SINH LÝ SINH SẢN NAM

 1. Cấu tạo của tinh hoàn

Tinh hoàn người bình thường nằm trong bìu. Nơi đây có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trung tâm của cơ thể (human core tempera- ture) từ 1 đến 2°c. Mỗi tinh hoàn nặng khoảng 40 gam và có đường kính dài là 4,5 cm. 80% tinh hoàn của người lớn là ông sinh tinh, 20% còn lại là mô liên kết. Thành của ống sinh tinh là nơi tinh trùng được tạo ra.

Mỗi ống sinh tinh có 2 đầu đổ vào các ống nối kết như mạng lưới gọi là lưới tinh (rete testis). Lưới tinh nối tiếp với đầu của mào tinh (epididymis). Từ đây tinh trùng được đưa đên đuôi của mào tinh để vào ống dẫn tinh (vas deferens). Ông dẫn tinh đi vào ổ bụng ra sau bàng quang thì cùng với tói tinh
(seminal vesicle) đổ vào ống phóng tinh (ejaculatory duct), ông phóng tinh lại đổ vào niệu đạo bên trong tuyến tiền liệt. Phần mô liên kết nằm ngoài các ống sinh tinh có các cụm tế bào Leydig tiết testosteron.

   2.Tạo tinh trùng (Gametogenesis)

2.1.Màng ngăn máu – tinh hoàn (blood- testis-barrier)

Thành của ống sinh tinh được tạo thành bởi các tế bào mầm nguyên thủy và tế bào Sertoli. Tế bào Sertoli là những tế bào to, phức tạp có chứa glycogen và trải dài từ màng đáy đến lòng ống sinh tinh. Ớ gần màng đáy, các tế bào Sertoli kế cận nhau gắn chặt vào nhau nhờ những liên kết chặt (tight junction, còn gọi là liên kết vòng bịt. Nhờ các liên kết chặt này mà các phân tử lớn không đi qua lại từ khoảng kẽ sang lòng ống sinh tinh được. Với đặc điểm như vậy có thể nói giữa khoảng kẽ và lồng ống sinh tinh có một hàng rào ngăn cách. Hàng rào này được gọi là màng ngăn máu tinh hoàn. Tuy có khả năng ngăn các phân tử lớn nhưng màng ngăn máu-tinh hoàn để cho các steroit qua lại dễ dàng. Ngoài ra các tế bào mầm đang trưởng thành cũng phải băng qua màng ngăn này để đi vào lòng ống sinh tinh. Quá trình di chuyển này diễn ra mà không làm phá hủy màng ngăn là do liên tục có sự phá vỡ liên-kết-chặt d phía trên và sự hình thành liên kết chặt ở phía dưới. Thành phần dịch trong lòng ống-sinh-tinh hoàn toàn khác với huyết tương: nó có chứa rất ít protein và glucose nhiftig có nhiều an- drogen, estrogens, K\ inositol, glutamic và aspartic axít. Chính màng ngăn máu-tinh hoàn là tác nhân duy trì thành phần dịch như trên. Cũng nhờ màng ngăn này mà các tế bào mầm được bảo vệ khỏi các chất độc hại với chúng trong máu. Màng ngăn cũng giúp ngăn không cho các sản phẩm hình thành từ quá trình phân chia hay trưởng thành của tế bào mầm vào hệ tuần hoàn để tạo kháng thể. Điều đó tránh khả năng gây phản ứng tự miễn. Trong trường hợp cơ chế này không hoạt động tốt, hiệu giá kháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh cao, gây suy giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng. Màng ngăn cũng tạo một bậc thang nồng độ thẩm thấu (osmotic gradient) làm dịch di chuyển vào lòng ống sinh tinh.

2.2.Sự tạo tinh

Việc sản xuất tinh trùng bắt đầu từ lúc dậy thì và kéo dài suốt đời. Mỗi ngày có khoảng 100 đến 200 triệu tinh trùng được tạo ra. Để có thể tạo sô’ lượng lớn như vậy các tinh nguyên bào phải được tạo thêm bằng hiện tượng phân chia tế bào. Đây là điểm khác biệt với phái nữ, vốn chi có một lượng trứng nhất định từ lúc sinh ra và số lượng giảm dần theo thời gian. Khi trưởng thành, các tinh nguyên bào biến thành tinh bào bậc 1. Mỗi tinh bào 1 sẽ gián phân giảm nhiễm qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tạo ra 2 tỉnh bào bậc 2, giai đoạn 2 cho ra 4 tinh tử. Mỗi tinh tử có 22 nhiễm sắc thể cơ thể và một nhiễm sắc thể phái tính, có thể là X hay Y. Tinh tử khi trưởng thành sẽ thành tinh trùng. Khi một tinh nguyên bào phân chia và trưởng thành, con cháu của nó vẫn còn nối với nhau bởi những cầu bào tương cho đến giai đoạn cuối cùng của tinh tử. Nhờ thế bảo đảm tính đồng bộ của mỗi clôn tế bào mầm. Tức là tinh tử của cùng một clôn thì xuất hiện cùng một lúc. Theo ước tính, mỗi tinh nguyên bào sẽ cho ra 512 tinh tử. Quá trình biến đổi tinh tử thành tinh trùng được gọi là Trong quá trình này nhân tinh tử cô đặc, bào tương co lại, hình thành thể cực đầu và phát triển đuôi. Tinh trùng hình thành sẽ bị đẩy về phía lòng ống sinh tinh bởi một quá trình gọi là spermỉatỉon. Trong quá trình này hầu hết bào tương của tinh trùng bị vùi trong bào tương của tế bào Sertoli, ở người, từ một tế bào mầm nguyên thủy phải mất 74 ngày mới cho ra được tinh trùng trưởng thành.

Khi được đưa vào lòng ống sinh tinh, tinh trùng có câu trúc thẳng và gồm 3 phần. Phần đầu có chứa nhân và thể cực đầu 9 (acrosome). Trong thể cực đầu có các men thủy phân và men phân hủy protein (hydro- lytic and proteolitic enzymes). Các men này giúp tinh trùng xuyên vào trứng và cũng có thể giúp tinh trùng xuyên qua nút nhầy ở cổ tử cung. Phần giữa hay thân của tinh trùng có nhiều ty thể tạo năng lượng cần cho sự di chuyển của tinh trùng. Phần cuối của tinh trùng là đuôi cấu tạo bởi các vi ông và dynein, một loại ATP-ase lệ thuộc magne- sium. Men này sẽ biến năng lượng ATP thành chuyển động trượt của các vi ông, từ đó tạo chuyển động cho tinh trùng.

2.3.Đường đi của tinh trùng

Sau quá trình spermiatìon, tinh trùng được đưa tới mào tinh. Phải mất có khi đến 24 ngày tinh trùng mới đi qua khỏi mào tinh.

Trong thời gian này nó tiếp tục trưởng thành và có được cử động. Lúc vào đến ống dẫn tinh, tinh trùng đã mất tất cả bào tương. Tinh trùng được đưa đến mào tinh là nhờ dòng dịch trong ống sinh tinh cuốn đi. Dòng dịch này sinh ra là do các tế bào cơ ống sinh tinh (peritubular myoid cells) hay do co thắt lớp vỏ tinh hoàn (tes- ticular capsule). Mào tinh được viền bằng các tế bào mô bì chuyên biệt vây quanh bởi các tế bào cơ co thắt. Sự tăng trưởng và biệt hoá mào tinh cũng như cử động và khả năng thụ tinh của tinh trùng là tùy thuộc vào an- drogen. Dọc theo mào tinh có một sự thay đổi dần về nồng độ thẩm thấu nồng độ chất điện giải và nồng độ các chất khác có trọng lượng phân tử nhỏ. Hiện tượng này tương đồng như ở ống thận. Một số’ protein do mào tinh và ống sinh tinh cung cấp gắn với màng tinh trùng làm tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng. Những protein này bao gồm pro- tein gây cử động tiến tới (forward-motility protein), yếu tố ổn định hay ức chế thể cực đầu và protein gắn với màng trong suốt (zona pellucida binding protein). Người ta cho rằng tổng số tinh trùng tích trữ ở mào tinh bằng một lần phóng tinh hay bằng sản lượng tinh trùng mỗi ngày.

Tinh trùng được đưa vào đường sinh sản (genital tract) của người phụ nữ là do bơm ra từ ống dẫn tinh. Ngoài thành phần trong ống dẫn tinh, dịch đưa vào đường sinh sản nữ còn có dịch tiết từ một số cơ quan khác.

Cơ quan đầu tiên là tuyến tiền liệt. Dịch tiết của nó chứa citrat, calcium, kẽm và axít phosphatase. Tính kiềm của dịch tiền liệt tuyến giúp trung hòa pH axít của tinh dịch, của châ”t tiết ở âm đạo và cổ tử cung. Phần cuối cùng của tinh dịch được phóng ra có câu tạo chủ yếu là dịch tiết từ túi tinh. Dịch này có chứa fructose, cần cho tinh trùng sử dụng tạo năng lượng. Dịch túi tinh còn có prostaglandin kích thích tử cung và ống vòi co thắt đẩy tinh trùng về phía trứng.

Tinh trùng từ dịch phóng tinh không thể thụ tinh ngay được. Quá trình thụ tinh trong cơ thể chi xảy ra được nếu tinh trùng nằm trong môi trường của đường sinh sản nữ từ 4 đến 6 tiếng, chịu một sự biến đổi gọi là “tạo khả năng” (capacitation). Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm chi xảy ra sau khi tinh trùng được rửa sạch dịch của túi tinh. Điều này chứng tỏ những chất trong đường sinh sản nữ đã rửa sạch hay trung hòa các chất nằm trên tinh trùng. Nếu không những chất này sẽ ngăn tinh trùng kết hợp với trứng.

Dù quá trình “tạo khả năng” còn chưa được biết rõ, nhưng nó làm cho tinh trùng có được cử động rất đặc biệt giúp tinh trùng dễ xuyên qua trứng. Nó cũng giúp enzym từ thể cực đầu thoát ra làm xuyên thủng trứng.

tinh trung

3.Hiện tượng cương

Hiện tượng cương bắt đầu bằng sự giãn nở tiểu động mạch, làm máu đổ vào mô xốp.Khi các mô xốp của dương vật chứa đầy máu, các tĩnh mạch sẽ bị ép, làm cản máu khó thoát ra. Vì vậy dương vật căng cứng. Trung khu phối hợp gây phản ứng cương nằm ở đoạn tủy lưng. Trung khu này nhận hướng tâm từ bộ phận nhận cảm ở cơ quan sinh sản và từ hệ thần kinh trung ương khi có kích thích tình dục về mặt tâm lý (nhìn hình ảnh khiêu gợi, nghe kể,…). Trung khu này phát xung động    ly tâm đi theo dây kinh tạng vùng chậu dẫn đến dương vật.

Trong các chất dẫn truyền của hệ thần kinh phó giao cảm gây hiện tượng cương, chất nitric oxit (NO) hình như là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Bình thường hiện tượng cương bị chấm dứt khi có luồng xung động giao cảm làm co tiểu động mạch.

4.Hiện tượng phóng tinh

Là một phản xạ tủy sống bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tiết tinh (emission): tinh dịch được tiết ra và di chuyển vào niệu đạo do sự co thắt của cơ trơn ở ống dẫn tinh và túi tinh, và giai đoạn phóng tinh thật sự: Tinh dịch từ niệu đạo được các cơ bầu hang co thắt làm bắn ra khỏi niệu đạo lúc cực khoái. Phản xạ phóng tinh có luồng hướng tâm xuất phát từ các bộ phận nhận cảm giác đụng chạm ở đầu dương vật, đi đến tủy sống qua thần kinh thẹn trong. Trung khu phản xạ phóng tinh nằm ở đoạn tủy lưng dưới cùng và đoạn tủy thiêng trên cùng.

5.Tinh dịch  

Dịch phóng ra khỏi dương vật lúc cực khoái là tinh dịch. Tinh dịch có chứa tinh trùng và các chất tiết của túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến Cowper (tuyến bầu niệu đạo) và tuyến niệu đạo. Thể tích trung bình của tinh dịch trong 1 lần phóng tinh là 2.5 – 3.5 mL sau vài ngày kiêng giao hợp. Thể tích tinh dịch và lượng tinh trùng giảm nhanh nếu giao hợp gần nhau. Mặc dù chi cần 1 tinh trùng để thụ tinh, bình thường trong 1mL tinh dịch có 100 triệu tinh trùng. 50% người đàn ông có số lượng tinh trùng từ 20 – 40 triệu/mL và người có số lượng dưới 20 triệu/mL bị vô sinh.

Tinh trùng di chuyển với tốc độ 3mm/phút trong đường sinh sản nữ. Sau khi giao hợp phải mất 30-60 phút tinh trùng mới đến ống vòi.

6.Hormon điều hòa hoạt động sinh tinh

  Ở người lớn, trục GnRH-LH/FSH-tinh hoàn có vai trò quan trọng điều hoà hoạt động sinh tinh. Tinh hoàn của bé trai chưa dậy thì chi có tinh nguyên bào ở trạng thái yên lặng. Không có tế bào Leydig lẫn tế bào quanh ống. Các tế bào Sertoli cũng yên lặng.

Liền ngay sau khi sự bài tiết FSH gia tăng vào lúc dậy thì các tinh nguyên bào bắt đầu được hoạt hoá. FSH cũng hoạt hoá tế bào Sertoli, vì hoạt động của tế bào này rất cần cho quá trình phân bào của các tế bào mầm. LH kích thích tế bào Leydig bài tiết testosteron. Hormon này khuếch tán qua màng đáy để vào tế bào Sertoli. Để hoàn tất giai đoạn cuối của quá trình sinh tinh cần phải có một lượng testosteron tại chỗ cao hơn nồng độ trong huyết tương 100 lần. Vì thế ở người đàn ông bị bệnh thiếu LH thì lượng testosteron ngoại sinh với liều thay thế không đủ duy trì hoạt động sinh tinh.

Sau khi dậy thì, hoạt động tạo tinh đã diễn ra thường xuyên. Nếu FSH và LH bài tiết quá ít thì sự tạo tinh vẫn diễn ra nếu có testosteron nồng độ cao. Trong trường hợp như vậy số lượng tinh trùng giảm đáng kể nhưng hình dạng tinh trùng vẫn bình thường.

Chi cần làm tăng nồng độ hoặc LH hoặc FSH về bình thường là có thể làm tăng lượng tinh trùng. Tuy nhiên cần phải có cả 2 thì mới có được số lượng tinh trùng bình thường. Cả FSH và LH đều không tác động trực tiếp lên tế bào mầm mà tác động lên tế bào Sertoli (FSH) và tế bào Leydig (LH).

Mặc dù sự tạo tinh diễn ra có tính chu kỳ ở tại các ông sinh tinh, nhưng xét toàn thể thì tinh hoàn liên tục giải phóng tinh trùng.

Ngoài ra dù sự bài tiết gonadotropin có dạng xung nhưng lượng FSH và LH trung bình trong ngày ở đàn ông hầu như hằng định.

Sau dậy thì, tế bào Sertoli không phân chia nữa. Mỗi tế bào Sertoli tiếp xúc với có thể đến 5 tế bào Sertoli chung quanh và 47 tế bào mầm ở các thời kỳ phát triển khác nhau. Tế bào Sertli thường xuyên thay đổi hình dạng và hoạt động hình như là vì sự điều khiển của tế bào mầm.

Dưới tác dụng của FSH, tế bào Sertoli sản xuất và bài tiết rất nhiều chất. Một sô chất này đổ trực tiếp vào lòng ông sinh tinh.

Dưới tác động cộng hưởng của cả FSH và testosteron, tế bào Sertoli sản xuất chất chuyên chở androgen gọi là ABP (androgen- binding protein). Chất này gắn chặt với testosteron, dihydrotestosteron và estradiol do đó điều hoà và làm cho các hormon này lúc nào cũng có sẩn cho các tế bào mầm ở ống sinh tinh và mào tinh.

7.Chức năng nội tiết của tinh hoàn

7.1.Hóa học và sinh tổng hợp testosteron

Testosteron là hormon chính của tinh hoàn. Đây là một steroit có 19 carbon với OH ở vị trí 17 . Testosteron được sinh tổng hợp từ cholesterol trong tế bào Leydig. Testosteron cũng được tạo ra ở vỏ thượng thận. Phản ứng tổng hợp steroit ở các tuyến nội tiết đều giống nhau, chi khác các enzym. Ví dụ enzym 11-và 21-hydroxylase có ở vỏ thượng thận thì ở tế bào Leydig không có mà lại có 17-ahydroxylase.

Sự bài tiết tesíosteron chịu sự điều khiển của LH. LH kích thích tế bào Leydig qua cơ chế làm tăng AMP vòng.

7.2.Bài tiết

Lượng testosteron bài tiết ở người đàn ông bình thường là 4 – 9mg/ngày. Một lượng nhỏ testosteron cũng được bài tiết ở người phụ nữ có lẽ từ buồng trứng và thượng thận.

7.3.Vận chuyển và chuyển hoá

98% testosteron trong huyết tương gắn với protein bao gồm 65% gắn với một b- globulin gọi là globulin gắn steroit của tuyến sinh sản (GBG gonadal steroid-binding globulin) và 33% gắn với albumin. GBG cũng gắn với estradiol. Nồng độ testosteron (tự do và kết hợp) ở người đàn ông trưởng thành là 525 ng/lOOmL (18.2nmol/lít), và ở người phụ nữ trưởng thành là 30 ng/lOOmL (1.0 nmol/lit).

Hầu hết testosteron lưu hành được biến đổi thành các 17-ketosteroit và được bài tiết 0 trong nước tiểu. Chức năng sinh iý của testosteron và các androgen khác (androstenedion, dihydrotestosteron)

7.4.Chức năng sinh lý của testosteron và các androgen khác (androstenedion, dihydrotestosteron)

Ngoài tác động trên sự phát triển cơ quan sinh sản ở bào thai (xem phần trên), test- osteron và các androgen khác còn có tác động ức chế bài tiết LH, phát triển và duy trì phái tính thứ phát, tác động quan trọng trên sự chuyển hoá protein, góp phần làm tăng trưởng cơ thể và cùng với FSH duy trì hoạt động sinh tinh.

7.5.Phát triển và duy trì phái tính thứ phát

Tác động của các androgen trên phái tính thứ phát như sự phân phôi lông tóc, tăng kích thước cơ quan sinh sản nam lúc dậy thì được tóm tắt ở bảng 43.1. Androgen cũng làm tăng kích thước tuyến tiền liệt, túi tinh, làm cho túi tinh bắt đầu tiết fructose, là chất dinh dưỡng chính cho tinh trùng. Ánh hưởng trên tâm lý của androgen ở người thì không rõ nhưng ở động vật thí nghiệm thì androgen làm tăng tính hung hăng, gây sự (aggres- sive). Dưới tác động của androgen lông tóc tăng nhiều hơn nhưng lông ở đầu lại bị giảm

Cơ quan sinh sản ngoài: Dương vật tăng chiều dài và đường kính. Bìu sậm màu và tạo nếp dầy (rugose)

Cơ quan sinh sản trong: Túi tinh lớn và tiết fructose, Tuyến tiền liệt và tuyến bầu niệu đạo lớn và bài tiết.

Giọng nói: Thanh quản phát triển, dây thanh âm dài và dầy làm giọng nói trầm đi.

Lông tóc: Sói đầu, lằn chân tóc lên cao ở 2 thái dương, lông mu hình tam giác, đinh phía rốn. Phát triển lông nách, lông ngực, lông hậu môn. Lông toàn cơ thể tăng.

Tâm thần: Năng động, gây sự. Thích người khác phái.

Dáng người: Vai rộng, bắp cơ nở.

Da: Chất nhầy bài tiết ở da trở nên đặc hơn và tăng số lượng. Dễ bị mụn.

7.5.1.Tác động đồng hóa (anabolic ef-fects)

Androgen làm tăng sinh tổng hợp và giảm thoái biến protein, từ đó làm tăng sự phát triển. Chúng cũng làm sụn đầu xương hoá cốt, nên cuối cùng thì làm ngưng phát triển chiều cao. Đi theo tác động đồng hóa
là sự tích tụ natri, kali, nước, calcium, sulfat và phosphat. Androgen cũng làm tăng kích thước thận

8.Điều hòa hoạt động tinh hoàn

Hoạt động tinh hoàn chịu ảnh hưởng của FSH và LH. FSH có tác động nuôi dưỡng (tropic) tế bào Sertoli. FSH cùng với các an- drogen duy trì chức năng tạo tinh của tinh hoàn. FSH còn kích thích bài tiết ABP và inhibin. Inhibin có tác động ức chế sự bài tiết FSH. LH có tác động nuôi dưỡng tế bào Leydig. Các tổn thương vùng dưới đồi ở động vật và người sẽ làm teo tinh hoàn và tinh hoàn không còn hoạt động.

8.1.Inhibin

Testosteron có tác dụng điều hòa ngược làm giảm LH trong huyết tương nhưng nó không có tác dụng trên FSH, trừ khi lượng testosteron lớn. ớ người bị teo các ống sinh tinh nhưng có lượng testosteron và LH bình thường, lượng FSH trong huyết tương tăng cao. Điều đó cho thấy có một chất gì đó trong ống sinh tinh bình thường ức chế bài tiết FSH. Từ lý luận này người ta đã tìm ra được chất inhibin được tiết bởi tế bào Sertoli có tác dụng điều hòa ngược âm tính lên sự bài tiết FSH.

8.2.Điều hòa ngược bởi steroit

Giả thuyết về điều hòa chức năng tinh hoàn được minh họa. Người ta nhận thấy khi cắt bỏ tinh hoàn thì lượng FSH và LH tăng nhiều. Testosteron ức chế bài tiết LH do tác động trực tiếp lên trên tuyến yên trước và còn do tác động lên vùng dưới đồi làm giảm GnRH. Còn inhibin tác động trực tiếp lên tuyến yên trước làm ức chế bài tiết FSH.

Dưới tác động của LH, một số lớn test- osteron bài tiết bởi tế bào Leydig tiếp xúc
với mô bì của ống sinh tinh. Như thế tế bào Sertoli có nồng độ androgen tại chỗ đủ cao mới duy trì hoạt động tạo tinh được. Nếu chích testosteron ngoại sinh vào. Lượng testosteron này sẽ ức chế tế bào Leydig nên không tạo được một nồng độ testosteron tại chỗ đủ lớn cho sự tạo tinh. Kết quả là lượng tinh trùng đếm được bị giảm. Vì lý do này người ta đã đề nghị dùng testosteron làm thuốc ngừa thai cho đàn ông. Tuy nhiên với liều testosteron đủ gây ức chế sự tạo tinh, thì lại sinh ra phản ứng phụ là tích tụ muối và nước. Vai trò của inhibin trong việc ngừa thai cũng đang được tìm hiểu.

9.Bất thường trong chức năng tinh hoàn

9.1.Tinh hoàn trong ổ bụng (cryptorchi- dism, crypt: ẩn, orchi: tinh hoàn)

Tinh hoàn hình thành trong ổ bụng và bình thường sẽ di trú xuông bìu trong thời kỳ bào thai. Tinh hoàn xuống được vùng bẹn là nhờ MIS, và từ vùng bẹn xuống được bìu là nhờ những tác nhân khác. Có 10% trẻ sơ sinh trai có 1 tinh hoàn không xuống (trường hợp 2 tinh hoàn cùng không xuống hiếm gặp hơn) và nằm trong ổ bụng hay ống bẹn. Điều trị bằng gonadotropin trong một số trường hợp giải quyết được một số trường hợp. Nếu không có thể nhờ phẫu thuật. Trường hợp không điều trị tinh hoàn cũng tự xuông. Đến 1 tuổi thì chi có 2% bé trai là tinh hoàn chưa xuông. Đến dậy thì con số là 0.3%. Tuy nhiên nên điều trị sớm, vì tinh hoàn trong ổ bụng hay biến thành bướu ác. Ngoài ra nhiệt độ cao trong ổ bụng có thể làm tổn thương biểu bì sinh tinh không hồi phục được.

9.2.Suy tuyến sinh sản phái nam (Male hypogonadism)

Bệnh cảnh tùy vào thời điểm chức năng tinh hoàn bị suy giảm. Nếu sau dậy thì thì phái tính thứ phát sẽ biến đi rất chậm vì một khi phái tính thứ phát đã hình thành thì chi cần một lượng testosteron nhỏ cũng đủ duy trì.

Sự phát triển của thanh quản và giọng nói vẫn không đổi. Người đàn ông trưởng thành bị thiến, giảm ham muôn tình dục và khả năng giao hợp vẫn còn một thời gian. Thinh thoảng cũng bị một cơn nóng bừng ở mặt và cảm thây xuống tinh thần.

Nếu chức năng tế bào Leydig bị suy giảm lúc còn bé, sẽ có một bệnh cảnh hoạn quan (eunuchoidism, eunuch: hoạn quan, bị thiến trước dậy thì nên không phát triển phái tính thứ phát). Những người này khi đến 20 tuổi thì rất cao vì sụn đầu xương vẫn còn phát triển. Vai hẹp, cơ nhỏ. Hình dạng chung giống một phụ nữ trưởng thành. Cơ quan sinh sản nhỏ và giọng nói có tần số cao. Lông mu và lông nách vẫn có vì còn androgen của thượng thận. Tuy nhiên phân bố lông mu theo kiểu tam giác có đáy phía trên và lông rất ít.

Scroll to Top