phản xạ gấp có một số tính chất sau đây:

  • Tập cộng: Nếu 2 kích thích dưới ngưỡng tác động cùng một lúc, có thể gây ra phản xạ. Hoặc hai kích thích dưới ngưỡng tác động liên tiếp nhau cũng có thể gây ra phản xạ.
  • Tùy thuộc tần số kích thích: Nếu kích thích tần số thấp (một kích thích đơn độc) sẽ gây ra phản xạ co cơ đơn giản. Nếu kích thích tần số cao, sẽ gây co cơ răng cưa (co không hoàn toàn) hoặc co cứng (tétanos).
  • Hiện tượng triệt bớt (Occlusion): Nếu 2 sợi thần kinh hướng tâm bị kích thích mạnh đồng thời, thì kết quả đáp ứng chung của cơ sẽ bị giảm bớt. Người ta cho rằng: mỗi sợi thần kinh cảm giác đều có một điện trường nhất định ở tủy sống. Khi hai sợi hướng tâm bị kích thích đồng thời, thì 2 điện trường của chúng bị gối lên nhau, do đó đáp ứng chung sẽ bị yếu đi so với trường hợp 2 kích thích tác động riêng rẽ
  • Phản xạ gấp còn tùy thuộc điểm da bị kích thích, và vị trí lúc đầu của chi.

2.1.3.4.Phản xạ duỗi – Phản xạ duỗi chéo

Phản xạ duỗi thể hiện rõ các cơ duỗi, tham gia vào việc chống đỡ cho cơ thể, chống lại sức hút của trái đất. Phản xạ này đóng vai trò quan trọng đối với động vật đứng bằng các chi. Khi đứng, trọng lượng có thể đè nặng lên các chi, thì cơ duỗi của các chi sẽ co lại, làm cho các chi duỗi thẳng ra, chống lại sức hút của trái đất.

Phản xạ duỗi chéo: Thí nghiệm trên chó: nếu chích mạnh vào chân trái sau, sẽ gây phản xạ co chân trái sau, và chân phải trước, duỗi chân phải sau và chân trái trước. Phản xạ xuất hiện ở cả 4 chi, để hoàn thành động ao/ 9 W tác đi hoặc chạy. Bình thường 0,2 – 0,5 giây sau khi kích thích, tạo phản xạ gấp một chân, chân kia duỗi, mục đích kéo cơ thể ra khỏi nguyên nhân kích thích.

Khi một cơ co lại, thì cơ đối lập của nó duỗi ra. Có 2 cơ chế:

  1. ức chế đối lập:Khi cơ duỗi bị kéo căng, thì thụ thể thoi cơ (của cơ duỗi) bị kích thích, xung động thần kinh truyền về tủy sống tới nơrôn vận động cơ duỗi khiến cơ duỗi co lại. Như vậy là duỗi cơ sẽ gây ra co cơ. Mặc khác, các xung động thần kinh từ tủy sống tới tế bào Renshaw, gây ức chế nơrôn vận độnggamma của cơ co, làm trương lực cơ co bị giảm, đồng thời ức chế cả nơrôn vận động cơ co, làm cơ đó không co lại được.
  2. ức chế nhánh bên quặt trước: Khi cơ duỗi bị kéo căng, thì thụ thể thoi cơ bị kích thích. Các xung động thần kinh truyền về tủy sống, rồi theo nơrôn vận động tới gây co cơ duỗi. Mặc khác, xung động thần kinh đi theo nhánh bên quặt ngược của nơrôn vận động cơ duỗi tới tế bào Renshaw. Tế bào này sẽ ức chế trương lực cơ co (theo đường nơrôn vận động gamma) và ức chế sự co củ a cơ gấp (theo nơrôn vận động cơ gấp).

2.1.3.5.Các phản xạ trương lực

  • Phản xạ ngồi: Phản xạ ngồi là phản xạ co trương lực đồng thời các cơ ở hai chi dưới. Đây là đặc tính các động vật có xương sống và người.
    • Trong phản xạ ngồi, môi tương quan giữa các nhóm cơ đôi lập cũng diễn ra tương tự như các phản xạ khác, nghĩa là một số cơ được hưng phấn, trong khi đó có một số cơ đối lập lại bị ức chế. Chi khác ở chỗ là trong trường hợp co trương lực, thì trạng thái gấp hay duỗi một số cơ được duy trì trong một thời gian dài, để bảo đảm một tư thế nhất định. Vân đề này không chi do tủy sống, mà còn có liên quan đến một số trung khu thần kinh sọ não. Trung khu tủy sống của phản xạ ngồi nằm ở vùng thắt lưng. Nếu bị tổn thương ở vùng thắt lưng, hoặc cắt đứt đám rối thắt lưng, thì phản xạ này không còn nữa. Bộ phận nhận cảm của phản xạ ngồi chủ yếu là những thụ thể cơ học, nằm ở vùng da bàn chân, đầu gối, và ở các gân, cơ, khớp.
  • Phản xạ đứng: Trong phản xạ đứng, thì các cơ duỗi bị hưng phân, tăng trương lực, nhờ đó mà các chi được duỗi thẳng, giúp cho người và động vật đứng được.
    • Thụ thể của phản xạ này cũng nằm vùng da bàn chân, gân, cơ, khớp… Trung khu phản xạ nằm ở vùng thắt lưng. Các trung khu này chịu sự chi phối của các trung khu thần kinh bên trên (như thân não, tiểu não).
  •   Phản xạ trương lực: Bình thường khi nghi ngơi cơ vẫn ở trạng thái hơi co, tạo nên một trương lực nhất định, nhờ sự tham gia quan trọng của vòng điều chinh nơrôn vận động gamma. Riêng phản xạ trương lực của các cơ vùng cổ còn có sự tham gia của bộ máy tiền đình.

2.1.3.6.Một số phản xạ tủy có liên quan đến hệ thần kinh thực vật 

  • Phản xạ thực vật không định khu rõ rệt, như phản xạ tiết mồ hôi, phản xạ nổi da gà, phản xạ vận mạch.
  • Phản xạ thực vật có định khu rõ rệt như:
    • Phản xạ hậu môn: trung ương ở thắt lưng – cùng 5.
    • Phản xạ bàng quang: trung ương ở vùng cùng 3-5.
    • Phản xạ cương sinh dục: trung ương ở vùng thắt lưng và cùng
    • Phản xạ chớp mắt: trung ương ở cổ 4, lưng 2

Do tính chất cấu tạo từng đoạn của tủy sống, nên khi tìm các phản xạ, ta có thể định được vùng nào của tùy bị tổn thương

2.1.4.Tác dụng của những trung ương thần kinh bên trên lên các phản xạ tủy  

Hoạt động phản xạ của tủy trên động vật nguyên vẹn chịu sự điều khiển của những trung khu thần kinh bên trên, một số phản xạ bị ức chế, nhưng một số’ phản xạ khác lại được tăng cường. Sự ức chế thường thể hiện

ở những phản xạ gân và da, còn những phản xạ khác thì được tăng cường, đặc biệt là phản xạ trương lực để giữ thăng bằng cho cơ thể.

2.2. Chức năng dẫn truyền của tủy sống

Chất trắng của tủy sống gồm những sợi thần kinh dẫn truyền những cảm giác từ sừng sau tủy lên vỏ não và tiểu não, và những sợi thần kinh truyền xuống đưa xung động vận động từ vỏ não và các nhân dưới vỏ xuống sừng trước tủy sống. Những sợi thần kinh này tập hợp thành nhiều bó, tạo nên những đường dẫn truyền của tủy sống, gồm 2 loại:

  • Đường dẫn truyền lên là những đường cảm giác
  • Đường dẫn truyền xuống là những đường vận động

2.2.1.Những đường dẫn truyền lên của tủy sống

2.2.1.1.Đường cảm giác sâu có ý thức do vỏ não chi phối

Cảm giác sâu có ý thức là những cảm giác từ cơ, xương, khớp lên não cho người ta biết được những vị trí cử động từng phần co thể: chân, tay, thân mình, có khái niệm về trọng lượng; có cảm giác áp lực. Cảm giác này còn được gọi là cảm giác bản thể

  1. Noron đầu tiên ở bộ phận cảm bản thể ở gân, cơ…,thân nằm trong hạch gai,những sợi trục của noron này tạo nên bó Goll và Burdach, đi trong cột sau của tủy, và tận cùng trong hành não cùng bên (ở nhân Goll. – Burdach).
  2. Ở trong hành não, nơrôn hành não – đồi thị có sợi trục chạy chéo sang đồi thị đối bên, và tận cùng ở nhân bụng sau của đồi thị. Ngoài ra còn có nơrôn hành não – tiểu não, đi vào tiểu não cùng bên bằng cuống dưới.
  3. Nơrôn đồi thị – vỏ não, sợi trục đi đến vỏ não, vùng thùy đinh đôi bên.

Bó Goll và Burdach còn dẫn truyền những xung động của cảm giác tế nhị về xúc giác, gọi là cảm giác phân biệt, giúp ta nhận biết được những vật chi do sờ, chớ không cần nhìn thấy.

Trong bệnh Tabès do tổn thương hai bó này (Goll và Burdach) làm mất cảm giác về áp lực, về trọng lượng, đi đứng không điều hòa được. Bệnh nhân đứng nhắm mắt thì bị ngã (Nghiệm pháp Romberg: bảo bệnh nhân nhắm hai mắt đứng chụm hai chân, và quan sát xem bệnh nhân có đứng vững không, hay loạng choạng ngã về bên nào, hoặc phải dạng chân ra mới đứng được).

2.2.1.2.Đường cảm giác sâu không có ý thức

Do tiểu não chi phối, cảm giác sâu không có ý thức là những cảm giác từ cơ, xương, khớp (mà chủ yếu là cảm giác trương lực cơ) lên tiểu não, để tiểu não giúp cơ thể giữ thăng bằng, và điều hòa các động tác có tính chất tự động. Ví dụ: Khi đi, tay đung đưa phối hợp đều đặn với chân bước, mà không cần suy nghĩ, chi huy. Đường cảm giác này gồm 2 bó sợi thần kinh:

  • Bó tủy – tiểu não chéo (Bó Gowers) Bó này gồm những sợi trục xuất phát từ những nơrôn ở mặt trong của sừng sau, đi chéo qua chất xám của tủy sang cột bên đối bên gần sừng trước, từ đó đi lên tiểu não đối bên bằng cuống trên.
  • Bó tủy – tiểu não thẳng (Bó Bó này gồm những sợi trục xuất phát từ những nơrôn ở mặt trong của sừng sau; từ đó đi ra cột bên cùng bên gần sừng sau, rồi đi vào tiểu não cùng bên bằng cuống
    • Hai bó sợi thần kinh này dẫn truyền đến tiểu não những cảm giác về trương lực cơ, phối hợp các động tác.

2.2.1.3. Đường cảm giác xúc giác

Gồm 2 đường khác nhau:

  • Đường thứ nhất có đuôi gai xuất phát từ bộ phận nhận cảm phân biệt tinh vi của da. Sợi trục đi vào sừng sau tủy, từ đó theo bó Goll và Burdach bắt chéo trong hành não, và đi lên tận cùng ở thùy đinh. Nó dẫn truyền những xung động của cảm giác phân biệt tinh vi của da.
  • Đường thứ hai:gồm nơrôn ngoại biên, mà đuôi gai xuất phát từ những bộ phận nhận cảm thô sơ của da. Nơrôn đầu tiên này nối tiếp với nơrôn thứ hai ở sừng sau tủy, từ đó sợi trục chạy chéo qua chất xám của tủy sang đối bên, rồi đi đến đồi thị đôì bên. Từ đồi thị nơrôn thứ ba lên đến vỏ não thùy đinh lên.

Bó này còn gọi là bó tủy – đồi thị trước, hay Dejerin trước. Đường đi trong chất xám tủy của bó này tương ứng với một chiều cao gồm từ 4 -5 đoạn tủy, nên chi khi nào có những tổn thương tủy rất rộng về chiều cao mới làm mất cảm giác xúc giác.

2.2.1.4.Đường cảm giác nhiệt độ và đau

Nơrôn đầu tiên có đuôi gai xuất phát từ những bộ phận nhận cảm nhiệt độ và đau, sợi trục đi vào sừng sau tủy. Nơrôn thứ hai ở tủy, sợi trục bắt chéo qua chất xám tủy, sang đối bên, rồi đi thẳng lên đồi thị đối bên. Nơrôn thứ ba ở đồi thị đối bên, những sợi • trục đi đến vỏ não, vùng thùy đinh đôi bên.

Bó này còn gọi là bó tủy hay bó Dejerin sau.

2.2.2.Những đường dẫn truyền xuống hay những đường vận động

Những nơrôn vận động của vỏ não, và những trung khu vận động dưới vỏ não, đưa các xung động thần kinh xuông đến sừng trước của tủy bằng hai đường chính: đường bó tháp và đường ngoài tháp.

2.2.2.1.Đường bó tháp

Những nơrôn vận động trong vỏ não, từ vùng hồi trán lên, đưa những sợi trục xuống đến hành não, từ đây phân biệt ra hai bó:

+ Bó tháp thẳng: đi thẳng từ hành não xuống tủy sống ở cột trước, rồi chạy chéo sang sừng trước đối bên, và nối tiếp với nơrôn vận động của sừng trước.

+ Bó tháp chéo: to hơn nhiều, và quan trọng hơn so với bó tháp thẳng. Nó đi từ vỏ não, đến hành não thì bắt chéo qua phía đối bên, rồi đi xuống ở cột bên của tủy sống, cạnh sừng sau, sau đó tiếp xúc với nơrôn vận động ở sừng trước đối bên.

Đối chiếu với hai bán cầu đại não, hai bó tháp thẳng và chéo, cuôì cùng đều là chéo cả. Vì vậy mỗi khi tổn thương ở vùng vận động trên một bán cầu đại não, thì bệnh nhân bị bại liệt đôi bên.

Hai bó tháp dẫn truyền những xung động vận động tùy ý, mà vai trò chính là bó tháp chéo.

2.2.2.2.Đường ngoài tháp

Do những nhân ở vùng dưới vỏ não như: vùng curing đại não, hành não, thân não phát ra những sợi trục đi xuống đến sừng trước tủy. Gồm 5 bó sợi sau:

+ Bó nhân đỏ – tủy: Xuất phát từ nhân đỏ ở cuống đại não, ngay sau khi xuất phát, bó này đã chạy chéo sang phía đối bên, rồi đi thẳng xuống ở cột bên của tủy, và tận cùng ở sừng trước tủy đối bên.

 +Bó mái – tủy: Xuất phát từ củ não sinh tư ở cuống đại não, sau khi xuất phát nó chạy chéo sang phía đối bên, rồi đi thẳng xuống ở cột trước của tủy và tận cùng ở sừng trước tủy đối bên.

+ Bó tiền đình – tủy: Xuất phát từ nhân tiền đình trong hành não, đi thẳng xuống ở cột trước tủy cùng bên, và tận cùng ở sừng trước tủy cùng bên.

+ Bó trám – tủy: Xuất phát từ trám hành não, đi thẳng xuống ở cột trước, và tận cùng ở sừng trước tủy cùng bên.

+ Bó lưới – tủy: Xuất phát từ thể lưới của thân não, đi thẳng xuống ở cột trước, và tận cùng ở sừng trước tủy cùng bên.

Tất cả những đường ngoài tháp bảo đảm những cử động không tùy ý, nó điều hòa trương lực cơ, chi phối những phản xạ thăng bằng, những phản xạ tư thế và chinh thế.

3.Rối loạn do tủy sống bị đứt ngang: Hiện tượng choáng tủy

Ngay sau khi tủy bị đứt ngang hoàn toàn ở một đoạn nào đó, lập tức phần cơ thể phía dưới chỗ tổn thương bị mất vận động hoàn toàn (liệt), bị mất cảm giác hoàn toàn (tê), các cơ mềm nhũn, vì mất trương lực cơ hoàn toàn, huyết áp tụt xuống rất nhanh, tất cả các phản xạ đều mất. Người ta gọi đó là hiện tượng choáng tủy (sốc tủy). Thời gian choáng tủy dài ngắn tùy theo loại động vật, động vật càng cao cấp thì thời gian choáng tủy càng dài, và mức độ càng trầm trọng. Ví dụ: ếch chi choáng 1 phút, chó choáng vài giờ, ở người phải kéo dài 2, 3 tuần.

Sau đó, các phản xạ và trương lực cơ dần dần phục hồi và cuối cùng các phản xạ tủy và trương lực cơ tăng cao hơn mức bình thường. Còn vận động và cảm giác vẫn mất hoàn toàn, bệnh nhân bị liệt.

Hiện tượng choáng tủy xảy ra là do những ảnh hưởng thường xuyên của các bộ phận thần kinh não bộ bên trên lên tủy sống đã bị mất. Sau một thời gian, một số chức năng được phục hồi, là do tủy sống phát huy chức năng phản xạ của nó, tức là nó phục hồi tự động tính của những trung khu phản xạ của nó. Cuối cùng khi các phản xạ và trương lực cơ được phục hồi do tủy sống, đồng thời vì mất những ảnh hưởng ức chế của những trung ương thần kinh bên trên đối với tủy sống, cho nên các phản xạ và trương lực cơ tăng hơn bình thường.

Ngoài ra các phản xạ tùy ý, như các phản xạ điều khiển các cơ vòng ở hậu môn hay cổ bàng quang vẫn mất, nên bệnh nhân không chủ động trong đại tiện và tiểu tiện được .

Scroll to Top