TĂNG AXIT URIC MÁU VÀ BỆNH GÚT Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Ở người bình thường lượng axit uric trong máu ở khoảng 6mg% ở nam và 5mg% ở nữ. Tổng lượng axit uric trong toàn cơ thể là lOOOmg. Nguồn gốc axit uric là từ thoái giáng các chất có nhân purin do thức ăn mang vào, thoái giáng các chất có nhân purin trong cơ thề, tổng hợp các purin theo đường nội sinh. Tham gia vào quá trình hình thành axit uric từ ba nguồn trên cần có vai trò của các men: nucleaza, xanthin – oxydaza và hypoxanthin – guanin – photphoribosyl transferaza (HGPT). Để cân bằng hằng ngày, axit uric được thải ra ngoài chủ yếu theo đường thận (400 – 450mg/24 giờ) và một phần qua phân và các đường khác (200mg).

1. Vai trò sinh bệnh của axit uric

Khi lượng axit uric trong máu tăng cao (quá 7mg%) và tổng lượng axit trong cơ thể tăng thì sẽ lắng đọng lại ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể axit uric hay urat monosodic.

  • Lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp.
  • Lắng đọng ở thận gây sỏi thận.
  • ở các nội tạng và cơ quan, gây các biểu hiện bệnh gút, ở các nơi này: gân, sụn xương, cơ, tổ chức dưới da, thành mạch, mắt, thần kinh…

2. Nguyên nhân gây tăng lượng axit uric

Dựa vào các nguyên nhân gây tăng axit uric ta có thể chia ra:

  • Tăng bầm sinh: Bệnh Lesch-Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng axit uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. Bệnh rất hiếm và rất nặng.
  • Bệnh gút nguyên phát: Gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric. Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
  • Bệnh gút thứ phát: Axit uric trong cơ thể có thể tảng thứ phát do những nguyên nhân sau: do ăn nhiều thức ăn có purin (gan, lòng, thịt cá, nấm, tôm cua) uống nhiều rượu.

Do tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức trong bệnh đa hồng cầu, bạch huyết mạn tính thể tủy, Hodgkin, sacom hạch, đau tủy xương hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh ác tính). Do giảm thải axit uric qua thận.

3. Vai trò của axit uric trong viêm khớp

Trong bệnh gút, urat lắng đọng ở màng hoạt dịch gây nên một loạt phản ứng.

  • Hoạt các yếu tố Hageman tại chỗ, từ đó kích thích các tiềm chất gây viêm kininogen và kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng ở màng hoạt dịch.
  • Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là tác nhân gây viêm rất mạnh.
  • Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa sinh nhiều axit lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài.

Do đó, trên lâm sàng có hai thể bệnh gút: thể cấp tính trong đó quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, thỉnh thoảng lại tái phát. Thể mạn tính trong đó quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài biểu hiện liên tục.

Scroll to Top